Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức

docx 37 trang thungat 3881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Tri Thức

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 1 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: XE LU VÀ XE CA Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu: - Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này! Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường. Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy. ( Phong Thu )
  2. Câu 1: Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì? (0,5đ) a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi. b. Chế giễu xe lu đi chậm như rùa rồi bỏ xe lu đằng sau. c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu. d. Xe ca tiếp tục lên đường. Câu 2: Lúc đầu, thái độ của xe ca đối với xe lu như thế nào? (0,5đ) a. Tôn trọng xe lu c. Yêu thương xe lu. b. Biết ơn xe lu. d. Coi thường xe lu. Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra với xe ca? (0,5đ) a. Xe ca bị chết máy, không đi tiếp được b. Xe ca gặp phải đám cháy không đi qua được c. Xe ca gặp phải một quãng đường bị hỏng, không đi qua được d. Xe ca gặp một xe khác chặn lối không qua được Câu 4: Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường? (0,5đ) a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì. b. Nhờ bác nông dân dọn đường cho sạch. c. Xe ca tự mình đi qua. d. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. Câu 5: Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì? (0,5đ) a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận. c. Không nên xem thường người khác. b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội. d. Xe lu khoe khoang mình giỏi.
  3. Câu 6: Viết câu trả lời câu hỏi sau: Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca? (1đ) Trả lời: Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm? (1đ) Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Câu 8: Qua bài “ Xe lu và xe ca” em rút ra được bài học gì? (1đ) Câu 9: Điền vào chỗ trống: iêt hay iêc? (0,5đ) Bữa t , t kiệm, hiểu b , xanh b Câu 10: Em hãy viết 1 – 2 câu nói về người bạn thân của em. (1đ) Đáp án 1b 2d 3c 4a 5c 6.(Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.) 7. Nói rồi, xe ca làm gì? 8. Không được xem thường người khác. 9. bữa tiệc, tiết kiệm, hiểu biết, xanh biếc 10. HS tự viết.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 2 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. (Theo Tập đọc lớp 4, 1977) Câu 1: Những loài cây nào được trồng phía trước lăng? (0,5đ) a. Cây vạn tuế, dầu nước, hoa ban c. Cây hoa ban, cây nhài, cây đào b. Cây đào, cây vạn tuế, hoa nhài d. Cây dầu nước, cây vạn tuế, cây đào
  5. Câu 2: Cây vạn tuế tượng trưng cho điều gì? (0,5đ) a. Hàng rào vững chãi c. Sự gần gũi, thân quen b. Sự uy nghi d. Hàng quân danh dự Câu 3: Những loài cây nào được trồng trên bậc tam cấp? (0,5đ) a. Hoa dạ hương, hoa ngâu c. Hoa dạ hương, hoa ngâu, hoa nhài, hoa mộc b. Hoa nhài, hoa mộc d. Hoa sứ, hoa ngâu Câu 4: Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? (0,5đ) a. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội. b. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. c. Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự. d. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Câu 5: Cây và hoa của những miền nào được trồng ở lăng Bác? (0,5đ) a. Miền Bắc b. Miền Trung c. Miền Nam d. Khắp mọi miền Câu 6: Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? (1đ) Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm (1đ) Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông Câu 8: Đặt 1 câu kiểu Ai thế nào? (1đ) Câu 9: Viết tên 2 thành phố của nước ta. (0,5đ) Câu 10: Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ? (1đ)
  6. Đáp án 1a 2d 3c 4b 5d 6. (Thể hiện tình cảm kính yêu của nhân dân ta đối với Bác) 7. Ở đâu, hoa dạ hương chưa đơm bông? 9. thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 10. HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm) VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. Bác Hồ rất yêu nước, thương dân
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 3 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng : - Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao! Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. 2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được. 3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước.Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.
  8. 4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. Theo AN – ĐÉC – XEN (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch) Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim sơn ca và bông cúc sống như thế nào? (0,5đ) a. Bông cúc và sơn ca sống buồn bã trong rừng. b. Bông cúc và sơn ca sống hòa bình trong khu vườn nhỏ. c. Bông cúc sống bình yên giữa đám cỏ dại,sơn ca tự do bay nhảy giữa bầu trời xanh. d. Bông cúc kêu ngạo với đám cỏ dại còn sơn ca thì tự cao vì mình hót hay. Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (0,5đ) a. Vì sơn ca đã bị nhốt trong lồng. c. Vì sơn ca mất bạn. b. Vì bông cúc đã héo tàn. d. Vì giận hai cậu bé đã nhốt chim vào lồng. Câu 3: Sau khi bị nhốt vào lồng bông cúc và sơn ca như thế nào? (0,5đ) a. Sống vui vẻ và đầy đủ thức ăn. b. Các cậu bé cho ăn đầy đủ nhưng sơn ca và bông cúc vẫn buồn. c. Bông cúc thì héo còn chim sơn ca thì khô bỏng vì khát. d. Được sống chung với nhau nên rất hài lòng. Câu 4: Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với sơn ca và bông cúc trắng? (0,5đ) a. Không quan tâm đến giọng hót của chim và không tưới nước cho bông cúc trắng. b. Bắt chim nhốt vào lồng để chim chết vì khát ;cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. c. Dùng nỏ bắn chết chim và giẫm nát bông cúc trắng.
  9. d. Tất cả đều sai. Câu 5: Sau khi chú chim chết thì hai các cậu bé làm gì ? (0,5đ) a. Hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. b. Hai cậu bé hối hận và buồn bã. c. Hai cậu bé đi bắt những chú chim khác. d. Vứt xác chú chim ra ngoài vườn. Câu 6: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì ? (1đ) Câu 7: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: ( vẹt, quạ, khướu, cú, cắt ) (1đ) Đen như . Hôi như Nhanh như . Nói như . Hót như Câu 8: Điền s hay x vào chỗ trống: (0,5đ) .ay sưa, .ay lúa, .ông lên, dòng .ông Câu 9: Viết 2 đến 3 câu nói về loài chim mà em yêu thích. (1đ) Đáp án 1. c 2. a 3. c 4. b 5. a 6. Bài học: Không nên bắt hay giết các loài động vật. Phải yêu thiên nhiên. 7. Đen như quạ, Hôi như cú, Nhanh như cắt, Nói như vẹt, Hót nhứ khướu 8. say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông 9. Học sinh tự viết
  10. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 4 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI THỢ SĂN VÀ NHỮNG CHÚ CHIM BỒ CÂU Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác. Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”. Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.
  11. Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao. Câu 1: Những chú chim sống ở đâu? (0,5đ) a. Sống trên cây. c. Sống trong ngôi làng. b. Sống dưới tán lá cây. d. Sống ngoài ngôi làng. Câu 2: Ai là người muốn bắt các chú chim? (0,5đ) a. Khách bộ hành. b. Người thợ săn. c. Chú quạ. d. Đàn chuột. Câu 3: Con gì đã mắc kẹt vào lưới của người thợ săn? (0,5đ) a. Con quạ. c. Các chú bồ câu. b. Rất nhiều loài chim. d. Không con chim nào mắc kẹt cả. Câu 4: Viết tên các con vật xuất hiện trong bài: (0,5đ) Câu 5: Con gì đã cứu các chú bồ câu? (0,5đ) a. Chú quạ. c. Đàn chuột. b. Khách bộ hành. d. Tất cả các phương án trên. Câu 6: Câu chuyên khuyên chúng ta điều gì? (1đ) Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: (0,5đ) Em phải chăm ngoan học giỏi để ba mẹ vui lòng. Câu 8: Điền xinh hoặc mới, hoặc thẳng, hoặc khỏe vào chỗ trống: (0,5đ) a) Cô bé rất b) Con voi rất c) Quyển vở còn . d) Cây cau rất
  12. Câu 9: Điền êt hay êch vào chỗ trống: (0,5đ) Ngày T , dấu v ., chênh l , d vải Câu 10: Viết 1 đến 2 câu kể về việc em đã giúp đỡ người khác. (1đ) Đáp án 1. a 2. b 3. c 5. c 4. Quạ, chim bồ câu, chuột 6. Khuyên: Phải đoàn kết với mọi người mới tạo nên sức mạnh. 7. Em phải chăm ngoan học giỏi để làm gì ? 8. a) Cô bé rất xinh ; b) Con voi rất khỏe ; c) Quyển vở còn mới ; d) Cây cau rất thẳng 9. Ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải 10. Học sinh tự viết.
