Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Ba Vì

docx 7 trang thungat 10100
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Ba Vì

  1. BÀI KIỂM CUỐI HỌC KÌ 2 PHÒNG GD & ĐT BA VÌ NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TH . Môn Tiếng Việt lớp 5 (Thời gian làm bài: 70 phút) Điểm Giáo viên coi Mã phách Bằng số: Bằng chữ: Giáo viên chấm A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 (từ tuần 29 đến tuần 34 ) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên lựa chọn. II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có con.Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: Ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn nhanh và thông minh. Mới 4 tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh, tụng niệm hàng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng vậy, vì không có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng, học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây nến dài hơn để cho cậu học. Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng Nguyên có khuôn mặt giống hệt con nuôi mình, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng ra Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên, lúc đó ông mới 21 tuổi. Ngày vinh quy, tân Trạng Nguyên đề nghị dâng làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn Lâm để có điều kiện giúp vua, giúp nước. Theo Mai Hồng Câu1: Thời gian nào bố mẹ Nguyễn Thời Lượng gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy? A.Lúc cậu vừa mới sinh ra. B. Lúc cậu lên 3 tuổi. C. Lúc cậu lên 4 tuổi. D. Lúc cậu lên 5 tuổi. 1
  2. Câu 2: Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Thời Lượng chăm chỉ học hành? A.Mới 4 tuổi, cậu chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà đã thuộc lòng. B. Cậu học một biết mười. C.Cậu học bài đến khi nến tắt hết mới đi ngủ. Câu3: Từ nào dưới đây có nghĩa của tiếng “trung” khác với nghĩa của tiếng “trung” trong bài? A.bất trung. B. trung thu. C. trung thành. D. Trung nghĩa Câu4: Nhờ đâu Nguyễn Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên? A.Nhờ được đổi tên thành Nguyễn Kỳ. B.Vì sống nương nhờ cửa Phật, do sáng dạ, chăm chỉ đèn sách. C.Vì sống nương nhờ cửa Phật, do nhà nghèo, ăn ở hiền lành. Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên ta: “ Khi được sung sướng hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.”? A.Uống nước nhớ nguồn. B.Có công mài sắt có ngày nên kim. C.Học thầy không tày học bạn. Câu 6: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ thông minh”? . A. Chăm chỉ B. Sáng dạ C. Cần cù D. Siêng năng Câu7: Hai câu “Thời Lượng lên 3 tuổi, được gửi vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Cậu lớn nhanh và thông minh.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách thay thế từ ngữ B. cách lặp từ ngữ C.Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. Câu 8: Trong câu “ Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà chưa có con.” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ. Đó là: B. Hai quan hệ từ. Đó là: C. Ba quan hệ từ. Đó là: Câu9: Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu trong câu ghép dưới đây : Thời Lượng vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn nên cậu được mọi người quý mến. Câu10: Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau : a. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng. b. Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy. 2
  3. BÀI KIỂM CUỐI HỌC KÌ 2 PHÒNG GD & ĐT BA VÌ NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TH . Môn Tiếng Việt lớp 5 (Thời gian làm bài: 70 phút) Điểm Giáo viên coi Mã phách Bằng số: Bằng chữ: Giáo viên chấm B. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 (từ tuần 29 đến tuần 34 ) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên lựa chọn. II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Biển có hai màu Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km2. Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. "Trùm" cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm "người hùng" trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng. Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu. Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc. Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam NGUYỄN THU TRÂN 3
