Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Cửa Tùng (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 3700
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Cửa Tùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Cửa Tùng (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học Cửa Tùng KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Lớp : 34 Môn: TIẾN VIỆT Họ và tên: Thời gian: 40 phút Ngày kiểm tra: ./ / 2019 Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng đoạn và trả lời câu hỏi: Bài đọc Ông tổ nghề thêu 1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. 3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tộn ông là ông tổ nghề thêu. Theo Ngọc Vũ
  2. II. Đọc thầm bài văn sau: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4 : Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
  3. Đáp án A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) Câu hỏi gợi ý: Câu 1 Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện. Trả lời : Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách. Câu 2 Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện. Trả lời : Để thử tài sứ thần Việt Nam, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước. Câu 3 Trần Quốc Khái đã làm thế nào ? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3, 4 của truyện. a) Để sống ? - Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Bức tượng Phật bằng chè lam và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống khi ở trên lầu. b) Để không bỏ phí thời gian ? - Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng. c) Đế xuống đất bình an vô sự ? - Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Câu 4 Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 5 của truyện và nhận xét. Trả lời: Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước. Nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
  4. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6 điểm) Câu 1-a Câu 2-c Câu 3-c Câu 4-c Câu 5-a Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào? (Hoặc: Bao giờ, .Lúc nào , Tháng mấy, . )