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 5 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ QUẢ CAM Gia đình nọ có hai người con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ. - Con ăn đi cho chóng lớn ! Cậu bé cầm quả cam thích thú : “ Chắc ngon và ngọt lắm đây ” . Bỗng cậu bé nhớ đến chị : “ Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt ”. Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ : “ Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm ”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói : - Con gái tôi ngoan quá ! Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn. (Theo Lê Sơn)
  14. Câu 1: Gia đình nọ gồm có mấy người ? (0,5đ) a. 3 người b. 4 người c. 5 người d. 2 người Câu 2: Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến với ai ? (0,5đ) a. Cậu con trai, người mẹ, người chị, người cha. b. Cậu con trai, người mẹ, người cha, người chị. c. Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha. d. Người chị, cậu con trai, người mẹ, người cha. Câu 3: Khi được bố cho cam chín, cậu con trai nghĩ đến ai ? (0,5đ) a. Bố làm lụng vất vả, cần uống nước. b. Mẹ đang cuốc đất, rất khát nước. c. Chị đang làm cỏ, chắc rất mệt. d. Bản thân rất thích ăn cam. Câu 4: Mọi người trong gia đình như thế nào ? (0,5đ) a. Quan tâm, chia sẻ với nhau. b. Không quan tâm tới nhau. c. Chỉ có bố và mẹ là quan tâm, chia sẻ với nhau. d. Chỉ có hai chị em yêu thương, nhường nhịn nhau. Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: (1đ) Cậu đem quả cam tặng chị. Câu 6: Điền dấu câu gì vào cuối câu sau: (0,5đ) - Con ăn đi cho chóng lớn Câu 7: Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm có trong câu sau: (0,5đ) - Chắc ngon và ngọt lắm đây. Câu 8: Em hãy nhận xét về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình ở trong câu chuyện trên. (1đ)
  15. Câu 9: Viết từ 2 – 3 câu kể lại hành động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình em. (1đ) Đáp án 1. b 2. c 3. c 4. a 5. Cậu làm gì? 6. Dấu chấm than 7. ngon, ngọt 8. HS tự viết 9. HS tự viết
  16. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 6 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: QUẢ TIM KHỈ 1. Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe một tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát. Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên: - Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ? - Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi. Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho. 2. Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo: - Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.
  17. Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo : - Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. 3. Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng : - Con vật bội bạc kia ! Đi đi ! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu. 4. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.` (Theo Truyện đọc 1, 1994) Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào ? (0,5đ) a. Mời Cá Sấu kết bạn. b. Ngày nào cũng hái những hoa quả cho Cá Sấu. c. Cả hai ý trên đều đúng. d. Kể chuyện cho Khỉ nghe. Câu 2: Cá Sấu lừa Khỉ như thế nào ? (0,5đ) a. Cá Sấu chở Khỉ đi dạo trên sông. b. Mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ ngồi trên lưng Cá Sấu. Bơi xa bờ, Cá Sấu bảo muốn lấy quả tim Khỉ. c. Giả vờ ốm để mượn quả tim Khỉ. d. Cá sấu nói mượn quả tim để xem và sẽ trả lại Khỉ. Câu 3: Dòng nào nói lên tính nết của Khỉ ? (0,5đ) a. Bội bạc, giả dối, độc ác. b. Thật thà, tốt bụng, lừa gạt. c. Thông minh, tốt bụng, nhân ái, thật thà. d. Dốt nát,nhanh nhẹn. Câu 4: Câu chuyện “Quả tim Khỉ” khuyên ta điều gì ? (0,5đ) a. Chân thật, tốt bụng trong tình bạn. b. Không nên lừa dối cha mẹ. c. Sẵn sàng giúp đỡ người khác. d. Câu b và câu c.
