Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Kiển tra đọc thầm)

docx 2 trang thungat 8530
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Kiển tra đọc thầm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Kiển tra đọc thầm)

  1. HỌ VÀ TÊN: . KTĐK-CUỐI NĂM/NĂM HỌC2020–2021 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 LỚP: . KIỂM TRA ĐỌC THẦM TRƯỜNG: GIÁM THỊ SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ Điểm Lời phê của thầy cô SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ Bài đọc thầm: THI NHẠC Giáo sư Vàng Anh ngồi trên bục giảng. Cái áo đuôi tôm của ông quết xuống đất. - Các con đến đủ chưa? -Ông hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn. Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người ngồi trước mặt ông kia. - Ve sầu, anh lên đi! -Giọng ông vang lên. Một chàng trai mặc măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt. - Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh. - Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản giao hưởng mùa hạ. -Ve sầu nói. Mọi người nín thở. Và lập tức ngay sau đấy gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cở-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt. Trước mắt giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoáng mùi hoa thiên lí trong những con gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng. - Ôi tuyệt quá! -Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục. Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, giáo sư vẫn ngây ra, sực nhớ: - Thôi được rồi, anh về chỗ ! Ông cúi ghi điểm, mắt hấy háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng thì đã khàn đặc đi vì xúc động. Theo Nguyễn Phan Hách /5 điểm II. ĐỌC THẦM (30 phút). Học sinh đọc thầm bài “Thi nhạc” rồi làm các bài tập sau: (Khoanh tròn vào chữ a, b, c, hay d trước những ý đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây hoặc làm theo yêu cầu). /0.5điểm 1. Đối với giáo sư Vàng Anh, vì sao hôm nay là một ngày đáng nhớ? a. Vì có nhiều người dự thi nhạc. b. Vì hôm nay ông là người chấm thi. c. Vì hôm nay ông sẽ nhìn thấy kết quả của mình sau bao năm dôc toàn tâm lực dạy dỗ học trò. d. Vì ông trang nghiêm khác mọi ngày.
  2. THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT /0.5điểm 2. Bản “Giao hưởng mùa hạ” chính là: a. Chủ đề của cuộc thi nhạc. b. Tác phẩm tốt nghiệp của Ve Sầu. c. Tên bài nhạc mọi thí sinh đều phải trình bày. d. Cả ý a và ý c. /0.5điểm 3. Màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì, cơn gió thoảng mùi hoa thiên lí. a. Đó là những hình ảnh được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ. b. Đó là những âm thanh được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ. c. Đó là thứ ánh sáng được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ. d. Đó là cảm xúc của Ve Sầu. /0.5điểm 4. Vì sao khi nghe Ve Sầu trình diễn xong, giáo sư vẫn ngồi ngây ra rồi giọng khàn đi vì xúc động? a. Vì ông quá mệt sau thời gian chấm thi. b. Vì ông vẫn còn chìm đắm trong giai điệu tuyệt vời của bản nhạc. c. Vì ông quá vui sướng và bất ngờ trước kết quả học tập của học trò mình. d. Cả ý b và ý c. /0.5điểm 5. Hãy tìm và đặt tên khác cho bài đọc trên. /0.5điểm 6. Dấu gạch ngang trong câu: “-Vâng, thưa giáo sư.” Dùng để đánh dấu: a. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. b. Các ý trong một đoạn liệt kê. c. Phần chú thích. d. Tất cả các ý trên đều đúng. /0.5điểm 7. Bài đọc “Thi nhạc” đã sử dụng kiểu câu nào? a. Câu kể, câu hỏi. b. Câu kể, câu hỏi, câu khiến. c. Câu cảm, câu khiến. d. Cả ý a và c. /0.5điểm 8. Trong câu: “Cái áo đuôi tôm của ông quết xuống đất” có chủ ngữ là: a. Cái áo b. Cái áo đuôi tôm. c. Cái áo đuôi tôm của ông. d. Ông /0.5điểm 9. Trong câu “Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì”, ong được nhân hóa bằng cách nào? a. Ong có hoạt động như người. b. Gọi ong với một từ dùng để gọi người. b. Ong có đặc điểm như người. d. Xưng hô với ong thân thiện như người. /0.5điểm 10. Đặt câu có hai trạng ngữ: một trạng ngữ chỉ nơi chốn và một trạng ngữ chỉ thời gian.