Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án chi tiết)

docx 7 trang thungat 8080
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_lop_5_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Bài khảo sát kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án chi tiết)

  1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 NĂM HỌC 2020 - 2021 Bài khảo sát số 1 Mã số: 01 Trường Tiểu học: Chữ ký cán bộ Số phách khảo sát Lớp: . Họ và tên: Số báo danh: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 5 NĂM HỌC 2020- 2021 Bài khảo sát số 1(Thời gian làm bài: 60 phút) Điểm Giám khảo Số phách Bằng số Bằng chữ . . I. Em hãy đọc đoạn trích sau: Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm (Nguyễn Hoàng Đại)
  2. Học sinh không được . viết vào khoảng này II. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “như hình với bóng” ? (M1) A. Con đê. B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu. D. Một người bạn. Câu 2: Các bạn nhỏ coi con đê là bạn vì: (M1) A. Ai vào làng cũng phải đi qua con đê. B. Con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. D. Vì con đê chở che, bao bọc lấy dân làng. Câu 3: Nội dung bài văn này là gì? (M3) A. Tả con đê. B. Kể về sự đổi mới của quê hương. C. Kể về kỉ niệm những ngày đến trường. D. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ” ? (M1) A. Trẻ em. B. Thời thơ ấu. C. Trẻ con. D. Trẻ nhỏ. Câu 5: Câu: “Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ ? (M2) A.Một quan hệ từ. Đó là: B. Hai quan hệ từ. Đó là: C. Ba quan hệ từ. Đó là: D. Bốn quan hệ từ. Đó là:
  3. Câu 6: Từ “mòn” trong hai cụm từ “lối mòn” và “đi mòn dép” có quan hệ với nhau như thế nào? (M2) A. Đó là hai từ đồng âm. B. Đó là một từ nhiều nghĩa. C. Đó là hai từ đồng nghĩa. D. Đó là hai từ trái nghĩa. III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi: Câu 7: Em hãy điền s/x vào chỗ trống. (M1) Góc ân nho nhỏ mới ây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời anh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên ông Kinh Thầy. (Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa) Câu 8: Em hãy chuyển hai câu đơn sau thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp: (M4) “Tuổi thơ đã qua đi. Những kỉ niệm với con đê vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi.” Câu 9: Đặt một câu ghép về chủ đề Phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở trường em, có sử dụng cặp từ hô ứng “càng càng ” (M4) Câu 10: Em hãy viết lại cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa chính tả: (M1) đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh Câu 11: Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ bận rộn, khiêm tốn (M2) Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa 1. Bận rộn 2. Khiêm tốn
  4. Câu 12: Những nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ sau? (M3) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) A. Nhân hóa và so sánh. B. So sánh và đảo ngữ C. So sánh và điệp từ, điệp ngữ D. Nhân hóa và điệp từ, điệp ngữ Câu 13: Những cụm từ sau liên quan đến chiến thắng nào của quân dân ta: 56 ngày đêm; chia làm 3 đợt tấn công; anh hùng Phan Đình Giót: (M2) A. Chiến thắng Việt Bắc B. Chiến thắng Biên Giới C. Chiến thắng Điện Biên Phủ D. Cách mạng tháng Tám thành công Câu 14: Đúng ghi Đ, sai ghi S: (M3) Thủ đô của Cam-pu-chia là Viêng Chăn. Tỉnh Nam Định tiếp giáp với các tỉnh: Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Tuyến đường sắt Bắc – Nam nước ta dài 1730km. Châu Âu năm ở phía tây nam Châu Á. Câu 15: Vườn Quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện nào của tỉnh Nam Định? (M2) A. Huyện Xuân Trường B. Huyện Hải Hậu C. Huyện Nghĩa Hưng D. Huyện Giao Thủy Câu 16: Trong câu văn có nhắc tới màu nào cơ bản: “Lấp ló trong những chiếc lá cam xanh đậm là những quả cam vàng mọng ” (M2) A. xanh B. vàng C. vàng mọng D. xanh đậm Câu 17: Em hãy cho biết độ dài của một nốt trắng bằng độ dài của mấy nốt móc kép?