Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2

docx 47 trang thungat 18281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. PHIẾU CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Tuần 1 Thần đồng Lương Thế Vinh Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán. Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Lương Thế Vinh là ai? a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm c. Là một thanh niên 23 tuổi Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra? a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào? a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên c. Nghĩ ra một trò chơi hay Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm : Cầu ao oang vết mỡ Em buông cần ngồi câu Phao trắng tênh tênh ổi Trên trời xanh làu àu Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm" Chiều sau khu vườn nhỏ Vòm lá rung tiếng đ ` Ca sĩ là chim sẻ Kh ' giả là hoa v ` Tất cả cùng hợp xướng Những lời ca reo v Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm: Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ây dại, đàn iến vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ và iên nhẫn với ông việc iếm ăn. Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp: bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.
  2. Từ chỉ đồ dùng học tập Từ chỉ hoạt động Từ chỉ tính nết II. Chính tả:
  3. Tuần 2 Cùng một mẹ Tùng và Long là hai anh em sinh đôi. Hai anh em học cùng lớp. Có lần, thầy giáo cho lớp làm một bài văn: "Viết về mẹ của em." Tùng viết xong, Long chép lại y nguyên bài văn của Tùng. Hôm sau, thầy giáo hỏi: - Vì sao hai bài này giống hệt nhau? Long trả lời: - Thưa thầy, vì chúng em cùng một mẹ ạ. Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Tùng và Long là ? a. Bạn mới quen. b. Chị em sinh đôi. c. Anh em sinh đôi. Câu 2: Chuyện xảy ra trong giờ học nào? a. Tiếng Việt. b. Toán c. Vẽ Câu 3: Ai chép bài của ai? a. Tùng chép bài của Long. b. Long chép bài của Tùng. c. Không ai chép bài của ai. Câu 4: Vì sao thầy giáo ngạc nhiên? a. Vì hai bạn chưa làm bài. b. Vì hai bài giống hệt nhau. c. Vì hai bạn giống hệt nhau. Câu 5: Long trả lời thầy giáo như thế nào? a. Chúng em là chị em. b. Chúng em là anh em. c. Chúng em cùng một mẹ. Câu 6: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau? a. Tùng và Long là ai □ b. Long chép bài của Tùng □ c. Thầy giáo ngạc nhiên vì điều gì □
  4. d. Câu trả lời thật buồn cười □ Câu 7: Điền x hoặc s vào chỗ chấm: Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ íu như hồi lên năm Nhìn trời, trời bớt a xăm Nhìn ao, sao cách ngang tầm cánh tay. Câu 8: Sắp xếp các từ trong mỗi câu sau đây tạo thành một câu mới. Ví dụ: Ông bà yêu các cháu. → Các cháu yêu ông bà. a. Bà nội là người chiều em nhất. → b. Thu là bạn gái thông minh nhất lớp em. → II. Chính tả:
  5. TUẤN 3: Người bạn mới Cả lớp đang làm bài tập toán, bỗng một phụ nữ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp.Nhà trường đã nhận cháu vào học. - Mời bác đưa em vào. -Thầy giáo nói. Bà mẹ bước ra và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để bạn cảm thấy bạn bị chế nhạo".Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Mơ là học sinh mới của lớp ta. Bạn từ tỉnh xa chuyển đến. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn. Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn mới với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. Theo XU-KHÔM-LIN-XKI Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Người bạn mới (Mơ) có đặc điểm gì? a. Bạn nhỏ xíu, bị gù. b. Bạn không thể tự đi vào lớp. c. Bạn rất nhát, mẹ dắt mới vào lớp. Câu 2: Lúc đầu thấy Mơ, thái độ của các bạn trong lớp như thế nào? a. Vui vẻ, tươi cười. b. Ngạc nhiên. c. Chế nhạo. Câu 3: Thấy ánh mắt của thầy, thái độ của các bạn thay đổi như thế nào? a. Vui vẻ, tươi cười. b. Ngạc nhiên. c. Chế nhạo. Câu 4: Các bạn làm gì khi thầy giáo yêu cầu nhường chỗ ở bàn đầu cho Mơ? a. Cả lớp ai cũng xin nhường chỗ. b. Bạn học sinh bé nhất xin nhường chỗ. c. Sáu bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ. Câu 5: Vì sao Mơ nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy? a. Vì Mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình.
