Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 7280
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_4_cuoi_hoc_ky_ii_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT(Đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . . I. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Đường đi Sa Pa” Sách TV4, tập 2/tr 102 2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” - Sách TV4, tập 2/tr 114 3. Bài “Ăng – co vát”- Sách TV4, tập 2/tr 123 4. Bài: “ Con chuồn chuồn nước” - Sách TV4, tập 2/tr 127 5. Bài: “Vương quốc vắng nụ cười” - Sách TV4, tập 2/tr 132 2 II. Đọc hiểu văn bản Cho bài văn sau: NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo: “Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô bé trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa! - Ý ba cháu thế nào? - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!” Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.” Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì? a. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất. b. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia. c. Không có học bổng để theo học đại học. d. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường. Câu 2. Ba dòng nào dưới đây nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô? a. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con.
  2. b. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc. c. Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ. d. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân. Câu 3. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì? a. Đừng ước mơ như ba! b. Đừng chết theo ba! c. Đừng ước mơ! d. Đừng từ bỏ ước mơ! Câu 4. Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì? a. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. b. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc và được đi thi đấu quốc tế. c. Cô nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng. d. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào trường đại học và được một chuyến du lịch Châu Âu. Câu 5. Theo em, ước mơ thế nào là đủ lớn? Câu 6. Em cũng đã từng ước mơ. Em hãy kể một ước mơ và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó? Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ”. a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là các ý liệt kê. d. Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ của nhân vật. Câu 8. Chuyển câu khiến “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” thành hai câu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. a) b) Câu 9. Viết câu văn tả hình dáng của một con vật trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . . A. Bài kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào? Chúng ta biết rằng, cây cối muốn sinh trưởng phải tiêu hao chất dinh dưỡng. Mùa xuân và mùa hè, cây sinh trưởng nhanh, chất dinh dưỡng tiêu hao nhiều hơn so với tích luỹ, vì vậy sức kháng lạnh cũng giảm. Nhưng đến mùa thu, tình hình lại ngược lại, lúc này nhiệt độ ban ngày cao. Mặt trời chiếu mạnh, quá trình quang hợp của lá diễn ra nhanh, còn ban đêm nhiệt độ thấp, cây cối sinh trưởng chậm, chất dinh dưỡng tiêu hao ít, tích lũy nhiều nên cây ngày càng “béo”, cành non biến thành chất gỗ, cây cũng dần dần có khả năng chịu lạnh. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao?) II. Tập làm văn (8 điểm) Em hãy tả một con vật mà em yêu quý nhất.
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Môn: TIẾNG VIỆT - Lớp 4 I.Đọc thành tiếng(3 điểm): Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Đường đi Sa Pa” Sách TV4, tập 2/tr 102 2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” - Sách TV4, tập 2/tr 114 3. Bài “Ăng – co vát”- Sách TV4, tập 2/tr 123 4. Bài: “ Con chuồn chuồn nước” - Sách TV4, tập 2/tr 127 5. Bài: “Vương quốc vắng nụ cười” - Sách TV4, tập 2/tr 132 II.Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án đúng a a,b,c d a b Điểm 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 5. Gợi ý: Ước mơ đủ lớn là một ước mơ có ý nghĩa, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình và nhiều người khác, đồng thời phải là ước mơ cho người ta phấn đấu không ngừng, cố gắng hết mình, vượt qua mọi khó khăn để đạt được. 6. Tham khảo: Em ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành phi công, được lái chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời./ Em luôn phấn đấu học thật giỏi và chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe tốt ngay từ bây giờ. 8. Gợi ý: Học sinh viết được 02 trong số những câu sau: - Chớ để ước mơ của con chết theo ba! - Không được để ước mơ của con chết theo ba! - Mong ước mơ của con đừng chết theo ba! - Xin đừng để ước mơ của con chết theo ba! 9. Tham khảo: Cô nàng vẹt có chiếc mỏ dài, nhọn hoắt, phần trên dài hơn phần dưới, khoằm xuống uốn cong như một chiếc lưỡi câu.
  5. B. Kiểm tra viết I. Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm ) 5 lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,25 điểm. II. Tập làm văn (8 điểm) * Bài văn đảm bảo các mức độ sau: - Bài viết đúng dạng văn miêu tả con vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học: 5 điểm - Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 6 điểm - Bài viết hay, có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài văn miêu tả con vật: 7 điểm - Sáng tạo: 1 điểm - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.