Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 14+15: Viết bài tập làm văn số 1
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 14+15: Viết bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_1415_viet_bai_tap_lam_va.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 14+15: Viết bài tập làm văn số 1
- TIẾT 14, 15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I. MA TRẬN Chuẩn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp KT-KN độ cần kiểm Cấp độ Cấp độ cao thấp Tên tra Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL -Nhận biết, Năng lực Năng lực hiểu về đối tiếp nhận đọc hiểu tượng văn bản nội dung thuyết của văn minh, yếu bản tố miêu tả và tác dụng của yếu tố Xác định Xác định Năng lực miêu tả đối tượng tác dụng tạo lập trong văn thuyết của yếu văn bản Văn bản thuyết minh và các tố miêu thuyết thuyết minh yếu tố miêu tả trong minh về minh tả văn bản một nét - Kỹ năng thuyết đặc sắc tạo lập một minh trong văn bản danh thuyết lam, minh thắng cảnh Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 8 10 Tỉ lệ % 10% 10% 80% 100% Tổng 2 1 3 số câu 2 8 10 Tổng 20% 80% 100% số điểm Tỉ lệ %
- II. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (2 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và trả lời yêu cầu bên dưới: Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu. ( Trích Rừng cọ quê tôi, Nguyễn Thái Vận) Câu 1: Đoạn văn bản thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Câu 2: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả đối tượng thuyết minh trong đoạn văn bản và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó. Phần II. Làm văn( 8 điểm): Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I. Đọc – Hiểu văn bản: Câu 1: - Đoạn văn bản thuyết minh đặc điểm của cây cọ(0,5 điểm) Câu 2: - Những câu văn có yếu tố miêu tả đối tượng thuyết minh: + Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã(0,25 điểm) + Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. (0,25 điểm) + Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. (0,25 điểm) + Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. (0,25 điểm) - Tác dụng: làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng(0,5 điểm)
- Phần II: Tập làm văn: (8 điểm ) Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. * Yêu cầu chung: Tạo lập được văn bản thể loại thuyết minh - Về hình thức: + Đúng kiểu bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh + Về bố cục bài viết: gồm 3 phần rõ ràng. + Diễn đạt: dùng từ ngữ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn, không sai lỗi chính tả. - Về nội dung: Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em - Về phương pháp: Hs biết vận dụng những phuơng pháp thuyết minh đã học để thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê mình * Yêu cầu cụ thể. Điểm Phần Nội dung số 1. Mở – Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ở quê em (nêu địa bài lí, đặc điểm chung về danh lam đó). 1 – Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó. – Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh đó. + Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá? + Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào? + Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó. 6 – Giới thiệu về kiến trúc: + Miêu tả về những nét đặc sắc nhất (về kiến trúc) và so sánh 2. Thân với những danh lam thắng cảnh khác. bài: + Phân tích những nét đặc sắc trong kiến trúc ( những nét hoa văn, những sáng tạo riêng). + Giới thiệu bằng cách miêu tả những cảnh quan thiên nhiên xung quanh, và nó có vai trò gì đối với danh lam thắng cảnh đó. Ví dụ như: cây đa, giếng nước, ao hồ, vườn – Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương. 3. Kết - Suy nghĩ, tình cảm của em về danh lam thắng cảnh đó 1 bài: * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi, văn phong lưu loát. - Cần căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm cho sát với biểu điểm. GV cần linh hoạt trong khi chấm.