  18. Câu 5: Câu “Khỉ khôn khéo nên thoát nạn” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây ? (0,5đ) a. Như thế nào? b. Khi nào? c. Ở đâu? d. Để làm gì? Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau: (1đ) Tháng 6 em được nghỉ hè. Câu 7: Nếu em là Khỉ trong câu chuyện trên em sẽ nói với Cá Sấu thế nào ? (1đ) Câu 8: Điền tên con vật thích hợp vào chỗ chấm: (0,5đ) Dữ như . Nhanh như Hiền như Khỏe như . Câu 9: Viết 2 đến 3 câu kể về kỉ niệm của em và người bạn thân của em. (1đ) Đáp án 1. a 2. b 3. c 4. a 5. a 6. Khi nào em được nghỉ hè ? 7. HS tự viết. 8. Dữ như cọp Nhanh như sóc Hiền như đất Khỏe như voi 9. HS tự viết.
  19. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 7 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: MỘT NGƯỜI HAM ĐỌC SÁCH Đan - tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem. Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan - tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh. Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi : - Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à ? Đan - tê ngơ ngác đáp : - Có người ra vào ồn ào ư ? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi ! ( Theo Cuộc sống và sự nghiệp )
  20. Câu 1: Đan-tê làm quen với người bán sách để làm gì? (0,5đ) a. Để mượn sách về nhà xem. c. Để mua nhiều sách hay. b. Để trao đổi về các cuốn sách. d. Để ăn cắp sách Câu 2: Người bán sách không muốn cho mượn cuốn sách mới, Đan-tê đã làm gì? (0,5đ) a. Đã tự ý mang sách mới về đọc. c. Đã đem tiền đến mua cuốn sách. b. Đã đứng tại quầy hàng để đọc. d. Đã không đọc nữa. Câu 3: Khi đọc sách tại quầy hàng, Đan-tê chỉ thấy gì? (0,5đ) a. Tiếng ồn ào của những người xung quanh. b. Kẻ ra người vào nói chuyện với nhau. c. Người trong sách đi lại nói chuyện với nhau. d. Không thấy ai cả. Câu 4: Đan-tê là một người như thế nào? (0,5đ) a. Là một người biết đọc sách. c. Là một người đứng đọc sách. b. Là một người mê đọc sách. d. Là người lười biếng. Câu 5: Câu sau đây : “Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý.” thuộc kiểu câu nào? (0,5đ) a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai như thế nào ? d. Ai thế nào ? Câu 6: Tìm trong bài “Một người ham đọc sách” 4 từ chỉ sự vật. (0,5đ) Câu 7: Qua bài bài đọc “Một người ham đọc sách” em học được điều gì từ nhà thơ Đan –tê? (1đ) Câu 8: Em hãy viết một đoạn văn kể về 1 dụng cụ học tập mà em yêu thích. (2đ)
  21. Đáp án Đáp án Điểm Câu 1 A.Để mượn sách về nhà xem 0,5 Câu 2 b. Đã đứng tại quầy hàng để đọc. 0,5 Câu 3 C.Người trong sách đi lại nói chuyện với nhau. 0,5 Câu 4 b. Là một người mê đọc sách 0,5 Câu 5 A. Ai là gì ? 0,5 Câu 6 Đan -tê, ngưởi chủ, sách . 0,5 Câu 7. Luôn ham mê đọc sách ,yêu quý sách.(1đ) Câu 8. HS tự viết. (2 đ)
  22. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 8 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN 1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: - Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. - Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm. 2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “ Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn: - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi ! Chồn buồn bã: - Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả. 3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn: - Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé ! Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy
  23. vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng. 4. Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng: - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. (Theo Truyện đọc 1, 1994) Câu 1: Câu truyện này có mấy nhân vật? (0,5đ) a. 2 nhân vật b. 3 nhân vật c. 4 nhân vật d. 5 nhân vật Câu 2: Dòng nào dưới đây nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng? (0,5đ) a. Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. c. Mình chỉ có một thôi. b. Chúng ta là đôi bạn thân. d. Cả a và b. Câu 3: Gà Rừng đã làm cách nào để cả hai thoát nạn? (0,5đ) a. Chạy ra trước để người thợ săn dồn bắt tạo cơ hội cho Chồn chạy khỏi hang. b. Bàn với Chồn đào một cái ngách khác để chạy trốn. c. Giả vờ chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn chạy khỏi hang. d. Cố gắng làm tiếng kêu thật lớn. Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng tính cách của Chồn? (0,5đ) a. Hèn nhát. b. Thông minh. c. Dũng cảm. d. Khiêm tốn. Câu 5: Theo em Gà Rừng là một con vật như thế nào? (0,5đ) Câu 6: Câu chuyện khuyên ta điều gì? (0,5đ) a. Không nên xem thường người khác. b. Biết vâng lời cha mẹ. c. Phải kiêu ngao, tự cao với mọi người. d. Cả a, b, c đều đúng.