  6. b. Vì Mơ tin tưởng vào thầy giáo. c. Vì Mơ rất dịu dàng. Câu 6: Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai ( con gì, cái gì) là gì? a. Mơ bé nhỏ nhất lớp. b. Mơ là bạn học sinh mới. c. Các bạn tươi cười đón Mơ. Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch: Mười quả ứng òn Lòng ắng lòng đỏ Mẹ gà ấp ủ Thành mỏ thành ân Mười ú gà con Cái mỏ tí hon Hôm nay ra đủ. Cái ân bé xíu. Câu 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm: - Kiến cánh vơ tô bay ra Bao táp mưa sa tới gần. - Da tràng xe cát biên đông Nhọc lòng mà chăng nên công cán gì. Câu 9: Nối đúng để tạo thành câu theo mẫu: Ai ( con gì, cái gì)? Là gì? Bố Mơ là loài chim của đông quê Mẹ Mơ là học sinh lớp 7 Chị Mơ là công nhân Chim gáy là thủy thủ II. Chính tả:
  7. TUẦN 4: Quà mùa đông Món quà mừng sinh nhật Ngày mai thêm tuổi mới Giản dị chiếc khăn quàng Chiếc khăn theo đến trường Thơm lừng tình bè bạn Nghe lòng âm ấm lại Ôi cảm động vô vàn! Cho tuổi hồng ngát hương (Trích Quà mùa đông - Nguyễn Lãm Thắng) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nhân dịp sinh nhật bạn nhỏ đã được tặng món quà gì? a. Bánh sinh nhật. b. Một chiếc cặp mới. c. Chiếc khăn quàng. Câu 2: Chiếc khăn thể hiện tình bạn bè như thế nào? a. Giản dị. b. Thân thiết. c. Thơm lừng. Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì với chiếc khăn? a. Cất vào tủ b. Treo trên tường c. Đeo trên vai Câu 4: Chiếc khăn có màu gì? a. Màu đỏ b. Màu hồng c. Màu xanh Câu 5: Trong đoạn thơ trên câu nào có từ ngữ chỉ sự vật? a. Giản dị chiếc khăn quàng b. Thơm lừng tình bè bạn c. Ôi cảm động vô vàn! Câu 6: Điền vào chỗ chấm tr hay ch: . âu .ấu ; ẻ .e ; .im . ích ; ăng òn Làng ài ; . iều iều ; cá . ê ; ích òe Câu 7: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm: Hôm qua còn lấm tấm Bà ơi! Sao mà nhanh!
  8. Chen lân màu lá xanh Phượng mơ nghìn mắt lưa Sáng nay bừng lưa thâm Ca day phố nhà mình Rừng rực cháy trên cành Một trời hoa phượng đo Câu 8: Viết 3 từ chỉ: - Chỉ người: . - Chỉ con vật: - Chỉ đồ vật: . - Chỉ cây cối: . Câu 9: Viết lời cảm ơn, xin lỗi trong những trường hợp sau: a. Em lỡ tay làm vỡ lọ hoa mẹ mới mua b. Em nhận được quà sinh nhật của bạn tặng . II. Chính tả:
  9. TUẦN 5: Đồ dùng học tập Gần đến ngày khai trường, bố gủi về cho Hà một hộp bút rất đẹp. Trong hợp bút có đủ bút mực, cùng thước kẻ. Mẹ thì mua cặp và sách vở. Hà rất chăm chỉ học tập, khi học bài xong em luôn ý thức dọn dẹp bàn học. Sách vở, đồ dùng học tập luôn được Hà giữ gìn sạch đẹp và ngăn nắp. Vì vậy, bàn học của Hà lức nào cũng gọn gàng và sạch sẽ. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Gần đến ngày khai trường bố gửi tặng Hà món quà gì? a. Chiếc cặp sách b. Con búp bê c. Một bút chì hộp bút Câu 2: Trong hộp bút có những gì? a. Bút mực b. Bút chì c. Bút mực, cùng thước kẻ Câu 3: Mẹ mua cho Hà đồ dùng học tập gì? a. Cặp và sách vở b. Một món đồ chơi c. Một bút chì hộp bút Câu 4: Bàn học của Hà được sắp xếp như thế nào? a. Đầy đồ dùng trên bàn b. Gọn gàng và sạch sẽ c. Sách vở, hộp bút, quần áo Câu 5: Điền vào chỗ chấm ia hay ya : - Khóm m ; t tô ; giấy pơ lu ; tờ b . Câu 6 : Đặt câu kiểu Ai là gì ? - Giới thiệu về mẹ của em : . - Giới thiệu về nghề nghiệp của mẹ : . Câu 7: Viết 2 ( một câu có vần en, một câu có vần eng):
  10. . . Câu 8: Viết tên 3 thành phố, đường phố, quận, huyện mà em biết? Tên thành phố Tên đường phố Tên quận, huyện II. Chính tả:
  11. TUẦN 6: Có chí thì nên Trước đây, Tuấn rất sợ môn chính tả. Nhưng rồi cả mẹ và cô giáo đều nói rằng ai cũng có thể viết đẹp nếu biết cố gắng. Vì vậy hằng ngày, Tuấn rất chăm chỉ tập viết. Lúc đầu, Tuấn viết còn chưa đẹp và nhiều lỗi. Nhưng em không nản chí. Càng ngày, Tuấn càng tiến bộ. Chữ em bây giờ đều đặn, thẳng hàng và rất đẹp. Bài chính tả của em luôn được điểm mười. Đúng là có chí thì nên. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tuấn sợ học nhất môn gì? a. Chính tả b. Toán c. Tiếng Anh Câu 2: Tuấn có những đức tính tốt gì trong học tập? a. Chăm chỉ b. Lười học c. Ham chơi Câu 3: Sau những cố gắng Tuấn đã đạt kết quả như thế nào? a. Chữ xấu b. Chữ em bây giờ đều đặn, thẳng hàng và rất đẹp c. Được cô giáo khen Câu 4: Qua câu chuyện của Tuấn em rút ra được bài học gì? Câu 5: Điền vào chỗ chấm ao hay au : - m gà; l . sậy; ông s ., hoa c ; chào m . Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: - Mèo là dũng sĩ diệt chuột. - Cái bút chì này là món quà mẹ tặng em. Câu 7: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo kiểu câu khẳng định và phủ định.
  12. a. Bạn có hộp chì màu không? b. Hoa có thích môn Tiếng Việt không? Chính tả
  13. TUẦN 7: Ngày đầu tiên đi học Ngày đầu tiên đi học Ngày đầu tiên đi học Mẹ dắt tay đến trường Em mắt ướt nhạt nhòa Em vừa đi vừa khóc Cô vỗ về an ủi Mẹ dỗ dành yêu thương Chao ôi! Sao thiết tha. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Ngày đầu tiên đi học ai dắt em đến trường? a. Cô giáo b. Mẹ c. Bố Câu 2: Bạn nhỏ vừa đến trường trong tâm trạng thế nào? a. Vui vẻ b. Buồn c. Vừa đi vừa khóc Câu 3: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của cô giáo với bạn nhỏ? Câu 4: Điền vào chỗ chấm a. iên hay iêng: s năng; lười b .; k thức b. ui hay uy: h hiệu; t . xách; s nghĩ Câu 5: Điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ chấm: - Cô giáo bài lên bảng. - Bạn Hiền rất chăm chỉ. - Chúng ta đang trong giờ thể dục. Câu 6: Trả lời câu hỏi: a. Những môn học trong ngày thứ hai của lớp em:
  14. b. Những ngày trong tuần lớp em có hai tiết Chính tả: Chính tả
  15. TUẦN 8: Cô giáo lớp em Cô giáo Mai dạy lớp 2A1 của chúng tôi. Cô có dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai. Khi chúng tôi viết sai, cô tận tình uốn nắn từng nét chữ. Khi chúng tôi trả lời bài chưa đúng, cô luôn nhẹ nhàng chỉ bảo. Thỉnh thoảng, cô lại dành thời gian kể cho chúng tôi nghe chuyện cổ tích. Những buổi sinh hoạt cuối tuần, cô luôn có quà cho các bạn ngoan và được nhiều điểm tốt trong tuần. Phần thưởng của cô đã động viên chúng tôi học tập tốt hơn. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Cô giáo dạy lớp nào? a. Lớp 2a1 b. Lớp 2a2 c. Lớp 2a3 Câu 2: Cô giáo tên là gì? a. Cô Mai b. Cô Hà c. Cô Huệ Câu 3: Hình dáng cô giáo như thế nào? a. Dáng người cao cao, làn da trắng, mái tóc ngang vai. b. Dáng người thấp. c. Dáng người cao cao. Câu 4: Phần thưởng của cô đã giúp các bạn điều gì? Câu 5: Viết những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong bài đọc trên Câu 6: Tìm các từ chỉ hoạt động có:
  16. - Vần uôn: - Vần uông: . Câu 7: Viết một đoạn văn ( 3câu) nói về thầy cô giáo dạy em. Chính tả
  17. TUẦN 9: Dậy sớm Tinh mơ em dạy sớm Sương trắng viền quanh núi Rửa mặt rồi đến trường Như một chiếc khăn bông Em bước vội trên đường - Ồ, núi ngủ lười không! Núi giăng hàng trước mặt Giờ mới đang rửa mặt. Thanh Hào Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: bạn nhỏ dậy sớm để làm gì? a. Đi chơi b. Về quê c. Đến trường Câu 2: Trên đường đi bạn nhỏ nhìn thấy những gì? a. Núi giăng hàng trước mặt b. Cánh đồng lúa chín c. Hàng cây trên đường Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên Câu 4: Đặt 1 câu với từ chỉ sự vật, một câu với từ chỉ hoạt động có trong bài thơ trên Câu 5: Ghi lại lời mời, nhờ của em trong các tình huống sau: a. Em nhờ em gái lấy hộ quyển sách trên bàn học. b. Một người họ hàng xa đén chơi, em mời cô (chú) vào nhà chơi.
  18. Câu 6: Viết một đoạn văn (3-5 câu) nói về trường em. Chính tả
  19. TUẦN 10: Giai thoại về Lương Thế Vinh Một lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sứ thần Trung Hoa nhờ Lương Thế Vinh làm gì? a. Cân voi b. Cân thuyền c. Đếm voi Câu 2: Lương Thế Vinh đã cân voi bằng cách nào? a. Cân voi trực tiếp b. Cân thuyền c. Cho voi đứng lên thuyền đánh dấu mức chìm và cân số đá đã đánh dấu. Câu 3: Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao? Câu 4: Tìm những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn trên. Câu 5: Đặt câu theo kiểu Ai là gì? - Với từ “Lương Thế Vinh”: - Với cụm từ “sứ thần Trung Hoa”:
  20. Câu 6: Viết đoạn văn (3 – 5 câu) kể về cô giáo em. Chính tả
  21. TUẦN 11: Thỏ thẻ Hôm nào ông có khách Cháu ra sân rút rạ Khói nó chui ra bếp Để cháu đun nước cho Ông phải ôm vào cơ Ông thổi bớt khói đi Nhưng cái siêu nó to Ngọn lửa nó bùng to Ông cời xòa: “Thế thì Cháu nhờ ông xách nhé Cháu nhờ ông dập bớt Lấy ai ngồi tiếp khách?” Hoàng Tá Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài thơ nói về những ai? a. Ông b. Cháu c. Ông và cháu Câu 2: Ông nhờ cháu làm việc gì? a. Nấu cơm b. Đun nước c. Tiếp khách Câu 3: Cháu làm những việc đó cùng ai? a. Làm một mình b. Làm cùng mẹ c. Làm cùng ông Câu 4: Hai ông cháu cùng nhau làm những việc gì? Câu 5: Gạch chân dưới tiếng bắt đầu bằng c hoặc k Câu 6: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm: Chăng thơm cung thê hoa nhài Dâu không thanh lịch cung người Tràng An. Câu 7: Tìm và viết các từ ngữ chỉ họ hàng:
  22. Câu 8: Viết một đoạn văn tả về bà của em. Chính tả
  23. TUẦN 12: Giữa vòm lá thơm Bàn tay nhỏ nhắn Bà ơi hãy ngủ Hương bưởi hương cau Phe phẩy quạt nan Có cháu ngồi bên Lẩn vào tay quạt Đều đều ngọn gió Căn nhà vắng vẻ Cho bà nằm mát Rung rinh góc mà Khu vườn lặng im Giữa vòng gió thơm. Quang Huy Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài thơ nói về những ai? a. Bà b. Cháu c. Bà và cháu Câu 2: Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm gì giúp bà? a. Quạt cho bà ngủ b. Quét nhà cho bà c. Nấu cơm cho bà. Câu 3: Những từ ngữ nào chỉ người thân có trong bài thơ? a. Bà và cháu b. Cháu và ông c. Ông và bà Câu 4: Tình cảm của em bé với bà thể hiện qua câu thơ nào? Câu 5: Tìm và viết các từ chỉ sự vật có trong bài thơ trên: Con người Đồ dùng Cây đúng Câu 6: Điền vào chỗ chấm ươn hay ương: a. V cây ao cá.
  24. b. Bầu ơi th lấy bí cùng. c. Vẽ đ cho hươu chạy. d. X sắt da đồng. Câu 7: Em hãy viết 5 câu hỏi thăm ông hoặc bà ở quê khi biết tin ông (bà) bị mệt. Chính tả
  25. TUẦN 12: Trong lời mẹ hát Thời gian chạy qua tóc mẹ Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Một màu trắng đến nôn nao Có cả cuộc đời hiện ra Lưng mẹ cứ còng dần xuống Lời ru chắp con đôi cánh Cho con ngày một thêm cao. Lớn rồi con sẽ bay xa. Trương Nam Hương Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tìm những hình ảnh nói về sự vất vả của người mẹ? a. Lưng mẹ cứ còng dần xuống b. Thời gian chạy qua tóc mẹ c. Lời ru chắp con đôi cánh Câu 2: Sự vất vả của mẹ đem lại những gì cho con? a. Cho con ngày một thêm cao. b. Có cả cuộc đời hiện ra c. Cho con được học hành Câu 3: Đặt một câu nói về tình cảm mẹ con dựa vào nội dung đoạn thơ. Câu 4: Viết từ ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình M: hòa thuận Câu 5: Điền vần ac hoặc at vào chỗ chấm: - bản nh ; h gạo; th nước; bài h Câu 6: Tìm các từ ngữ về tình cảm gia đình để điền vào chỗ chấm: a. Gia đình em sống rất . b. Em rất anh trai của mình.
