Bài tập ôn tập kiến thức môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3

docx 19 trang thungat 4960
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kiến thức môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_kien_thuc_mon_toan_va_tieng_viet_lop_3.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập kiến thức môn Toán và Tiếng Việt Lớp 3

  1. BÀI TẬP ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 3 - THÔNG BÁO: HS tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 29/3/ 2020 để phòng chống dịch Viêm đường hô hấp cấp. Trong thời gian nghỉ học, HS bị ốm hoặc có những triệu chứng ho, sốt đề nghị phụ huynh thông báo ngay cho GVCN. Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. - Thời gian nghỉ học dài, đề nghị quý phụ huynh giúp con em mình ôn tập ở nhà. Bài tập GV gửi về phụ huynh có thể tham khảo và cho con làm thêm. Tùy mức độ HS phụ huynh hướng dẫn các con làm bài. Gặp khó khăn bài nào có thể liên lạc qua zalo hoặc gọi điện để GV hỗ trợ. Bài tập các con làm xong, đề nghị phụ huynh kiểm tra, chấm đúng sai vào bài cho các con. - Yêu cầu HS: + Luyện đọc hàng ngày: đọc bài tập đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài. Tập kể chuyện theo tranh + Ôn tập và học thuộc bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân. + Làm thêm các bài tập mà bố mẹ giao. + Ôn tập các bài tập làm văn đã học + Ôn lại các môn học khác như Tiếng Anh, Tin học BUỔI ÔN LUYỆN 1 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a). Số 907 đọc là: b) 16 gấp 4 lần bằng : c) 6m 8cm = .cm d) 1.Hình vuông là hình có góc vuông và cạnh bằng nhau. 2. Trong phép chia có dư muốn tìm số bị chia ta làm như sau: . 3. Hình chữ nhật là hình 4. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như sau 5. Muốn tính chu vi hình vuông
  2. 6. Muốn tìm cạnh hình vuông ta 7. Muốn tìm nửa chu vi hình chữ nhật ta làm 8 Muốn gấp một số lên nhiều lần ta . 9. Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào? 10. Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy sô lớn ta làm theo mấy bước? Đó là? 11. Viết lại các bảng nhân, chia đã học. e) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 7 m, chiều rộng 5 m là : Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 217 x 3 b) 148 x 6 c) 272 : 8 d) 914 : 7 Bài 3: Tính giá thị biểu thức: a) (23 + 46) x 7 b) 90 + 172 : 2 Bài 4: Tìm X : a)X + 1243 = 2662 b) X : 4=864 Bài 5: Điền dấu >, <, = 5 m 6 dm 65 dm 846 g + 60 g . 1 kg 3 m 7 cm 37 cm 506 g – 129 g 377 g Bài 6: Giải bài toán sau: Mẹ hái được 60 quả cam, chị hái được 45 quả cam. Số cam của mẹ và chị hái được xếp đều vào 7 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả cam? Bài 7: Giải bài toán sau: Một thùng dầu đựng 219 l dầu. Người ta đã rót ra một phần ba số dầu ở trong thùng ra bán. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu l dầu? Bài 8: a) Hãy viết một phép tính có thương bằng 0 b) Hãy viết một phép tính có tích bằng thừa số thứ nhất. A. Phần Tiếng Việt: Bài 1.Tìm từ chỉ sự vật trong các câu sau: a. Cánh đồng trong đẹp như một tấm thảm khổng lồ. b. Mấy con chim chìa vôi bay lên bay xuống hót ríu rít. Bài 2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau. a. Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm b. Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xoè rộng ra như một dải lụa màu da cam còn khoan thai uốn lượn mãi. Bài 3. Các sự vật trong tùng cặp so sánh ở bài 2 có điểm nào giống nhau?