  24. Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân của câu sau: (1đ) Bác nông dân là người làm ra lúa gạo. Câu 8: Viết một đoạn văn ngắn kể về bạn thân của em. (2đ) Đáp án Đáp án Điểm Câu 1 b.3 nhân vật 0,5 Câu 2 a. Chồn vẫn ngầm coi thường bạn 0,5 Câu 3 c. Giả vờ chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, 0,5 tạo thời cơ cho Chồn chạy khỏi hang. Câu 4 a. Hèn nhát. 0,5 Câu 5 Thông minh ,khiêm tốn 0,5 Câu 6 a.Không nên xem thường người khác 0,5 Câu 7. Ai là người làm ra lúa gạo? (1đ) Câu 8: HS tự viết. (2đ)
  25. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 9 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: NHÀ GẤU Ở TRONG RỪNG Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè (Tô Hoài ) Câu 1: Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì? (0,5đ) a. Măng và hạt dẻ c. Mật ong và hạt dẻ b. Măng và mật ong d. Hạt dẻ và hạt thóc Câu 2: Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì? (0,5đ) a. Đi nhặt quả hạt dẻ c. Đứng tránh gió trong gốc cây b. Đi tìm uống mật ong d. Đi tìm hạt thóc
  26. Câu 3: Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống? (0,5đ) a. Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ c. Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi b. Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút d. Vì Gấu có bộ lông rất dày Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài? (0,5đ) a. Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng b. Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng c. Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng d. Tả nhà Gấu có rất nhiều người Câu 5: Em có nhận xét gì về gia đình nhà Gấu? (1đ) Câu 6: Trả lời các câu hỏi sau: (0,5đ) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu ? Câu 7: Điền vào chỗ trống ươt hoặc ươc ? (0,5đ) - th tha - th . kẻ Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: (1đ) Ngựa phi nhanh như gió. Câu 9: Trong câu: “Bố em làm nghề gì .” Dấu câu cần điền vào chỗ chấm là: (0,5đ) a. Dấu chấm b. Dấu chấm hỏi c. Dấu chấm than d. Dấu phẩy Câu 10: Điền s hay x vào chỗ trống và giải các câu đố sau: (0,5đ) Con gì đẹp nhất loài chim Đuôi oè rực rỡ như nghìn cánh hoa ?
  27. Đáp án 1. b 2. c 3.b 4. a 9. b 5. HS trả lời theo ý hiểu của các em 6. Tháng tám trẻ em được đón tết trung thu. 7. - thướt tha - thước kẻ 8. Ngựa phi như thế nào ? 10. Con gì đẹp nhất loài chim Đuôi xoè rực rỡ như nghìn cánh hoa ?
  28. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỨC KIỂM TRA CUỐI NĂM TÊN: NĂM HỌC 2019 - 2020 LỚP 2 . MÔN : TIẾNG VIỆT Ngày kiểm tra: . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của GV Nhận xét của PH Đề 10 Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: MÙA XUÂN ĐẾN Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. (Theo Nguyễn Kiên) Câu 1: Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? (0,5đ) a. Hoa mận vừa tàn. c. Những bác cu gáy trầm ngâm. b. Vườn cây lại đâm chồi. d. Những anh chào mào đỏm dáng.