  26. c. Em và chị gái luôn lẫn nhau. d. Ngoài giờ học, em thường làm việc nhà bố mẹ. Câu 7: Viết đoạn hội thoại giữa em và bố em khi em gọi điện hỏi thăm bố công tác ở xa nhà. Chính tả
  27. TUẦN 13: Kho báu Kho báu của tôi! Đó là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo và dán lại thành tập hoặc những quyển truyện tranh bằng tiếng Nga bố đã cặm cụi dịch ra tiếng Việt. Dù chúng chỉ là những tờ báo, cuốn sách cũ những những câu chuyện trong đó đã mở ra một thế giới kì thú mà một cô bé 6 tuổi như tôi không thấy được ở những quyển sách in màu bóng loáng, đẹp mắt khác. Phép lạ đầy màu sắc từ những câu chuyện cũ không màu mè ấy như mở ra cánh cửa đưa đến một thế giới kì diệu, gửi gắm đầy yêu thương mà bố mẹ đã tạo dựng cho tôi. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Kho báu của bạn nhỏ trong đoạn văn là gì? a. Là những truyện cổ tích mẹ cắt ra từ báo b. Là món đồ chơi yêu thích c. Là món ăn ngon Câu 2: Ai là người mang kho báu đến cho bạn nhỏ? a. Là mẹ b. Là bố c. Là cô giáo Câu 3: Bố mẹ bạn nhỏ đã mang đến cho bạn điều gì? a. Gửi gắm đầy yêu thương b. Một thế giới kì diệu c. Là quyển sách in màu bóng loáng Câu 4: Viết những từ ngữ chỉ: Công việc gia đình Tình cảm gia đình Câu 5: Gạch dưới những từ chứa iê – yê trong khổ thơ sau: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
  28. Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi. Câu 6: Viết một đoạn văn ( 3 câu) kể về gia đình em. Chính tả
  29. TUẦN 14: Làm anh Làm anh khó đấy Khi em bé khóc Phải đâu chuyện đùa Anh phải dỗ dành Với em gái bé Nếu em bé ngã Phải người lớn cơ Anh nâng dịu dàng Phan Thị Thanh Nhàn Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Công việc làm anh phải làm gì? a. Dỗ dành, nâng dịu dàng b. Nhường nhịn em c. Chơi một mình Câu 2: Người anh đã làm được những việc gì? a. Dỗ dành, nâng em ngã b. Cho em đi chơi c. Chia quà bánh cho em Câu 3: Việc làm nào thể hiện tình cảm của người anh đối với em? a. Đưa em đi chơi b. Nhường em phần hơn c. Dỗ dành, nâng em ngã Câu 4: Viết câu kiểu Ai làm gì? với từ dỗ dành Câu 5: Tìm từ nói về tình cảm của người anh với em trong đoạn thơ. Câu 6: Viết lại các tiếng bắt đầu bằng l/n trong đoạn thơ trên. Câu 7: Điền vần iêng/ iên/ iêt vào chỗ chấm thích hợp.
  30. Ông Lê-nin ở nước Nga Mà em lại thấy rất là V Nam Cũng yêu các cháu thiếu n Y như tình cảm th l Bác Hồ. Câu 8: Điền vào chỗ trống dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm: Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen Giọt nước đong đưa, đong đ ưa Giọt nước bé nhỏ này tới đây bằng cách nào nhỉ Câu 9: Em viết 2 – 3 câu nhắn lại cho bố mẹ xin phép đi mua sách cùng với bạn. Chính tả
  31. TUẦN 15: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Ca dao Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài ca dao nói đến những ai trong gia đình? a. Anh và em b. Chị và em c. Bố mẹ và con Câu 2: Anh em trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào? a. Quan tâm đến nhau b. Yêu thương nhau c. Không thương yêu nhau Câu 3: Tìm và viết các từ chỉ tình cảm anh em: Câu 4: Đặt 2 câu Ai thế nào? với hai từ chỉ tình cảm ở đoạn ca dao? Câu 5: Tìm từ chỉ đặc điểm ( hình thức, tính cách) của người, vật có tiếng băt đầu bằng x/s Câu 6: Điền vần ai, ay, ăt, ât vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
  32. Ở cánh đồng nọ có h anh em c chung một đám ruộng. Mùa g đến, họ cùng nhau thu hoạch lúa. Người em thương người anh còn ph nuôi vợ con v . vả, nếu phần lúa bằng của mình thì th không công bằng cho anh. Nghĩ thế nên người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Câu 7: Viết 3 – 4 câu kể về người chị trong gia đình mà em yêu quý Chính tả
