Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5

doc 4 trang thungat 7050
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_khoi_5.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5

  1. HỌ VÀ TÊN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp Năm. . . . Trường TH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Điểm: Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 20 -20 Thời gian : 30 phút Ngày thi : Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” và làm các bài tập . Phong cảnh đền Hùng Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo ĐOÀN MINH TUẤN Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất hoặc điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu hỏi sau: Câu 1: Viết vào chỗ trống 2 điều em biết về vua Hùng . a) b) Câu 2 : Nêu những chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh trước đền Hùng . a) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ . b) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn . c) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Câu 3) Nêu những chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh trong đền Hùng.
  2. a) những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa, lăng của các vua Hùng kề bên. b) những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. c) Cả hai câu trên đều sai. Câu 4 : Mỗi chi tiết sau gợi tên truyền thuyết nào ? Ghi câu trả lời vào chỗ trống. a) Đỉnh Ba Vì, nơi Mị Nương theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng : :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 5 : Ngày giỗ Tổ vua Hùng gợi cho người Việt nam suy nghĩ gì ? a) Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. b) Nhớ về truyền thống đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đất nước mình. c) Cả hai câu trên đều đúng. Câu 6 : Viết vào chỗ trống từ ngữ trong câu thay thế cho từ có gạch dưới. “Thừa lệnh, lính đo xé vải ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại”. Từ “người này”thay thế cho từ :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 7 : Những từ đồng nghĩa với từ “công dân” là : a) công nhân, công chúng, dân b) công chúng, dân tộc, đồng bào c) dân chúng, nhân dân, dân. Câu 8 : Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ thích hợp : a) Tôi . . . . . . . . .học nhiều, tôi . . . . . . . . .thấy mình biết còn ít quá. b) . . . . . . . . .chúng tôi có cánh. . . . . . . . . .chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại. Câu 9 : Viết tên một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của nước ta vào từng chỗ trống cho phù hợp . a) Vị vua có công dẹp giặc Minh và tên tuổi gắn với truyền thuyết về Hồ Gươm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Tên của Bác Hồ khi làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin năm 1911 : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 10 : Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết câu sau theo cách lặp từ ngữ. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày,. . . . . . . . .đi câu cá bóng về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ. ( Bé , em, thức ăn ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
  3. HỌ VÀ TÊN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp Năm. . . . Trường TH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Điểm: Môn: TIẾNG VIỆT - Khối 5. Năm học : 20 -20 Thời gian : 30 phút Ngày thi : Đọc thầm bài “Phong cảnh đền Hùng” và làm các bài tập . Phong cảnh đền Hùng Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo ĐOÀN MINH TUẤN Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất hoặc điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu hỏi sau: Câu 1) Nêu những chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh trong đền Hùng. a) những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa, lăng của các vua Hùng kề bên. b) những dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. c) Cả hai câu trên đều sai. Câu 2 : Mỗi chi tiết sau gợi tên truyền thuyết nào ? Ghi câu trả lời vào chỗ trống. a) Đỉnh Ba Vì, nơi Mị Nương theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng : :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 3 : Nêu những chi tiết nói lên vẻ đẹp của phong cảnh trước đền Hùng . a) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ .
  4. b) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn . c) những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Câu 4: Viết vào chỗ trống 2 điều em biết về vua Hùng . a) b) Câu 5 : Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết câu sau theo cách lặp từ ngữ. Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày,. . . . . . . . .đi câu cá bóng về băm sả hoặc đi lượm vỏ đạn giặc ở ngoài gò về cho mẹ. Câu 6 : Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ thích hợp : a) Tôi . . . . . . . . .học nhiều, tôi . . . . . . . . .thấy mình biết còn ít quá. b). . . . . . . . .chúng tôi có cánh. . . . . . . . . .chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại. ( Bé , em, thức ăn ) Câu 7 : Ngày giỗ Tổ vua Hùng gợi cho người Việt nam suy nghĩ gì ? a) Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. b) Nhớ về truyền thống đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đất nước mình. c) Cả hai câu trên đều đúng. Câu 8 : Viết tên một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của nước ta vào từng chỗ trống cho phù hợp . c) Vị vua có công dẹp giặc Minh và tên tuổi gắn với truyền thuyết về Hồ Gươm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . d) Tên của Bác Hồ khi làm phụ bếp trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin năm 1911 : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 9 : Viết vào chỗ trống từ ngữ trong câu thay thế cho từ có gạch dưới. “Thừa lệnh, lính đo xé vải ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại”. Từ “người này”thay thế cho từ :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 10 : Những từ đồng nghĩa với từ “công dân” là : a) công nhân, công chúng, dân b) công chúng, dân tộc, đồng bào c) dân chúng, nhân dân, dân. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.