  4. Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu dưới đây : Câu 1 : Hai màu nước biển ở Trường Sa là màu : a. Xanh dương, đỏ rực . c. Đỏ rực, xanh lá cây. b. Xanh dương,xanh lá cây. d. Cam,đỏ rực Câu 2 : Cây phong ba ở Trường Sa có tác dụng gì? a. Chắn gió, chắn sóng biển và cho bóng mát. b. Chắn sóng biển, làm đẹp nơi doanh trại. c. Chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường. d. làm "người hùng" trên bãi chắn sóng. Câu 3 : Hình ảnh ở Trường Sa gần gũi , quen thuộc với cuộc sống người dân ở đất liền là: a. Những chú chim én bay là là mặt đất. b. Từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ. c. Giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay. d. Hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô. Câu 4 :Ở đoạn cuối bài ,tác giả đã cố ý lặp từ ngữ “Ở nơi xa ấy” vào mỗi đầu câu với mục đích muốn nhấn mạnh những nội dung nào trong câu? a. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam luôn được bảo vệ bởi những người lính kiên cường với lòng yêu nước mãnh liệt. b. Trường Sa tuy rất xa nhưng cuộc sống nới ấy thật yên bình , cảnh vật và con người luôn hòa quyện với nhau .Quân dân đoàn kết một lòng giữ đảo . c. Ca ngợi tinh thần kiên cường,dũng cảm của những người lính ngày đêm bảo vệ vùng biển quê hương. d. Dù Trường Sa xa xôi nhưng toàn dân ta luôn hướng về nơi đóđể cùng đoàn kết , một lòng yêu nước bảo vệ vùng biển than yêu của Tổ quốc. Câu 5 :Em hiểu từ bất biến trong cụm từ “là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến. ”là gì ? a. Không tan biến. c. Không thay đổi. b. Không biến mất. d. Không chuyển biến. Câu 6 : Câu “Cây phong ba có tán rộng; lá to, dày.”có mấy tính từ?Đó là những từ nào? a. 1 từ. Đó là từ: rộng. c. 3 từ. Đó là từ: rộng, to,dày. b. 2 từ. Đó là từ: rộng, dày. d. 4 từ. Đó là từ: có, rộng, to,dày. Câu 7 : Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dung theo nghĩa gốc? a. Những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người b. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều . c. Những ngọn đèn biển chong mình thao thức. d. Có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam. Câu 8 : Trong hai câu : “Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.”, câu in đậm đã liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ? 4
  5. a. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. d. Lặp từ ngữ. Câu 9 : Những từ nào trong câu : “Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất.” là quan hệ từ ? a. với. b. với, và. c. với, và, muôn. d. với, và, thật. Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu . . ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI 5 Năm học MÔN : TIẾNG VIỆT PHẦN I : Phần đọc 1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm ) 2. Đọc hiểu ( 5 điểm ) Khoanh vào mỗi kết quả đúng được 0,5 điểm Câu 1 : Khoanh vào : b Câu 2 : Khoanh vào : a Câu 3 : Khoanh vào : c Câu 4 : Khoanh vào : a Câu 5 : Khoanh vào : c Câu 6 : Khoanh vào : c Câu 7 : Khoanh vào : a Câu 8 : Khoanh vào : c Câu 9 : Khoanh vào : b Câu 10 : ví dụ: -Mùa xuân , trong vườn , trăm hoa đua nở. -Thân cây hoa lan cao to, mập mạp. -Chúng em làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt, Toán , Khoa học. 5
  6. BÀI KIỂM CUỐI HỌC KÌ 2 PHÒNG GD & ĐT BA VÌ NĂM HỌC TRƯỜNG TH . Môn Tiếng Việt lớp 5 (Thời gian làm bài: 70 phút) Điểm Giáo viên coi Mã phách Bằng số: Bằng chữ: Giáo viên chấm C. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 (từ tuần 29 đến tuần 34 ) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên lựa chọn. II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa. Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời. Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm) A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người. B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người. C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt. 6
  7. D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người. Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý. B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời. C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn. D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn. Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm) A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên. B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho. C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa. D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông. Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm) A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian. B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên. C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa. D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại. Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm) Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm) Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? (0,5 điểm) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm) Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới, Thần thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi. A. vừa đã B. càng càng C. tuy nhưng D. không những mà còn Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm) Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc. (Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta) b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm) Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người. Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm) Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa? 7