Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_bai_12_lien_xo_va_cac.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)
- Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991) LIÊN BANG NGA (1991-2000) Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng CNXH trong hoàn cảnh A. bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ hai. B. đất nước khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. C. đất nước chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. rất thuận lợi vì Liên Xô là nước chiến thắng trong chiến tranh thế giới hai. Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng. B. Laika- sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ. C. I. Gagarin bay vòng quanh trái đất. D. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 3: Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. B. Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. C. Thành lập liên bang cồng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Hoàn thành kế hoạch thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế. Câu 4: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào A. tinh thần tự lực tự cường. B. những tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu D. có nguồn tài nguyên phong phú Câu 5: Sau CTTG II, chính sách đối ngoại của Liên Xô luôn quán triệt mục tiêu A. hòa bình, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. B. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ. Câu 6: Trong khoảng ba thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực A. công nghiệp nặng. B. công nghiệp dầu mỏ. C. sản xuất nông nghiệp. D. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân. Câu 7: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh thế giới lần thức hai? A. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú. B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh. D. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng Câu 8: Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, đến 1947 Liên Xô đã A. vượt mức trước chiến tranh về sản sx nông nghiệp B. chế tạo thành công bom nguyên tử C. phục hồi sản xuất công nghiệp D. phục hồi sản xuất công nông nghiệp
- Câu 9: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào Lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nào? A. Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Liên xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc chiến tranh lạnh của Mĩ. C. Liên xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn. D. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 10: Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT Liên Xô trong giai đoạn 1946-1950 là A. nhà du hành vũ trụ Ga ga rin bay vòng quanh trái đất B. phóng thành công tàu vũ trụ C. chế tạo bom nguyên tử D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất Câu 11. Năm 1961 diễn ra sự kiện gì ở Liên Xô ? A. Là nước đầu tiên đưa con người vào khoảng không vũ trụ. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên trái đất D. Đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Câu 12. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất và mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người A.Trung Quốc B. Liên Xô C. Mĩ D. Anh Câu 13: Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì? A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và MĨ. B. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa. D. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô viết. Câu 14: Ý nghĩa sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957? A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học- kĩ thuật Xô viết. B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên trinh phục vũ trụ của loài người. Câu 15: Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 – nửa đầu những năm 70) có ý nghĩa A. thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. B. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. C. đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ. D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Câu 16: Nguyên nhân trực tiếp “đòi hỏi” Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. chịu tổn thất nặng nề. C. bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. D. giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 17: Đâu không phải là nguyên nhân chung nhất cho sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu A. do hầu hết các quốc gia này đều có trình độ phát triển thấp. B. do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
- C. tiến hành cải tổ lại những phạm phải sai lầm trên nhiều mặt làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. D. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Câu 18: Thuận lợi cơ bản để Liên Xô xây dựng đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai là có A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. tinh thần tự lực tự cường của nhân dân. D. thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 19: Nhận định nào dưới đây không phải là biểu hiện về sự biến đổi về xã hội của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70? A. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động. B. Tình hình xã hội ổn định. C. Trình độ học vấn của người dân được nâng cao. D. Đời sống nhân dân khó khăn. Câu 20: Khẳng định nào sau đây không đúng về tình hình Liên bang Nga? A. “Là quốc gia kế tục Liên Xô”. B. Kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội. C. Phải đối mặt với nhiều thách thức. D.Vị thế của Liên bang Nga ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Câu 21: Sau chiến tranh t/g thứ hai, các nước Đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô? A.Tiến hành bao vây kinh tế B.Gây chiến tranh lạnh C.Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực D.Lôi kéo các nước Đồng minh chống lại LX Câu 22: Từ năm 1946-1950 Liên Xô đạt đươc những thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng CNXH A. hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất C. xây dựng cơ sở vật chất , kĩ thuật của CNXH D. thành lập liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghia Xô viết Câu 23: Đâu không phải là Nguyên nhân làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị”Trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng CNXH? A. Do xây dựng mô hình CNXH không khoa học, chưa nhân văn B. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH D. Nhanh chóng thích ứng trước những biến động của tình hình thế giới Câu 24: Từ năm 1994, về đối ngoại, Liên bang Nga theo đuổi chính sách A.Định hướng Âu-Á B.Định hướng Đại Tây Dương C.Định hướng Âu-Mĩ D.Định hướng Thái Bình Dương Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Liên Xô có gì khác so với Mĩ? A. Làm bá chủ toàn cầu. B. Chỉ quan hệ với các nước lớn. C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 26: Từ năm 2000, tình hình chính trị - xã hội Liên bang Nga như thế nào sau khi V.Putin lên làm tổng thống A. tương đối ổn định.
- B. khủng hoảng nặng nề. C. thường xuyên xảy ra các cuộc đảo chính. D.thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình của nhân dân. Câu 27: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là đồng minh tin cậy. B. Là cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao. C. Là nước viện trợ không hoàn lại. D. Là chỗ dựa vững chắc. Câu 28: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu được xem là A. Sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học B. Sự sụp đổ của chế độ XHCN C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm D. Sự sụp đổ của những cải cách nửa vời Câu 29: Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ có gì khác nhau? A. Mở rộng lãnh thổ. B. Khống chế các nước khác. C. Duy trì nền hoà bình thế giới. D. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong đầu thập niên 90 (thế kỉ XX) ? A. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Câu 31:Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong giai đoạn 1992-1993 là A. liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. thân với phương Tây. C. ngả về các nước châu Á. D. ngả về các nước Đông Nam Á Câu 32: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi D. Châu Mĩ Câu 33: Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế. B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản. C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân. Câu 34: Ý nghĩa sự giúp đỡ của Liên Xô đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là A. là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. B. xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế. C. củng cố đoàn kết dân tộc. D. tăng sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng CNXH. Câu 35: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. A. Không bắt kịp bước pháp triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội. B. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện
- C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 36: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. A. Không bắt kịp bước pháp triển của khoa học-kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội. B. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện C. Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Câu 37: Vấn đề khó khăn lớn nhất của nước Nga hiện nay là gì? A. Tình trạng thiếu nước sạch và lương thực B. Không bắt kịp sự phát triển của KHKT C. Mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền D. Nhiều phong trào li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo. Câu 38: Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động gì tới quan hệ quốc tế? A.Hình thành trật tự thế giới “đa cực” B.Trật tự thế giới “một cực” đang hình thành C.Phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng D.Làm sụp đổ trật tự hai cực Ian ta, hình thành một trật tự thế giới mới Câu 39: Từ sự sụp đổ của Liên Xô, bài học kinh nghiệm nào rút ra cho Việt Nam trong phát triển kinh tế hiện nay? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường đa dạng nhiều thành phần kinh tế B. Xây dựng nề kinh tế hàng hóa đa dạng thành phần kinh tế C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng TBCN D. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Câu 40: Từ sự sụp đổ của Liên Xô, bài học quan trọng nhất Việt Nam rút ra cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì? A. Mở rộng qua hệ với các cường quốc B. Tăng cường tính dân chủ C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển D. Tăng cường sự đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân