Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân

doc 3 trang thungat 3430
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_ii_mon_doc_hieu_lop_4_nam_h.doc
  • docMa trận ĐH 4B-Hương.doc
  • docMôn Tiếng Việt 4B- Hương.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Đọc hiểu Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN ĐỌC HIỂU Họ tên Năm học 2019 - 2020 Lớp 4B (Thời gian 35 phút ) Điểm: Lời phê của giáo viên: Em đọc thầm bài “Hoa học trò” và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Dựa vào nội dung bài tập đọc em hãy khoanh vào ý trả lời đúng: Câu 1: Phượng ra lá vào mùa nào? (0,5 điểm ) A. Mùa xuân. B. Mùa hè. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng. ( 0,5 điểm) Mùa xuân, phượng Lá xanh um, , ngon lành như lá Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? ( 0,5 điểm) A. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. B. Vì hoa phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. C. Vì hoa phượng là loại hoa đẹp. D. Vì hoa phượng xòe như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
  2. Câu 4 : ( 1 điểm) Đúng điền ( Đ ) sai điền ( S ) Hoa phượng nở vào mùa xuân. Cánh hoa phượng như con bướm thắm. Thân hoa phượng có gai. Hoa phượng nở vào mùa hè. Câu 5: Những ngày cuối xuân, màu hoa phượng như thế nào? ( 0,5 điểm ) Câu 6: Câu: “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.” Em hiểu câu văn đó nói lên điều gì? ( 1 điểm ) Câu 7: Tìm một động từ, một tính từ có trong bài văn. (0,5 điểm ) Động từ là: Tính từ là: Câu 8: Tìm một câu kể: Ai là gì? có trong bài. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó. ( 0,5 điểm ) Câu 9: Câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” Thuộc mẫu câu nào? (0,5 điểm ) A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu câu nào? Câu 10: ( 0,5 điểm ) Tìm chủ ngữ trong câu: “Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng.” Chủ ngữ là: Câu 11: Hãy chuyển câu kể sau đây thành câu hỏi. ( 0,5 điểm ) “ Lan đi du lịch.” Câu 12: ( 0,5 điểm ) Trong bài văn trên có những kiểu câu kể nào mà em đã học?
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Phượng ra lá vào mùa nào? (0,5 điểm ) A. Mùa xuân Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng. ( 0,5 điểm) Mùa xuân, phượng ra lá.Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Câu 3. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? ( 0,5 điểm) A. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. Câu 4 : ( 1 điểm) Đúng điền ( Đ ) sai điền ( S ) S Hoa phượng nở vào mùa xuân. Đ Cánh hoa phượng như con bướm thắm. S Thân hoa phượng có gai. Đ Hoa phượng nở vào mùa hè. Câu 5: Những ngày cuối xuân, màu hoa phượng như thế nào? ( 0,5 điểm ) Số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần Câu 6: Câu: “Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.” Em hiểu câu văn đó nói lên điều gì? ( 1 điểm ) Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng vì hoa phượng nở báo tin mùa hè sắp đến. học trò buồn vì sắp xa thầy cô, bạn bè, vui vì được nghỉ hè. Câu 7: Tìm một động từ, một tính từ có trong bài văn. (0,5 điểm ) Động từ là: chăm lo, trông lên Tính từ là: buồn, vui, thắm tươi, mát rượi Câu 8: Tìm một câu kể: Ai là gì? có trong bài. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó. ( 0,5 điểm ) Hoa phượng là hoa học trò. CN: Hoa phượng VN: là hoa học trò Câu 9: Câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” Thuộc mẫu câu nào? (0,5 điểm ) C. Ai thế nào? Câu 10: ( 0,5 điểm ) Tìm chủ ngữ trong câu: “Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng.” Chủ ngữ là: Cậu Câu 11: Hãy chuyển câu kể sau đây thành câu hỏi. ( 0,5 điểm ) “ Lan đi du lịch.” - Lan đi du lịch không? - Lan đi du lịch khi nào ? Câu 12: ( 0,5 điểm ) Trong bài văn trên có những kiểu câu kể nào mà em đã học? Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?