  3. BUỔI ÔN LUYỆN 2 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a)Có 4 con trâu và 20 con bò. Số bò gấp lần số trâu . Số trâu bằng số bò . b)7 m 8 cm = . cm c)Năm nay con 9 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Vậy năm nay mẹ tuổi. d)Một đàn gà có 6 gà trống và 18 gà mái. Số gà mái gấp . lần số gà trống . Bài 2: Đặt tính rồi tính: a)189 + 408 b) 666 – 240 c)104 x 7 d0 426 : 3 Bài 3: Tính giá thị biểu thức: a) 517 – 78 x 5 = b) (138 + 286) : 8 = Bài 4: Tìm X : a) X + 356 + 125 = 671 b) 456 + 129 + m = 781 Bài 5: Điền dấu >, <, = 9hm = m ; 8dam= m ; 5m3cm= cm ; 1000g = kg Bài 6: Giải bài toán sau: Một cửa hàng có 87 xe đạp, đã bán một phần ba số xe đó. Hỏi cửahàng còn lạibao nhiêu xe đạp? Bài 7: Giải bài toán sau: Thư viện của nhà trường có 127 quyển truyện tranh như vậy số truyện tranh nhiều hơn truyện khoa học là 21 quyển. Hỏi: a. Trong thư vịên có bao nhiêu quyển truyện khoa học? b. Thư viện có bao nhiêu quyển sách cả 2 loại? Bài 8: Cho các số 456, 42, 498 và các dấu phép tính +, -, =. Hãy viết tất cả các phép tính đúng. A. Phần Tiếng Việt: Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a) Nụ cười của các cô gái thân tình, tươi tắn. b) Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành. Bài 2. Đặt 3 câu theo mâu Ai thế nào? để nói về: a) Nắng, gió (hoặc cơn mưa, phố phường, con người ) ở quê em. b) Vẻ đẹp của Hồ Gươm (Hà Nội) c) Cô giáo em
  4. Bài 3. Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ, câu văn sau: Những ngôi sao trên trời Vầng trăng như lưỡi liềm Như cánh đồng mùa gặt Ai bỏ quên giữa ruộng Vàng như những hạt thóc Hay bác thần nông mượn Phơi trên sân nhà em. Của mẹ em lúc chiều.
  5. Bài 4. Chép những câu văn sau, gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? a) Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân xâm lược nước ta. b) Khi nghe tiếng loa, Gióng bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. c) Phá xong giặc, Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời xanh. BUỔI ÔN LUYỆN 3 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Số lớn nhất có hai chữ số là : b) Năm 2010 có 366 ngày, 1 tuần lễ có 7 ngày. Vậy năm 2010 có tuần lễ và ngày. c) Một hình vuông có chu vi là 36m. Cạnh của hình vuông đó là: d) Cha 45 tuổi, con 9 tuổi thì tuổi con bằng tuổi cha. e) Viết tiếp vào chỗ chấm : 16 , 22 , 28, ., g) Một số chia cho 8 được thương là 6 và số dư là 4 . Số đó là h) 12 được gấp lên 5 lần rồi thêm 13 thì bằng : Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 504 x 6 b) 205 x7 c) 774 : 3 d) 804 : 6 Bài 3: Tính giá thị biểu thức: a) 231 +7 x 7 ; c) 506 x (97 - 92) ; b) 306 : 9 +101; d) 102 : (36 : 6) Bài 4: Tìm X : a) X + 1543 = 9662 b) X 5=860 Bài 5: Điền dấu >, 6m 3cm 7m; 5m 6cm 5m; 5m 6cm 6m < = 400g + 8g 480g; 450g 500g - 40g; Bài 6: Giải bài toán sau: Một bao gạo cân nặng 25 kg. Một bao ngô cân nặng gấp đôi bao gạo. Hỏi bao gạo và bao ngô cân nặng bao nhiêu ki lô gam ? Bài 7: Giải bài toán sau: Có 35m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m. Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?
