Bài kiểm định cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đốc Bình Kiều 2

docx 4 trang thungat 4090
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm định cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đốc Bình Kiều 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_dinh_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_20.docx
  • docxĐÁP ÁN.docx

Nội dung text: Bài kiểm định cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đốc Bình Kiều 2

  1. Huyện (thị xã, thành phố): THÁP MƯỜI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC BINH KIỀU 2 Năm học 2018 - 2019 Họ và tên học sinh: Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) Ngày kiểm tra: Lớp: Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thầm bài văn sau : Bãi đá cổ Sa Pa Sa Pa là thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng thuộc tỉnh Lào Cai, cách thủ đô Hà Nội khoảng hơn 300km. Ở trung tâm thị trấn, xen giữa những rừng đào, rừng mơ và những hàng pơ mu cao vút là những biệt thự cổ kính. Từ thị trấn nhìn về phía tây là dãy núi Hoàng Liên Sơn xanh thẳm, bốn mùa sương giăng với đỉnh Phan – xi – păng cao 3143m, được mệnh danh là nóc nhà của Việt Nam. Sa Pa có một khu vực đầy bí ẩn, hấp dẫn nhiều du khách. Đó là các bãi đá cổ. Di tích này được một giáo sư người Pháp nghiên cứu lần đàu vào năm 1925. Bãi đá cổ Sa Pa gồm 200 tảng đá lớn nhỏ khác nhau, nằm rải rác trên những thửa ruộng bậc thang trong thung lũng Mường Hoa. Hòn đá lớn nhất trong bãi đá cổ là Hòn Bố, có chiều dài 15m và cao 6m. Trên mặt các tảng đá có những hình chạm khắc rất độc đáo gồm: hoa văn được trang trí, tranh vẻ tả thực, trong đó, tranh vẽ về con người, nhà sàn được nhiều người chú ý hơn cả. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định được những người sáng tạo nên các hình chạm khắc trên đá ở bãi đá cổ Sa Pa thực sự là ai. Theo Những kì quan nổi tiếng thế giới Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Thị trấn Sa Pa cách Hà Nội: (0,5 điểm) A. Hơn 200km B. Hơn 300km C. Hơn 400km 2. Bãi đá cổ Sa Pa nằm ở: (0,5 điểm) A. Dãy núi Hoàng Liên Sơn B. Trung tâm thị trấn Sa Pa C. Thung lũng Mường Hoa
  2. 3. Bãi đá cổ Sa Pa được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm: (0,5 điểm) A. 1925 B. 1935 C. 1945 4. Hòn đá lớn nhất trong bãi đá cổ Sa Pa có tên là: (0,5 điểm) A. Hòn Bố B. Hòn Vợ C. Hòn Chồng 5. Viết lại những hình ảnh được chạm khắc trên các mặt tảng đá cổ ở SaPa. (1 điểm) 6. Em hãy ghi nội dung chính của bài văn. (1 điểm) 7. Dòng gồm các từ chỉ đặc điểm của sự vật: (0,5 điểm) A. Đào, mơ, pơ mu B. Nhì, nghiên cứu, nằm C. Thơ mộng, cao vút, xanh thẳm 8. Câu được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào? (0,5 điểm) A. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng. B. Các lớp chạm khắc trên mặt các tảng đá cổ rất phong phú. C. Một giáo sư người Pháp đã đến Sa Pa để nghiên cứu bãi đá. 9. Viết lại những câu sau để tạo thành câu có dùng phép nhân hóa (1 điểm) Những con chim họa mi hót líu lo trên cành. HẾT