(M1) A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 18: Choose the correct answers: 1. She to the cinema last week. (M2) A. go B. goes C. is going D. went 2. We have Science on Mondays and Fridays. We have it . a week. (M2) A. once B. twice C. three times D. four times Câu 19: Reorder the words to make a meaningful stentence: 1. by/ learns/TV/ English/my/ watching/ sister/ on/ cartoons. (M3) 2. like/ future/ would/ you/ to/ the/ be/ what/ in ? (M3) Câu 20: Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: (M2) Đề 1: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của em và gia đình trong thời gian qua. Đề 2: Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu), em hãy tả lại hình ảnh một bạn học sinh lớp em khi bạn đang say sưa đọc sách.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM Bài số 1 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 6 12 13 15 16 17 18 Đáp án A C D B B D C D B A D Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Riêng câu 6, câu 13 mỗi câu đúng được 0,25 điểm. II. TỰ LUẬN Câu 5 (0,5 điểm): Khoanh đúng đáp án C (0,25 điểm), viết đúng quan hệ từ : và, của, để (0,25 điểm). Câu 7 (0,5 điểm): HS điền lần lượt s, x, x, s (0,5 điểm). Nếu điền đúng 2 đến 3 âm (0,25 điểm). Câu 8 (0,5 điểm): HS sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản : « Mặc dù nhưng » hoặc « Tuy nhưng »; « Dù nhưng » (0,5 điểm). Câu 9 (0,5 điểm): HS đặt đúng câu theo yêu cầu (0,5 điểm). Câu 10 (0,5 điểm): Học sinh viết đúng : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (0,5 điểm) ; HS viết đúng từ 2 đến 3 tiếng (0,25 điểm). Câu 11 (0,5 điểm): HS tìm đúng 4 từ (0,5 điểm); HS tìm đúng 2-3 từ (0,25 điểm). Câu 14 (0,5 điểm): Thứ tự điền đúng : S, Đ, Đ, S (0,5 điểm); HS điền đúng 2-3 ý (0,25 điểm). Câu 19 : 1. My sister learns English by watching cartoons on TV. (0,25 điểm) 2. What would you like to be in the future?(0,25 điểm) Câu 20 (1,0 điểm): HS lựa chọn để làm một trong hai đề. Đề 1: (1,0 điểm) Yêu cầu: Biết lựa chọn những việc làm tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của em và gia đình trong thời gian vừa qua. Nội dung: - Mở đoạn: (0,25 điểm) Giới thiệu công tác phòng chống dịch bệnh diễn ra ở nơi em sinh sống. - Thân đoạn:( 0.5 điểm) + Kể được những việc làm trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của em và các thành viên trong gia đình. + Tuyên truyền vận động bạn bè, mọi người cùng nhau thực hiện thường xuyên. - Kết bài:( 0,25 điểm) Nêu được cảm nhận của em khi tham gia công tác phòng chống dịch cùng mọi người * Chú ý: Bài viết không đúng theo yêu cầu đề bài hoặc sai quá nhiều lỗi chính tả thì không cho điểm.
  6. Đề 2: (1,0 điểm) Yêu cầu: Biết lựa chọn những chi tiết, đặc điểm miêu tả cảnh bạn đang ngồi say sưa đọc sách. Nội dung: - Mở đoạn: (0,25 điểm) Giới thiệu hình ảnh bạn đang say sưa đọc sách tại tiết học thư viện. - Thân đoạn: (0,5 điểm) Lựa chọn những đặc điểm ngoại hình, hình ảnh, hoạt động . của bạn đang ngồi say sưa đọc sách. - Kết bài:(0,25 điểm) Nêu được tình cảm, ấn tượng của em * Chú ý: Bài viết không đúng theo yêu cầu đề bài hoặc sai quá nhiều lỗi chính tả thì không cho điểm.