  6. Bài 8: Tính nhanh: (8 x 7 - 16 - 5 x 8) x (1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9) B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: a) Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. b) Các bà các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. c) Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà bẫy chim. Bài 2: Em hãy xếp các từ ngữ sau đây vào hai nhóm: Hải Phòng; thôn Tam Đa; Đà Lạt; đường phố; nhà cao tầng; cánh đồng; chăn nuôi; ruộng vườn; Đà Nẵng; công viên; chế tạo ô tô; gặt lúa; siêu thị. - Thành phố - Nông thôn - Bài 3. Điền vào chỗ trống : - a) tr hoặc ch - che ở / - cách ở / . - ơ trụi / - ơ vơ / . - b) ăc hoặc oăc - dao s / . - dấu ng kép / . - lạ h / - mùi hăng h / . - Bài 4. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : a) Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. ( Nguyễn Công Dương ) b) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. ( Bùi Hiển )
  7. BUỔI ÔN LUYỆN 4 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Trong dãy số 3128; 3812; 2318; 832. Số bé nhất là b) Giá trị của biểu thức: 48 - 16 : 2 là: . c) Viết đơn vị đo độ dài được sắp xếp từ lớn đến bé : như sau : d) 12 được gấp lên 6 lần rồi bớt đi 22 thì bằng : e) 45 được giảm đi 5 lần rồi cộng thêm 15 là : g) 432 m giảm đi 8 lần thì được : . Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 504 x 4 b) 205 x 3 c) 872 : 4 d) 905 : 5 Bài 3: Tính giá thị biểu thức: Tính giá trị biểu thức a) 52 + 81 : 9 b)100- 13 x 7 c)78 : 6 + 96 : 8 d)19 x 5 + 2 Bài 4: Tìm X. a) 936 : x = 3 b) x : 5 = 121 ( dư 4) x : 5 = 125 x : 6 = 18 ( dư 2) Bài 5: Giải bài toán sau: Có 2 bao gạo. Bao thứ nhất nặng 10kg. Bao thứ hai nặng gấp 3 lần bao thứ nhất. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu kg? Bài 6: Giải bài toán sau: Có 63 mét vải, may mỗi một bộ quần áo hét 3 mét. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. - đẹp như . - đỏ như - Dai như . - xanh như - đen như . - vàng như
  8. Bài 2: Chép những câu sau, gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a) Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân. b) Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng. c) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. BUỔI ÔN LUYỆN 6 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Số lớn nhất trong các số 8122; 8221; 8211; 8212 là b) Số lớn là 42, số bé là 6. Vậy số lớn gấp số bé số lần là: c) Số bé nhất trong các số 1245; 1254; 1225; 1552 là d) Trong phép chia có số chia là 6, số dư lớn nhất là: e) Đếm thêm rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm: 27; 36; 45; ; ; g) 1 giờ có 60 phút thì 1/2 giờ có phút h) Số thích hợp viết vào chỗ trống trong phép tính x 6 : 8 4 là: Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 821 x 4 b) 325 x 3 c) 129 : 3 d) 506 : 6 Bài 3: Viết các số sau: a) Tám nghìn bẩy trăm linh hai : b) 9 nghìn, 9 chục : c) 2 nghìn, 8 trăm, 6 đơn vị : Bài 4: Giải bài toán sau: Có 2 bao gạo. Bao thứ nhất nặng 10kg. Bao thứ hai nặng gấp 3 lần bao thứ nhất. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu kg? Bài 5: Giải bài toán sau: Có 63 mét vải, may mỗi một bộ quần áo hét 3 mét. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh. -Ở chân trời phía đông, mặt trời mọc đỏ như - Đêm trung thu, mặt trăng tròn vành vạch như
  9. - Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chảy như Bài 2( 2điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh đẹp quê hương. a. lồng lộng c. nhởn nhơ b. bay bổng d. .uốn khúc Bài 3( 3điểm): Tìm những thành ngữ nói về quê hương. Non xanh nước biếc, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ. BUỔI ÔN LUYỆN 7 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a). Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 17 hm = m b) Bình có 6 con tem, An có 30 con tem. Số tem của An gấp số tem của Bình số lần là : . c) Nếu gấp một số lên 7 lần thì được 63. Số đó là : d) Bạn Lan có 8 quyển vở, bạn Trang có số vở gấp đôi bạn Lan. Số vở cả hai bạn có tất cả là : e) Số dư của phép chia 346 chia cho 5 là : g) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 18m. Chu vi của thửa ruộng là : . h) Giá trị của biểu thức 524 + 80 x 5 là : a. 29 viên b. 25 viên c. 39 viên d. 30 viên Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 237 x 5 b) 147 x 8 c) 272 : 7 d) 924 : 6 Bài 3: Điền dấu >, 6m 3cm 7m; 5m 6cm 5m; 5m 6cm 6m < = 400g + 8g 480g; 450g 500g - 40g; Bài 4: Tìm X : a) X:3=213 b) X + 236 = 4 Bài 5: Giải bài toán sau: Lan hái được 45 quả bưởi, Hồng hái được 40 quả bưởi. Số bưởi của Lan và Hồng được đóng vào trong 5 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu quả bưởi? A. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.
