Bài dạy trực tuyến môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Bùi Bích Hợp

doc 6 trang thungat 3650
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy trực tuyến môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Bùi Bích Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_day_truc_tuyen_mon_toan_tieng_viet_lop_3_bui_bich_hop.doc

Nội dung text: Bài dạy trực tuyến môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Bùi Bích Hợp

  1. BÀI DẠY TRỰC TUYẾN GIÁO VIÊN: BÙI BÍCH HỢP- LỚP 3A1 – TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG THÀNH PHỐ CẨM PHẢ - TỈNH QUẢNG NINH Thứ 6 ngày 3/4 /2020 Tiếng Việt Phần I: Đọc thầm bài văn sau: Họa Mi hót Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao hơn. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. Võ Quảng II, Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1, Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao? a, Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn. b, Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn. c, Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. 2, Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào? a, Hoa nở đẹp, đủ màu sắc; chim hót vang tưng bừng. b, Hoa khoe màu rực rỡ; chim hót nhịp nhàng, dìu dặt.
  2. c, Hoa tươi sáng hơn; chim hót rộn ràng như khúc nhạc. 3, Vì sao tiếng hót của Họa Mi là tiếng hót kì diệu? a, Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới. b, Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. c, Vì đó là tiếng hót vui như khúc nhạc tưng bừng. 4, Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ tả tiếng hót của Họa Mi? a, vang lừng, trong suốt, dìu dặt, kì diệu. b, vang lừng, lấp lánh, dìu dặt, kì diệu. c, vang lừng, tưng bừng, dìu dặt, kì diệu. 5, Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong câu: ”Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bùng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.” ? a, dìu dặt, giục, dạo, ca ngợi. b, giục, dạo, tưng bừng, đổi mới. c, giục, dạo, ca ngợi, đổi mới. 6, Dòng nào dưới đây gồm 3 từ cùng nghĩa với từ lấp lánh? a, lấp lóa, long lanh, sóng sánh. b, lấp lóa, lóng lánh, lấp loáng. c, lấp loáng, lung linh, lấp ló. 7, Dòng nào dưới đây gồm 3 từ cùng nghĩa với từ nhẹ nhàng? a, nhẹ nhõm, nhẹ tênh, nhẹ bỗng. b, nhẹ nhõm, nhịp nhàng, nhẹ bỗng . c, nhẹ nhõm, nhỏ nhẹ, nhỡ nhàng. 8, Câu nào dưới đây có sử dụng phép so sánh? a, Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu! b, Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. c, Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc.
  3. 9, Bộ phận nào dưới đây trả lời cho câu hỏi ” Thế nào?” trong câu: ” Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.”? a, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. b, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn c, trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn 10, Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của bài văn? a, Mùa xuân về thúc giục tiếng hót của Họa Mi có những sự đổi thay kì diệu. b, Mùa xuân làm cho Họa Mi thấy lòng vui sướng và thêm nhiều sức sống mới. c, Mùa xuân về làm cho cảnh vật đổi mới, đem lại nhiều niềm vui và sức sống mới. III, Bài tập: Bài 1. Điền vào chỗ trống: a, êch hoặc uêch - Em bé có cái mũi h - Căn nhà trống h b, uy hoặc uyu - Đường đi khúc kh ., gồ ghề - Cái áo có hàng kh rất đẹp Bài 2: Xác định các từ in đậm trong đoạn văn sau là từ chỉ đặc điểm hay là từ chỉ hoạt động, trạng thái rồi xếp vào bảng: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Từ chỉ hoạt động, trạng thái Từ chỉ đặc điểm . . . . . . Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng: a, Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A. b, Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
  4. c, Con trâu là người bạn quý của người nông dân. Ai ( cái gì, con gì )? là gì? a, . . . . b, . . . . c, . . . . Toán Câu 1: Hùng có 2 hộp phấn, mỗi hộp có 20 viên. Hùng lấy 10 viên ở hộp thứ nhất bỏ vào hộp thứ hai thì số viên phấn hộp thứ hai gấp mấy lần số viên phấn hộp thứ nhất? A. 30 lần B. 10 lần C. 3 lần D. 2 lần Câu 2: Đặt tính rồi tính: 4567 + 543 6534 – 368 578 x 6 3621 : 5 Câu 3: Tính giá trị của biểu thức: 4531 × 2 + 1012. (356 - 245) × 3 888 + 916 : 4 2156 x (53 – 50) Câu 4: Tìm x biết: a, x + 379 = 1312 b, 5336 – x = 784 c, x : 6 = 832
  5. Câu 5: Một đội xe chở hàng, xe đầu chở được 380 kg hàng, 3 xe sau mỗi xe chở được 540 kg hàng. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng? Câu 6: Số chia là 9 thì số dư lớn nhất là: Câu 7: Một đội công nhân đào đường. Ngày đầu đào được 500m, ngày thứ hai đào được gấp đôi ngày đầu. Cả hai ngày đội công nhân đào được là: A. 500m B. 1000m C. 1500m D. 2000m Câu 8: a, Viết số liền trước của số: - 4647: - 9552: - 1909: - 2097: - 6100 : - 99999: b, Viết số liền sau của số: - 6290: - 9482: - 1600: - 4399: - 8 000: - 9999: *Câu 9: Trường Hòa Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ số và ít hơn trường Sơn La 126 học sinh. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?
  6. Đáp án bài đọc hiểu: Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: A Câu 8: A Câu 9: B Câu 10: C ( Lưu ý: Phím mở ngoặc kép trên máy của cô bị loạn nên chỉ dùng dấu ” thôi. Phụ hunyh tải bài về sửa giúp cô nhé.)