Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 003
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 003", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_12_ma_de_003.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 003
- Họ và tên : . BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 12 Lớp: Thời gian: 45 phút Nhận xét của giáo viên Số câu Điểm đúng Phiếu trả lời 1 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 7 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 2 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 8 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 3 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 9 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 4 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 10 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 5 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 6 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ (HS Tô kín đáp án đúng) Mã đề 003 Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa? A sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. B sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. C sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. D sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ. Câu 2: Biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A Các nước Đông Nam Á thành lập tổ chức cho khu vực mình. B Các nước Đông Nam Á tập trung phát triển kinh tế. C Hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập của mình. D Chủ nghĩa thực dân Âu Mĩ quay trở lại xâm lược. Câu 3: Thành tựu khoa học – kĩ thuật nào đánh dấu bước phát triển của Liên Xô trong giai đoạn 1945- 1950? A Chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng. B Chế tạo thành công bom nguyên tử. C Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. D Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. Câu 4: Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là A hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự. B hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ. C hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại. 1
- D hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung. Câu 5: Xu thế chung trong quan hệ quốc tế hiện nay là A. hợp tác đi kèm với cạnh tranh. B. hòa bình, hợp tác cùng phát triển. C. đối đầu căng thẳng ở nhiều nơi. D. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Câu 6: Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là A Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển. B Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. C Hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa D Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Câu 7: Nội dung nào dưới đây là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị. B Tiến hành hợp tác quốc tế . C Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. D Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 8: Nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai? A Tập trung sản xuất và tư bản cao. B Con người là nhân tố hàng đầu. C Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước . D Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật. Câu 9: Việc trở thành thành viên của tổ chức Liên Hợp quốc (9-1977) có ý nghĩa gì đối với Việt Nam? A Mở ra cơ hội hợp tác chính trị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. B Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. C Góp phần thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại với các nước. D Tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế. Câu 10: Thực hiện “phương án Maobáttơn” thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào? A Tôn giáo. B Địa lí. C Văn hoá. D Kinh tế. Câu 11: Nguồn gốc dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Xô-Mĩ là gì? A CNXH trở thành hệ thống. B Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc. C Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. D Liên Xô trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu? A Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước. B Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới. C Đã xây dựng một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp. D Những sai lầm về chính trị, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Câu 13: Tại sao trong thời kì 1991-2000, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây? A Hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. B Sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga còn gặp nhiều khó khăn. C Liên bang Nga là đồng minh của các nước phương Tây. D Liên bang Nga muốn bắt tay thân thiện với các nước Tư bản chủ nghĩa. 2
- Câu 14: Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào? A Từ nước chiến bại, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế B Từ thập niên 70(thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm KT-TC của thế giới. C Trong khoảng 20 năm(1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân tăng 20 lần. D .Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai sau Mĩ. Câu 15: Sự kiện diễn ra vào ngày 27,28/02/2019 ở Hà Nội là A Hội nghị cấp cao APEC. B Hội nghị cấp cao ASEAN. C Hội nghị thượng đỉnh Mĩ-Triều.D Hội nghị Liên Triều. Câu 16: Nội dung nào không phải mục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)? A Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. B Xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành đối trọng với các tổ chức khác. C Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á. D Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực. Câu 17: Thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã đạt được thành tựu nào dưới đây? A Mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. B Phát triển một số ngành chế biến chế tạo. C Sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân. D Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. Câu 18: Những quyết định và thỏa thuận sau đó của Hội nghị Ianta (2-1945) có ảnh hưởng gì đến tình hình quốc tế sau chiến tranh? A Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ. B Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc. C Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta. D Thúc đẩy sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 19: Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiếm lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A đàn áp phong trào CM. B tiêu diện Liên Xô và các nước XHCN. C làm bá chủ thế giới. D khống chế nô dịch các nước đồng minh. Câu 20: Sang thế kỉ XXI xu thế phát triển của thế giới là A Hòa bình, hội nhập B Hòa bình, hợp tác và phát triển. C Hợp tác phát triển kinh tế. D Hòa bình, hợp tác. Câu 21: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai A đã hoàn toàn kết thúc. B bước vào giai đoạn kết thúc. C đang diễn ra vô cùng ác liệt. D bùng nổ và ngày càng lan rộng. Câu 22: Đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì? A Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm. B Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm. C Lấy phát triển kinh tế, văn hóa làm trung tâm. D Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Câu 23: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A ngả về phương Tây và khôi phục quan hệ với các nước châu Á. B ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị. C khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. D bảo vệ hòa bình và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Câu 24: Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là A đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ. B sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. 3
- C tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ. D thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất Câu 25: Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta” ? A Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta. B Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. C Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. D Trật tự thế giới mới hình thành sau CTTG II. Câu 26: Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì ? A Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. B Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi. C Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. D Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi. Câu 27: Sự sụp đổ của chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh là A sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. B đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong Chiến tranh lạnh. C sự thắng lợi của các Đảng Cộng sản. D sự thất bại của Mĩ trong việc biến Mĩ Latinh thành sân sau. Câu 28: Thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích năm 1975, đánh dấu A đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apácthai. B đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. C mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. Câu 29: Sau năm 1945, cách mạng Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ nào? A Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B Bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ ngoại giao. C Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Câu 30: Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1954 tác động như thế nào tới phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Phi và Mỹ la tinh? A Cố vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi Mĩlatinh B Thúc đẩy các phong trào giải phóng dân tộc C Khơi dậy lòng yêu nước D Để lại bài học quý báu Hết 4