  33. TUẦN 16: Chú sáo sậu Chú sáo sậu nhà Hoa không bị nhốt trong lồng mà mặc sức bay nhảy. Khi chú đứng úp hai bầu cánh, toàn thân là một màu đen bóng với chiếc khăn trắng quanh cổ, khi chú bay thì một vùng trắng lộ ra. Cái mỏ chú nhọn hoắt xỉa cào cào, châu chấu rất nhanh. Cặp mắt tinh nhanh luôn ngó nghiêng, đôi chân vàng mảnh khảnh nhảy liên liến. Chú hót suốt ngày. Mỗi lần Hoa đi học về, chú bay ra, đậu trên cánh cổng liến láu một hồi như vui mừng chào đón. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chú sáo bị nhốt ở đâu? a. Trong lồng b. Trong chuồng c. Mặc sức bay nhảy Câu 2: Toàn thân chú sáo được miêu tả qua những chi tiết nào? a. Thân chú sáo là một màu đen bóng với chiếc khăn trắng quanh cổ b. Thân chú sáo là một màu đen bóng c. Thân chú sáo là chiếc khăn trắng quanh cổ Câu 3: Chú hót như thế nào? a. Chú hót suốt ngày b. Chú không hót c. Thỉnh thoảng hót lên một tiếng Câu 4: Tình cảm của chú sáo với Hoa được thể hiện như thế nào? Câu 5: Tìm từ có chứa vần ao/ au/ ui có nghĩa như sau:
  34. - Một loại quả thường dùng để ăn trầu: - Tâm trạng thích thú, sung sướng: - Trái nghĩa với thấp: Câu 6: Tìm và viết ra các từ chỉ tính chất trong đoạn văn trên: Câu 7: Đặt một câu với từ chỉ tính chất vừa tìm được. Câu 8: Viết 3 – 4 câu kể về một loài chim . Chính tả
  35. TUẦN 17: Ba bớt Ba bớt là con bò đẹp. Ở nó hội tụ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sang, long mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có cái tên ba bớt. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Ba bớt là con gì? a. Con trâu b. Con gà c. Con bò Câu 2: Ba bớt có màu lông gì? a. Màu hạt dẻ b. Màu đen c. Màu trắng Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con ba bớt? Câu 4: Đặt câu kiểu Ai thế nào? miêu tả con ba bớt? Câu 5: Điền vào chỗ chấm et hoặc ec, ui hoặc uy: - xanh l ; h . ta; đường n ; con lợn kêu eng .; th thủ; lúi h ; nghi; ngậm ng Câu 6: Gạch chân dưới từ chỉ con vật nuôi có trong đoạn thơ dưới đây: Có nàng gà mái mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong Có ao muống với cá cờ
  36. Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con đi học, dế mèn ngâm thơ. Câu 7: Viết tiếp vào chỗ chấm vế so sánh đối lập với các so sánh đã cho Hiền như bụt > < khỏe . Chính tả
  37. TUẦN 18: Chú gà trống ưa dậy sớm Mấy hôm nay, trời rét cóng. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng gừ gừ kêu: “ Eo ôi! Rét! Rét!” Thế nhưng mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Bộ lông màu tía trông thật đẹp mắt. Chú vươn mình, dang đôi cánh to như hai cánh quạt, vỗ phành phạch. Thế rồi, chú rướn cổ lên gáy: “ Ò ó o .o!” vang cả xóm. Chú chạy lại quanh sân, đôi đùi mập mạp, chắc nịch. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Những con vật nào được nhắc đén trong đoạn văn? a. Con trâu, bò b. Con gà trống, mèo mướp c. Con bò, con gà mái Câu 2: Tiếng kêu của bác mèo mướp như thế nào? a. Meo, meo b. Gừ gừ c. Eo ôi! Rét! Rét! Câu 3: Bộ lông của gà trống màu gì? a. Màu tía b. Màu xám c. Màu nâu Câu 4: Câu: “ Bộ lông màu tía trông thật đẹp mắt” thuộc kiểu câu nào? a. Câu Ai làm gì? b. Câu thế nào? c. Câu Ai làm gì? Câu 5: Hoạt động của chú gà trống được miêu tả như thế nào? Câu 6: Tìm hai câu miêu tả đặc điểm hình dáng của chú gà trống?
  38. Câu 7: Viết đoạn văn (3- 5) câu kể về một con vật nuôi trong nhà. Chính tả