  29. Câu 2: Dòng nào sau đây kể lại những thay đổi của bầu trời khi mùa xuân đến? (0,5đ) a. Bầu trời ngày càng thêm xanh. b. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. c. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. d. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Câu 3: Sự vật thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến? (0,5đ) a. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa. b. Vườn cây ra hoa. c. Tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy. d. Vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy. Câu 4: Những từ ngữ nào nói lên hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân? (0,5đ) a. Nồng nàn, ra hoa, ngọt. c. Nồng nàn, thoảng qua, ngọt. b. Bay nhảy, thoảng qua, nồng nàn. d. Nồng nàn, ngọt. Câu 5: Các từ“nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm” là những từ chỉ: (0,5đ) a. Đặc điểm b. Hoạt động c. Sự vật d. Tình cảm Câu 6: Bộ phận gạch chân trong câu “Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy” trả lời cho câu hỏi? (0,5đ) a. Vì sao? b. Khi nào? c. Thế nào? d. Ở đâu? Câu 7: Tìm trong bài: a) Tên những loài hoa: (0,5đ) b) Tên những loài chim: (0,5đ)
  30. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu: (1đ) Những anh chào mào đỏm dáng. Câu 9: Điên vào chỗ chấm r/d hay gi ? (1đ) an nhà ; ao thừa ; con ao ; sọt ác. Đáp án 1. a 2.b 3.d 4.c 5.a 6.c 7. a) hoa mận, hoa bưởi, hoa nhãn, hoa cau. b) chích chòe, khướu, chào mào, cu gáy, chim sâu. 8. Những anh chào mào thế nào ? 9. gian nhà ; giao thừa ; con dao ; sọt rác.
  31. ĐỌC THÀNH TIẾNG 1/ Bài “Bảo vệ như thế là rất tốt” (STV tập hai, trang 113) - Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ? TL: đứng canh gác trước nhà Bác Hồ. - Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ ? TL: vì anh Nha chưa nhận ra Bác Hồ. 2/ Bài “Bóp nát quả cam” (STV tập hai, trang 125) - Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ? TL: âm mưu xâm chiếm nước ta. - Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ? TL: để nói hai tiếng “xin đánh”. 3/ Bài “Voi nhà” (STV tập hai, trang 57) - Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ? TL: Vì cơn mưa rừng ập xuống. - Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ? TL: lo nó đập tan xe. 4/ Bài “Người làm đồ chơi” (STV tập hai, trang133) - Bác Nhân làm nghề gì ? TL: Bác Nhân là một người làm đồ chơi bằng bột màu. - Vì sao bác Nhân định chuyển về quê ? TL: Vì ngày càng ít người mua đồ chơi của bác. 5/ Bài “Quyển sổ liên lạc” (STV tập hai, trang 119) - Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ? TL: Cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. - Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ? TL: Vì thầy giáo cũ của bố đã mất khi bố học lớp ba. 6/ Bài “Chiếc rễ đa tròn” (STV tập hai, trang 107) - Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ? TL: cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp. - Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ? TL: thành cây đa con có vòng lá tròn.
  32. ĐÁP ÁN ĐỌC THÀNH TIẾNG Đọc thành tiếng 4 điểm. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1đ. - Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1đ. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ.
  33. CHÍNH TẢ 1. Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. 2. Chim sẻ Trong khu vườn nọ co các bạn kiến, ong, bướm, chuồn chuồn, chim sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với quạ. 3. Chiếc rễ đa tròn Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. 4. Món quà hạnh phúc Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ. 5. Cuối thu Cho đến một ngày kia, lũ trẻ ra sân ngóng nhìn bầu trời thu, không còn thấy bóng những đàn sếu dang cánh bay qua nữa. Gió heo may cũng bay đâu mất. Người ta giật mình ngẩn ngơ nhớ tiếng sếu kêu xao xác ngàn xưa giữa thinh không. 6. Hoa mai vàng Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng.Khi nở, cánh mai xòe ra mịn màng như lụa.