  10. ví dụ: quốc kì, quốc ca Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy: a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm. b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ. c. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc. Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào? a. Đường lên dốc trơn và lầy b. Người nọ đi tiếp sau người kia. c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ. e. Những khuôn mặt đỏ bừng. BUỔI ÔN LUYỆN 8 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) 52 hm : 2 = b) Tìm x , biết: x – 10 = 218 x 4. Vậy x = c) Tìm y, biết : 25 : y = 7 (dư 4). Vậy y = d) Xếp 35 quả cam vào các đĩa, mỗi đĩa nhiều nhất 6 quả. Nên phải dùng ít nhất cái đĩa. e) Mẹ mua về 6 kg gạo nếp và mua số gạo tẻ gấp đôi số gạo nếp. Vậy mẹ mua về tất cả kg gạo? g) Một ngày mẹ đi làm 8 giờ. Vậy thời gian mẹ đi làm bằng một phần ngày. h) Có 20 quả cam. Số quả cam gấp 4 lần số quả quýt. Vậy có quả cam và quýt. Bài 2: Giải bài toán sau: Một cửa hàng có 4628m vải. Ngày thứ nhất bán được 1547m vải. Ngày thứ hai bán được 2037m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? ( giải bằng 2 cách) Bài 3: Giải bài toán sau: Trường Hoà Bình có số học sinh là số lớn nhất có 3 chữ só. Trường Sơn La có số học sinh nhiều hơn trường Hoà Bình là 126 em. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?
  11. B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, bác sĩ, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy hoc, chế thuốc, sáng tác. Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: a. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây dân chài đang tung lưới vớt cá. b. Ngoài nương rẫy lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng tháng mười tháng mười một những ngày vui vẻ nhất trong năm. c. Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm đôi chim non xinh xắn bay ra, d. Giữa đám lá to bản một búp xanh vươn lên. e. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu lững thững từng bước nặng nề trở về làng. BUỔI ÔN LUYỆN 9 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Số liền trước của 160 là: . b) Một cái ao hình vuông có cạnh 6 m. Chu vi của hình vuông đó là: c ) 9m 8cm = . cm . Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là: d ) Gấp 7 lít lên 8 lần thì được: e) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : Giá trị của biểu thức 2 + 8 x 5 = 50 32:4+4=12 g) Dấu phải điền vào ô trống ở phép so sánh sau đây 6m 4 cm  7 m là: h) 1 giờ – 20 phút = Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 26 x 7 b) 213 x 4 c) 246 : 6 d) 343 : 3 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức 253 + 10 x 4 (43 + 57 ) x3 Bài 4: Giải bài toán sau:
  12. Ngày thứ bẩy của tháng tư là ngày mùng 4. Hỏi tháng đó có mấy ngàu thứ bẩy? Là những ngày nào? Bài 5: Giải bài toán sau: Có 4 xe chở hàng, mỗi xe đều chở được 345 kg gạo. Người ta đã dỡ xuống 427kg. Hỏi trên xe còn lại bao nhiêu kg gạo? Bài 6: Giải bài toán sau: Hiện nay con 4 tuổi, mẹ gấp 8 lần tuổi con. Hỏi khi sinh con mẹ bao nhiêu tuổi? B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ sau: Cây bầu hoa trắng Cao tít cây cau Cây mướt hoa vàng Mà thơm ngan ngát Tim tím hoa xoan Hoa sen trên nước Đỏ tươI râm bụt Hoa dừa trên mây Mào gà đỏ chót Đất nước em đây Hồng ửng hoa đào Bốn mùa hoa thắm Bài 2: Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong các câu dưới đây rồi điền vào chỗ trống trong bảng cácbộ phận thích hợp. Ngày xưa, Hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bong. Một hôm, nghê tin bác Gấu ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu. BUỔI ÔN LUYỆN 10 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Giá trị của biểu thức 35 + 55 x 4 là: b) Số cần điền vào chỗ chấm là: 3dm 3mm = mm c) Cho hình vuông có cạnh 6cm. Nếu tăng cạnh hình vuông đó thêm 3cm thì chu vi hình vuông đó bằng xăng – ti –mét? d) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài bằng 34m, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó là: cm e) 1 tuần 2 ngày = ngày g) Tính nhẩm: 8 x 8 = 56 : 7 = 6 x 9 = 81 : 8 =
