Bài kiển tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

doc 3 trang thungat 6640
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiển tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kien_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc

Nội dung text: Bài kiển tra định kỳ cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Lớp: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2020 - 2021 (Thời gian làm bài: 30 phút) A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) * Đọc thầm bài văn sau: Hai bệnh nhân trong bệnh viện Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi! Theo N.V.D Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu. 1. (0,5 điểm) Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng B. Vì hai người không đi được C. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm D. Vì họ phải ở trong phòng để bác sĩ khám bệnh 2. (0,5 điểm) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? A. Cuộc sống thật ồn ào B. Cuộc sống thật tĩnh lặng C. Cuộc sống thật tấp nập D. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình 3. (0,5 điểm) Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui? A. Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động B. Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng C. Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài D. Vì ông cảm thấy đang được động viên
  2. 4. (0,5 điểm) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý? A. Thích tưởng tượng bay bổng B. Thiết tha yêu cuộc sống C. Yêu quý bạn D. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác 5. (0,5 điểm) Các vế trong câu ghép: “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào? A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng một cặp quan hệ từ D. Nối bằng một cặp từ hô ứng 6. (0,5 điểm) Hai câu: “Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ) C. Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa) D. Bằng từ ngữ nối 7. (0,5 điểm) Trong trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì? “Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù.” A. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận câu đứng sau B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là giải thích cho bộ phận đứng trước C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật D. Tất cả các ý trên đều đúng 8. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ B. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ C. Ngăn cách giữa các vế câu D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ 9. (1 điểm) Gạch chân và ghi chú thích bộ phận trạng ngữ (TN) chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau: Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. 10. (1 điểm) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Không những Phụ nữ Việt Nam cần cù, chăm chỉ mà họ còn yêu thương con hết mực. 11. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp? Qua câu chuyện trên e học tập được sự lạc quan yêu đời, kiên cường trong cuộc sống, luôn mang niềm vui đến cho tất cả mọi người.
  3. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 50 phút B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút Cô Chấm Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Theo Đào Vũ II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy tả một người mà em yêu quý. Đề 2: Hãy tả trường em trước buổi học.