  34. 7. Sân chim Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông. 8. Chú voi tốt bụng Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt. Bỗng một chú voi xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con. Vịt con và gà con cùng cảm ơn chú voi. 9. Một trí khôn hơn trăm trí khôn Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “ Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. 10. Chim rừng Tây Nguyên Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thắm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. ĐÁP ÁN CHÍNH TẢ Viết chính tả: 4đ - Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ.
  35. TẬP LÀM VĂN 1. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) nói về một loài chim mà em yêu thích. Gợi ý: - Loài chim em yêu thích đó là con gì ? Ở đâu hoặc do ai nuôi nó ? - Hãy tả hình dáng , màu lông, mắt, mũi Thức ăn mà nó thích nhất là gì ? - Hãy tả hoạt động: bắt mồi, kiếm ăn, tiếng hót, . của nó. 2. Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật mà em thích. Gợi ý: - Giới thiệu con vật cần kể?(1đ) - Hình dáng của con vật? (2đ) - Hoạt động của con vật? (2đ) - Tình cảm của em dành cho con vật như thế nào?(1đ) 3. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. Gợi ý: - Giới thiệu về mùa hè. (1đ) - Nêu thời gian diễn ra mùa đó. (1đ) - Đặc điểm của mùa hè ( bầu trời, cây cối ). ( 2đ) - Các hoạt động của học sinh trong dịp hè. (1đ) - Tình cảm của em đối với mùa hè. (1đ) 4. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa xuân. Gợi ý: - Giới thiệu về mùa xuân. (1đ) - Nêu thời gian diễn ra mùa đó. (1đ) - Đặc điểm của mùa xuân ( bầu trời, cây cối ). ( 2đ) - Các hoạt động của mọi người vào mùa xuân. (1đ) - Tình cảm của em đối với mùa xuân. (1đ) 5. Viết một đoạn văn ngắn kể về người bạn thân của em. Gợi ý: - Bạn của em tên gì? Bao nhiêu tuổi? Học ở đâu? (1đ) - Nói về hình dáng bên ngoài của bạn (mắt, tóc, đặc điểm nổi bật, ) (2đ) - Tính tình bạn ra sao? Em thích nhất điều gì ở bạn? (2đ) - Ước mơ của bạn là gì? (1đ)
  36. 6. Viết một đoạn văn ngắn về biển. Gợi ý: - Biển ở đâu? Em được đi nhân dịp gì? Cùng với ai? (2đ) - Sóng biển như thế nào? (1đ) - Trên mặt biển có những gì? (1đ) - Trên bầu trời có những gì? (1đ) - Tình cảm của em đối với biển. (1đ) 7. Viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. Gợi ý: - Ảnh Bác được treo ở đâu? (1đ) - Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt, ) (2đ) - Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác. (2đ) - Em muốn hứa với Bác điều gì? (1đ) 8. Viết một đoạn văn ngắn về một loại quả mà em yêu thích. Gợi ý: - Loại quả mà em yêu thích là quả gì? (1đ) - Quả có hình gì? To bằng chừng nào? Quả màu gì? Cuống nó như thế nào? (2đ) - Ruột có màu gì? Mùi vị như thế nào? (2đ) - Quả đó mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? (1đ) 9. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa đông. Gợi ý: - Giới thiệu về mùa đông. (1đ) - Nêu thời gian diễn ra mùa đó. (1đ) - Đặc điểm của mùa đông ( bầu trời, cây cối ). ( 2đ) - Các hoạt động của mọi người vào mùa đông. (1đ) - Tình cảm của em đối với mùa đông. (1đ) 10. Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một loại cây mà em thích nhất. Gợi ý: - Em thích nhất loài cây nào? (1đ) - Cây đó mọc ở đâu? Cây do ai trồng? (1đ)
  37. - Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa ) có gì nổi bật? (2đ) - Cây có lợi ích gì với em và mọi người? (2đ)