  13. h) Có 20 quả cam. Số quả cam gấp 4 lần số quả quýt.Vậy có tất cả quả cam và quýt. Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 155 x 4 b) 205 x 3 c)155 : 5 d)420 : 6 Bài 3: Tìm X a) x : 4 + 16 = 200 b) X x 5 – 199 = 306 Bài 4: Điền số Chiều dài 19 m 2dam 3hm 2m Chiều rộng 8m 16m 3dam 12dm Chu vi hình chữ nhật Bài 5: Giải bài toán sau: Tính chiều dài của hình chữ nhật biết chiều rộng là 36m và chu vi hình chữ nhật đó là 2hm? Bài 6: Giải bài toán sau Trong phép chia hết có số chia là 48 và thương là 6. Nếu vẫn lấy số đó chia cho 4 thì được thương mới là bao nhiêu? BUỔI ÔN LUYỆN 11 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) A. Phần Toán: Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống . a) Tính nhẩm rồi ghi kết quả vào chỗ chấm 7 x 8 = 42:7= 8 x 4 = 5 x 0 = 72:9= 6 x 9 = 60:6= 20:5= b) 5hm = m . Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là : c) ) x x 4 = 20 . Vậy kết quả của x là : d) Có 10 quả cam và 20 quả quýt. Vậy số quýt gấp số cam là : e) Giá trị của biểu thức : 555 – 25 – 10 là g) Trong biểu thức 45 + 25 : 5 . Muốn tính giá trị của biểu thức này ta phải thực hiện phép trước. Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 4839+ 3367 b) 2807 - 959 c) 652 x 5 d) 748 : 7 Bài 3: Với bốn chữ số 9, 8, 1, 9 ta viết được: a) Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó là: b) Số bé nhất có đủ bốn chữ số đó là: c) Số lớn nhất có đủ bốn chữ số đó và có chữ số 5 ở hàng nghìn là: Bài 4: Giải bài toán sau: Quãng đường lên dốc dài 123m, quãng đường xuống dốc dài gấp 3 lần quãng
  14. đường lên dốc. Hỏi cả quãng đường lên dốc và xuống dốc dài tất cả bao nhiêu mét Bài 5: Giải bài toán sau: Một đội xe có 48 ô tô chở khách và số ô tô tải gấp 4 lần số ô tô chở khách. Hỏi đội xe đó có tất cả bao nhiêu ô tô ? Bài 6: Giải bài toán sau: Có 63 mét vải, may mỗi một bộ quần áo hét 3mét. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? B. Phần Tiếng Việt: Bài 1: Nối câu với mẫu tương ứng: Đây là mặt trận. Ai thế nào? Cả đội trầm trồ, thán phục. Ai làm gì? Chỉ huy lôi ra được cậu bé lạ hoặc. Ai là gì? Bài 2: Đặt dấu phẩy thích hợp vào những câu in đậm: Quang Trung Nguyễn Huệ là một danh tướng trăm trận trăm thắng. Ông vào Nam ra Bắc bốn lần phá thành Gia Định ba lần chiếm giữ Thăng Long đánh chúa Nguyễn diệt chúa Trịnh đuổi giặc Xiêm. Mùa xuân năm 1789 chỉ trong 5 ngày Tết đội quân của ông đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Chiến công của ông là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. BUỔI ÔN LUYỆN 12 (Phụ huynh giúp các con làm vào vở ô li) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi : Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu
  15. D. Mùa đông. Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3: Các loài chim làm gì trên cây gạo? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Đỏ chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành. Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao? Câu 7: a) Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu câu nào. b) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong câu:“Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” và viết vào bảng ở dưới đây. Sự vật Từ so sánh Sự vật Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? D. Khi nào? Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo
  16. Câu 10: Tập làm văn Viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin ( về tình hình học tập, sức khỏe của em) với một người mà em qúy mến.