Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 4062
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Lớp : NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Thời gian làm bài : 70 phút ) Điểm GV coi GV chấm Bằng số: Bằng chữ: A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm - GV cho HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc – HTL đã học trong SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 (từ tuần 20 đến tuần 25) kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do GV lựa chọn. II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. Theo Nông Lương Hoài Đọc thầm bài văn trên, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: (0,5 đ) (M1) Anh chàng nhìn thấy chú bướm nhỏ đang làm gì? A. Đang bay lượn quanh vườn hoa B. Đang đậu trên một cành cây cao. C. Đang cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Câu 2.(1đ) (M2) Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được? A. Vì chú yếu quá nên không thoát ra được. B. Vì không có ai giúp chú thoát ra ngoài. C. Vì cái lỗ nhỏ xíu chú không thoát ra được. Câu 3: (0,5đ)(M1) Anh thanh niên làm gì để giúp chú bướm? A. Lấy tay xé lỗ nhỏ cho to thêm. B. Lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. C. Lấy tay kéo chú bướm ra khỏi kén. Câu 4:(1đ) (M2) Sau khi được giúp đỡ, chú bướm phải sống cuộc đời như thế nào? A. Bò loanh quanh với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
  2. B. Bay lượn suốt ngày với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng C. Không bay được vì cánh đã bị gấy mất một bên khi đang thoát ra khỏi kén. Câu 5:(1đ) (M4) Câu cuối bài: “Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. ” khuyên chúng ta điều gì? Câu 6.(0,5đ ) (M1)Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là: A. Danh từ C. Tính từ B. Động từ D. Đại từ Câu 7: (1đ) (M2)Câu nào sau đây là câu ghép? A. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu và chẳng bao giờ ta có thể bay được. B. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. C. Cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên. Câu 8: (1đ)(M3)Từ in đậm trong câu "Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm" thay thế cho từ nào? Thay thế như vậy có tác dụng gì? Câu 9: (0,5đ)(M3) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong câu sau: “Cá không ăn muối Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư” B. KIỂM TRA VIẾT :10điểm I. Chính tả: (2đ) BÀ CỤ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm. II. Tập làm văn: (8đ) Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - 5 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm) (đã kiểm tra trong các tiết ôn tập) II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Đáp án: Câu 1:?(M1) 0,5 điểm C. Đang cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu Câu 2: (M2) 1 điểm C. Vì cái lỗ nhỏ xíu chú không thoát ra được.
  3. Câu 5: (M4) 1 điểm Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. Câu 6. (M1) 0,5 điểm a. Danh từ Câu 7: (M2) 0.5 điểm c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đúng đoạn văn (2 điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu - HS biết chọn tả đồ vật mà em yêu mến. - HS tả được các chi tiết nổi bật về đồ vật có lồng cảm xúc, tình cảm của bản thân thành một mạch đầy đủ, lôi cuốn người đọc. - Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối, chuyển đoạn mạch lạc.