Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 002

doc 4 trang thungat 2370
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 002", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_12_ma_de_002.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 002

  1. Họ và tên : . BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 12 Lớp: Thời gian: 45 phút Nhận xét của giáo viên Số câu Điểm đúng Phiếu trả lời 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ (HS Tô kín đáp án đúng) Mã đề 002 Câu 1: Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A Anh, Pháp, Mĩ. B Anh, Pháp, Liên Xô. C Liên Xô, Mĩ, Anh. D Liên Xô, Mĩ, Pháp. Câu 2: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi? A Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi. B Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. C Đánh dấu sự sụp đổ của CNTD cũ. D Mở đầu “Năm châu Phi”. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A Các quốc gia trên thế giới tăng cường chạy đua vũ trang. B Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và thế giới. C Các quốc gia ra sức phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. D Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. Câu 4: Dựa vào đâu để giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới ? A Tiềm lực khoa học – kỹ thuật, tài chính, quân sự to lớn. B Tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự to lớn. C Tiềm lực kinh tế, thương mại, ngoại giao to lớn. D Tiềm lực kinh tế, thương mại, quân sự to lớn. 1
  2. Câu 5: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là A nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. B những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều. C mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước. Câu 6: "Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào? A Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hin đu giáo. B Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo. C Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo. D Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo. Câu 7: Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu được coi là: A Sự sụp đổ của một mô hình XHCN chưa khoa học. B Sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Mác – Lênin. C Sự thất bại của chủ nghĩa Mác – Lênin. D Sự sụp đổ của cả Chế độ XHCN. Câu 8: “Chiến tranh lạnh” kết thúc có tác động như thế nào đến tình hình thế giới? A Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình. B Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. C Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. D Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp. Câu 9: Sau giai đoạn 1967 – 1975, văn kiện nào kí kết đã đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? A Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á. B Tuyên bố nhân quyền ASEAN. C Hiến chương ASEAN. D Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông. Câu 10: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vần đề Biển Đông? A Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. B Bình đẳng chu quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. C Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). D Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 11: So với chiến lược kinh tế hướng nội, chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước tham gia sáng lập ASEAN có gì khác? A Phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay hàng nhập khẩu. B Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa. C Chú trọng sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu. D Lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư. Câu 12: Sự kiện diễn ra vào ngày 01/01/1959 ở Cu ba là A Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự. B thành lập nước Cộng hòa Cuba. C mở đầu cuộc nội chiến ở Cuba. D tấn công trại lính Môncađa. Câu 13: Thành tựu khoa học kĩ thuật nào của Liên Xô mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A Năm 1969, đưa người lên Mặt Trăng. B Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất. C Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 14: Trong quá trình đổi mới, Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và Trung Quốc ? A Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên. 2
  3. B Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo. C Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng đất nước. D Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm. Câu 15: Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích cơ bản của tổ chức này là A giải quyết các tranh chấp xung đột quốc tế. B cùng chung sống hòa bình giữa các nước. C cứu trợ, giúp đỡ các nước về vấn đề nhân đạo. D duy trì hòa bình, an ninh thế giới. Câu 16: Hệ quả tất yếu của cách mạng khoa học - công nghệ giai đoạn từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay là A. xu thế toàn cầu hóa. B. những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư. C. sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử. D. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Câu 17: Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào? A. Hòa bình, trung lập. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. C. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ. D. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Câu 18: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học-công nghệ là A tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ. B thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. C đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ. D sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Câu 19: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới? A Mĩ vươn lên xác lập trật tự thế giới “một cực”. B Trật tự hai cực Ianta tan rã, hình thành trật tự thế giới mới. C Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu. D Sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 20: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A Hòa bình, trung lập, tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. B Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. C Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ, trung lập với các xung đột bên ngoài Châu Âu. D Bảo về hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ hoạt động nào bên ngoài lãnh thổ. Câu 21: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế? A Dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ. B Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực-hai phe. C Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối. D Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới. Câu 22: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ. C mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. D kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 3
  4. Câu 23: Nguyên nhân nào không tạo điều kiên cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới tứ hai ? A Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. B Không bị chiến tranh tàn phá. C Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến. D Tập trung sản xuất và tư bản cao. Câu 24: Sau khi Liên Xô – Đông Âu sụp đổ (1989-1991) khối nào sau đây không tuyên bố giải thể ? A Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). C Khối Phòng thủ Đông Nam Á (SEATO). D Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va. Câu 25: Sự kiện nào được xem là sự khởi đầu của “chiến tranh lạnh” A Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập tháng 1/1949. B Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sáng lập tháng 4/1949. C Mĩ thông qua kế hoạch tháng 6/1947. D Bản thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mĩ tháng 3/1947. Câu 26: Một trong những mục tiêu cải cách kinh tế - xã hội ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì? A Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia độc lập tự chủ. B Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia có trình độ dân trí cao. C Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. D Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia tự do, bình đẳng, bác ái. Câu 27: Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào? A Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai sau Mĩ. B Từ thập niên 70(thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm KT-TC của thế giới. C Trong khoảng 20 năm(1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân tăng 20 lần. D Từ nước chiến bại, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. Câu 28: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A Sự liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. B Sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản. C Sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia. D Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ. Câu 29: Sự kiện nước CHND Trung Hoa ra đời (1-10-1949) có ý nghĩa quốc tế quan trọng nào? A Thúc đẩy sự phát triển của phong trào không liên kết. B Làm xói mòn và sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta. C Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ châu Âu sang châu Á. D Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn châu Á. Câu 30: Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất thế giới hiện nay là A Tổ chức thống nhất châu Phi. B Liên hợp quốc. C Liên minh châu Âu. D Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hết 4