Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Sự điện ly

doc 6 trang thungat 5890
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Sự điện ly", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_su_dien_ly.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề: Sự điện ly

  1. CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN LY I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau: A A† CH3COOH ‡ AA H + CHCOO Độ điện li của CH 3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch axit axetic? A. Tăng. B. Không biến đổi. C. Giảm. D. Không xác định được. Câu 2: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit? 2 A. HSO4 , NH4 , CO3 B. NH4 , HCO3 , CH3COO B. ZnO, Al2O3 , HSO4 , NH4 D. HSO4 , NH4 Câu 3: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là bazơ? 2 A. CO3 , CH3COO B. NH4 , HCO3 , CH3COO C. ZnO, Al2O3 , HSO4 D. HSO4 , NH4 Câu 4: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là lưỡng tính? 2 A. CO3 , CH3COO B. ZnO, Al2O3 , HSO4 , NH4 C. NH4 , HCO3 , CH3COO D. ZnO, Al2O3 , HCO3 , H2O Câu 5: Theo định nghĩa axit – bazơ của Bronsted, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây chỉ đóng vai trò là trung tính? 2 2 A. CO3 , Cl B. Na , Cl , SO4 C. NH4 , HCO3 , CH3COO D. HSO4 , NH4 , Na Câu 6: Trong các dung dịch dưới đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S, NaHSO3 có bao nhiêu dung dịch mà pH > 7? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  2. Câu 7: Cho 4 dung dich trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion 2+ 3+ + + 2 2 trong số các ion sau: Ba , Al , Na , Ag , CO3 , NO3 , Cl , SO4 . Các dung dịch đó là A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3 Câu 8: Dãy chất nào dưới đây gồm các chất khi phân li trong nước đều tham gia phản ứng thủy phân? A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl. B. Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3. C. AlCl3, Na3PO4, K2SO3. D. KI, K2SO4, K3PO4. Câu 9: Cho dung dich chứa x (g) Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x (g) HCl. Dung dich thu được sau phản ứng có môi trường A. axit B. trung tính C. bazơ D. không xác định Câu 10: Cho các dung dịch sau: Na3PO4, Ba(OH)2 và NaOH có cùng giá trị pH. Hãy cho biết sự sắp xếp nào đúng với giá trị CM của các dung dịch đó A. Ba(OH)2 < NaOH < Na3PO4 B. Na3PO4 < NaOH < Ba(OH)2 C. Ba(OH)2 < Na3PO4 < NaOH D. NaOH < Ba(OH)2 < Na3PO4 Câu 11: Dung dịch dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết cứ 100 phân tử CH 3COOH thì có 1 phân tử điện li). A. y = 100x B. y = 2x C. y = x – 2 D. y = x + 2 Câu 12: Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Cho bột Al dư vào dung dịch A thu đợc dung dịch D và khí C. Cho Na 2CO3 vào dung dịch D thấy không có khí xuất hiện. Dung dịch D có môi trường A. trung tính B. bazơ. C. chưa kết luận được D. axit Câu 13: Cho các mẫu hóa chất: dung dịch NaAlO2, dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3, dung dịch NH3, khí CO2, dung dịch NaOH, dung dịch HCl. Hỏi có bao nhiêu cặp chất có phản ứng với nhau? A. 8 B. 9 C. 11 D. 12
  3. Câu 14: Dãy gồm các ion đều phản ứng được với ion OH- là + + - 2- 2+ 2+ - 2- A. H , NH4 , HCO3 , CO3 . B. Fe , Zn , HSO3 , SO3 . 2+ 2+ 3+ 3- 3+ 2+ 2+ - C. Ba , Mg , Al , PO4 . D. Fe , Cu ; Pb , HS . Câu 15: Cho các chất sau: Ca(OH)2 (A), NaHCO3 (B), H2SO4 (C), Na2CO3 (D), Na3PO4 (E), C17H35COONa (F). Các chất có thể làm mất tính cứng của nước là A. C, D, E, F. B. A, B, C, E. C. A, D, E, F. D. A, C, D, E. 2- Câu 16: Dãy gồm tất cả các ion đều không tác dụng với CO3 là + + + + + + + A. NH4 , K , Na . B. H , NH4 , K , Na . 2+ 2+ + 2+ 2+ + + C. Ca , Mg , Na . D. Ba , Cu , NH4 , K . Câu 17: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là + + 3+ 2- - - A. Na , NH4 , Al , SO4 , OH , Cl . 2+ + 2+ - - - B. Ca , K , Cu , NO3 , OH , Cl . + 3+ + - 2- - C. Ag , Fe , H , Br , CO3 , NO3 . + 2+ + 2- - - D. Na , Mg , NH4 , SO4 , Cl , NO3 . Câu 18 (B - 07): Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa A. NaCl, NaOH. B. NaCl. C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl, NaOH, BaCl2. Câu 19 (B-07): Cho 4 phản ứng: (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) 2NaOH + (NH4)2SO4 Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (3) BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl (4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là A. (2), (3). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (2), (4). Câu 20: Cho một ít chất chỉ thị quỳ tím vào dung dịch NH3 thu được dung dịch X. Thêm từ từ tới dư dung dịch NaHSO4 vào dung dịch X. Màu của dung dịch X biến đổi A. từ màu đỏ chuyển dần sang màu xanh. B. từ màu xanh chuyển dần sang màu đỏ. C. từ màu xanh chuyển dần sang màu tím. D. từ màu đỏ chuyển sang không màu.
