Bài kiểm tra ôn tập môn Tập đọc Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Tân Đức

doc 8 trang thungat 5170
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra ôn tập môn Tập đọc Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Tân Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_on_tap_mon_tap_doc_lop_2_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra ôn tập môn Tập đọc Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Tân Đức

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÔN TẬP TÂN ĐỨC Năm học: 2020 – 2021 Bài kiểm tra đọc (Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : Lớp 2 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng: Đọc thầm: ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài văn sau: Cây và hoa bên lăng Bác Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miềm đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng băng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. II. Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc thầm trên, em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây: (6 điểm) Câu 1. Em hãy kể tên những loại cây và hoa được trồng trước lăng Bác ? (M1) a. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. b. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa lan c. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào,hoa bưởi. d. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hao dạ hương, hoa mai. Câu 2. Em hãy điền những từ còn thiếu trong câu văn dưới đây ? (M2) Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng .theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu: “Tháng sáu, chúng em được nghỉ hè” trả lời cho câu hỏi nào?( M1) a. Vì sao? b. Để làm gì? c. Khi nào? d. Ở đâu? Câu 4. Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?(M2) a. nặng quá - nặng nề b. hốt hoảng - bình tĩnh
  2. c. kéo dài - yên lặng d. tự tin – tự trọng Câu 5. Hãy chọn tên cho con vật thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây?(M1) Nhanh như a. Thỏ b. Rùa c. Voi d. Khỉ II. Tự luận: Hoàn thành các bài tập sau: (M4) Câu 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ? Câu 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì? (M2) ĐỌC CÁC BÀI SAU Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Quyển sổ liên lạc 1. Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay . Bố làm gì cũng khéo , viết chữ thì đẹp . Chẳng hiểu sao , Trung không có được hoa tay như thế . Tháng nào , trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà . Một hôm , bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu , đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên : đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai . Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. 2. Nhưng cuối lời phê , thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn : - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê? Bố bảo: - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều , chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không ? Giọng bố buồn hẳn: - Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh. Bóp nát quả cam Thấy giặc âm mưu đến chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÔN TẬP TÂN ĐỨC Năm học: 2020 – 2021 Bài kiểm tra đọc (Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : Lớp 2 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng: Đọc thầm: ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài văn sau: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN 1/ Bài văn tả cái gì? A. Tuổi thơ của tác giả B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Tả cây đa. 2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Lúa vàng gợn sóng. B. Đàn trâu ra về. C. Cả hai ý trên.
  4. 3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Lững thững - nặng nề B. Yên lặng - ồn ào C. Cổ kính - chót vót 4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? 5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Ngọn chót vót giữa trời xanh. 6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì? 7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □ 8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? 9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. - Từ ngữ đó là: - Đặt câu: * Tập làm văn Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, ) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: Câu hỏi gợi ý: a) Bố (mẹ, chú, dì ) của em tên là gì? Làm nghề gì? b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì ) làm những việc gì? c) Những việc ấy có ích như thế nào? d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì ) như thế nào?
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÔN TẬP TÂN ĐỨC Năm học: 2020 – 2021 Bài kiểm tra đọc (Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : Lớp 2 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng: Đọc thầm: ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài văn sau: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, g giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu d dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ – M1) Bài văn tả cái gì ? A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Tả cây đa. D. Tả quê hương của tác giả. Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ - M1) Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa? Lững thững - nặng nề Yên lặng - ồn ào Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ– M1)
  6. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về Đàn bò vàng đang gặm cỏ Bầu trời xanh biếc Muôn hoa đang đua nở Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0, 5 đ–M2) Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào ? A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình. D. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. Câu 5. Nối câu với đáp án đúng (0,5đ – M2) Ai làm gì? a) Rễ cây như những con rắn hổ mang giận dữ Như thế nào? Câub) Gió 6: Đánh chiều dấu gẩy x lên vào những ô trống điệu của nhạc câu litrả kì lời Câu 6: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa? A. Cành cây lớn hơn cột đình. B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Câu 7. " Ngọn chót vót giữa trời xanh " thuộc kiểu câu nào? ( 0,5 đ– M2) Câu 8. Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? (1 đ -M 3) Câu 9. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trồng (0,5 đ -M 3) Một hôm Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ Câu 10. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương (1 đ -M 4) .
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÔN TẬP TÂN ĐỨC Năm học: 2020 – 2021 Bài kiểm tra đọc (Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : Lớp 2 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng: Đọc thầm: ĐỀ BÀI I. Đọc thầm bài văn sau: SÔNG HƯƠNG Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, mùa xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM Câu 1: Sông Hương có những màu gì? a. Xanh, đỏ, vàng b. Xanh, hồng đỏ c. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non Câu 2: Những đêm trăng sáng dòng sông như thế nào? a. Có ánh trăng chiếu xuống. b. Như dải lụa đào ửng hồng. c. Là một đường trăng lung linh dát vàng. Câu 3: Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau? a. Đậm - nhạt. b. Xanh thẳm- xanh da trời.
  8. c. Đỏ rực - ửng hồng. Câu 4: "Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó" thuộc kiểu câu nào? a. Ai làm gì? b. Ai là gì? c. Ai thế nào? Câu 5: Bộ phận in nghiêng trong câu:" Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế" trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Là gì? c. Như thế nào? Câu 6: Bộ phận in nghiêng trong câu:" Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ" trả lời cho câu hỏi nào? a. Như thế nào? b. Vì sao? c. Khi nào? Câu 7: Vào những đêm trăng sáng, Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng. Do đâu mà có sự thay đổi ấy? Câu 8: Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? Câu 9: Viết cảm nghĩ của em về Sông Hương?