Bài ôn kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 9 trang thungat 6400
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_on_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5.doc

Nội dung text: Bài ôn kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. Họ và tên: H II - Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút Đọc thầm mẩu chuyện sau: Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm) A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 2: Theo em, khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 3: Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (0,5 điểm) . Câu 4: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm) . Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa cách ký tên” )? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
  2. Câu 6: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây: (1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. Câu 7: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau: (1 điểm) a, Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. b, Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách. Câu 8: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ trong các dãy từ sau: (1 điểm) a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chăm sóc, chăm làm. b, đoàn kết, chung sức, ngoan ngoãn, hợp lực, gắn bó, muôn người như một. c, tự hào, anh hùng, gan dạ, dũng cảm, dũng mãnh, quả cảm. Câu 9: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó. (1 điểm) Câu 10: Tìm 1 câu ghép trong bài văn trên:
  3. B - BÀI KIỂM TRA VIÊT I. Chính tả: (2 điểm) HS viết bài: “Tà áo dài Việt Nam" ( TV5 tập 2, trang 122) đoạn từ: “Từ đầu thế kỉ XX rộng gấp đôi vạt phải”. II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp trên quê hương em. II - Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút G Đọc thầm bài văn sau: Mưa xuân Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường; thả nhẹ trên đê, trên cỏ, trên đá. Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0,5 điểm): Bài văn tập trung tả những cảnh gì ? a. Vẻ đẹp của giọt mưa xuân, cây cối dưới cơn mưa. b. Những người đi dưới mưa.
  4. c. Cảnh vật dưới cơn mưa. Câu 2 (0,5 điểm): Những từ ngữ nào được tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của giọt sương xuân ? a. rơi lưa thưa, có khi như vô hình b. như hạt thủy ngân trên lá cỏ c. rơi lưa thưa, có khi như vô hình, long lanh, lóng lánh treo đầy ngọn cỏ, treo trên những chiếc mạng nhện, giăng giữa đất trời rộng lớn. Câu 3 (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy mưa xuân cũng thật khác đời? a. giọt mưa cực nhỏ chỉ lớn hơn giọt sương chút đỉnh. b. rơi lưa thưa. c. hạt hạt nối nhau, lất phất trên bầu trời d. giọt mưa cực nhỏ chỉ lớn hơn giọt sương chút đỉnh, hạt hạt nối nhau, lất phất trên bầu trời, thả nhẹ xuống cây, hoa, lá, trên vai, tóc, trên mũ nón, trên đê, trên cỏ, trên đá. Câu 4 (0,5 điểm): Những hình ảnh nào được dùng để miếu tả sức sống của cây cối dưới mưa xuân ? a. Cánh đồng như bừng tỉnh. b. Lúa xuân xanh ngần lên, xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. c. Nhưng lá non vẫy vẫy theo gió xuân. d. d. Cánh đồng như bừng tỉnh; lúa xuân xanh ngần lên, xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn; những cây xoan, cây bàng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. Câu 5 (1 điểm): Mưa xuân đem đến những gì ? Câu 6 (1 điểm): Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Những cây xoan, cây bàng bừng tỉnh giấc, trên những cành khô, những búp xuân trong như ngọc đã lấp ló hiện ra. Câu 7 (1 điểm): Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu sau: Lúa xuân bỗng xanh ngần lên, xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Câu 8 (1 điểm): a, Điền dấu vào Hết năm học này chúng em sẽ rời xa mái trường Tiểu học Ngọc Sơn. b, Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng: Câu 9 (1 điểm): a. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ' trẻ em": b. Đặt câu với một từ vừa tìm được. - BÀI KIỂM TRA VIÊT I. Chính tả: (3 điểm) Con gái ( TV5 tập 2, trang 112) Viết đoạn: “ Đêm, Mơ trằn trọc giúp mẹ.”
  5. II. Tập làm văn: (7 điểm) Đề bài: Tả ngôi trường đã gắn bó với em trong những năm học qua. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
  6. Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm Theo Nguyễn Hoàng Đại * Dựa vào nội dung bài đọc , hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1:Điền từ ngữ thích hợp để được ý đúng: Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Câu 2:. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng” ? A. Đêm trăng. B. Con đê. C. Đồng ruộng. D. Trường học. Câu 3:. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? A. Vì các bạn nhỏ lúc nào cũng vui chơi trên đê. B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. D. Vì trên con đê các bạn nhỏ nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cổ Trung thu. Câu 4:. Sau bao năm xa quê, lúc trở về, tác giả nhận ra điều gì về con đê? Viết ra câu trả lời của em: Câu 5:.Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Câu 6 Dấu phẩy trong câu : «Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. » Có tác dụng gì ? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ trong câu. Câu 7:. Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ Câu 8(1 điểm). . Xác định danh từ (DT), quan hệ từ (QHT), động từ (ĐT), đại từ (ĐạiT) của các từ gạch chân trong câu sau : Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về Câu 9(1 điểm). a.Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ « trẻ em » b.Chọn một trong 3 từ trên để đặt câu
  7. Câu 10: Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản. Xác định các vế câu, thành phần chính các vế câu. Khoanh tròn cặp QHT. Câu 11: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các bộ phân cùng chức vụ trong câu: Câu 12: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 13: “Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.”. 2 câu này được liên kết với nhau bằng phép I. Chính tả (nghe – viết) ( 3đ) Bài: Út Vịnh (Tiếng Việt 5 / Tập 2, trang 136) viết đoạn từ “Một buổi chiều đẹp trời khóc thét”
  8. II. Tập làm văn ( 7đ) Đề : Tả lại cảnh đẹp của đêm trăng mà em yêu thích nhất