  4. II. BÀI TẬP TÍNH TOÁN 1. BÀI TOÁN pH Câu 21: Trộn 100ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 3. B. 4. C. 8. D. 10. Câu 22: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước, được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Trộn 200ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m tương ứng là A. 0,1; 2,33. B. 0,15; 2,33. C. 0,2; 10,48. D.0,25; 10,48. Câu 24: Cho rất từ từ dung dịch X chứa 2x mol HCl vào dung dịch Y chứa x mol K2CO3. Sau khi cho hết X vào Y và đun nhẹ để đuổi hết khí, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH 7. Câu 25: Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,025M vào 100ml dung dịch gồm HNO 3 và HCl (có pH = 1), thu được dung dịch có pH =2. Giá trị của V là A. 0,60. B. 0,45. C. 0,30. D. 0,15. Câu 26: Lượng nước cần thêm vào V lít dung dịch NaOH có pH = 12 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11 là A. 4V. B. 7V. C. 9V. D. 10V. Câu 27 (B-07): Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 6. C. 1. D. 2. 2. BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH ION: Câu 28: Trộn lẫn 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,5M với 100 ml dung dịch HCl 0,5 M được dung dịch X. Thể tích (ml) dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để trung hoà dung dịch X là A. 250. B.50. C. 25. D. 150.
  5. Câu 29: 200 ml dung dịch A chứa HCl 0,15M và H 2SO4 0,05M phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V và tổng khối lượng muối khan thu được sau phản ứng của dung dịch A và dung dịch B là A. 0,25 lít; 43,125 gam. B. 0,125 lít; 4,3125 gam. C. 1,25 lít; 0,43125 gam. D. 12,5 lít; 43,5 gam. Câu 30: Cho một mẫu hợp kim Na, Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa X là A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml. Câu 31:Sục CO2 vào 200 ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH) 2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo ra 23,6 gam kết tủa. Thể tích CO2 đã dùng (đo ở đktc) là A. 8,512 lít. B. 2,688 lít. C. 2,24 lít. D. 8,52 lít và 2,688 lít. Câu 32: Sục 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,7 gam B. 14,775 gam. C. 23,64 gam D. 16,745 gam. Câu 33: Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO 3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là A. 82,4 g và 2,24 lít. C. 59,1 g và 2,24 lít. C. 41,3 g và 1,12 lít. D. 23,3 g và 5,6 lít. 3. BÀI TẬP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Câu 34: Một dung dịch có chứa Ca 2+ (0,1 mol), Na+ (0,2 mol), Cl- (0,4 mol). Cô cạn dung dịch này thu được muối khan có khối lượng là A. 28,8 gam B. 22,8 gam C. 2,28 gam D. 23,2 gam Câu 35: Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chứa 2 muối sunfat) và 0,8 mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 94,5 gam. B. 66,54 gam C. 80,52 gam D. 70,02 gam. 2+ 3+ 2 - Câu 36: Dung dịch A gồm: 0,1 mol M ; 0,2 mol Al ; 0,3 mol SO4 và còn lại Cl . Khi cô cạn dung dịch A thu được 47,7 gam chất rắn. Vậy M là A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Cr.
  6. 3+ 2+ 2 - Câu 37: Dung dịch X có chứa x mol Al ,y mol Cu , z mol SO4 , 0,4 mol Cl . Nếu cô cạn dung dịch X thì thu được 45,2 gam muối khan. Nếu cho NH 3 dư vào X, thấy có 15,6 gam kết tủa. Giá trị x, y, z là A. x = 0,2; y = 0,1; z = 0,2. B. x = 0,1; y = 0,2; z = 0,2. C. x = 0,4; y = 0,2; z = 0,4. D. x = 0,3; y = 0,2; z = 0,9. Câu 38 : Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl 2 sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu dược bao nhiêu gam muối clorua khan A. 2,66 gam B. 22,6 gam C. 26,6 gam D. 6,26 gam Câu 39: Để hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đối thì lượng chất rắn thu được là A. 8 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 32 gam