Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)

docx 7 trang thungat 2880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12_bai_26_dat_nuoc_tren.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)

  1. BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH(1986-2000) I. Nhận biết Câu 1 .Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì? A. Khủng hoảng trầm trọng. B. Phát triển nhanh. C. Phát triển không ổn định. D. Chậm phát triển. Câu 2. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy? A. Đại hội V. B. Đại hội VI. C. Đại hội VII. D. Đại hội VIII. Câu 3.Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào? A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước. B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH. C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp. D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Câu 4. Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hoá. D. Xã hội. Câu 5. Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào? A. Tách bạch với nhau. B. Gắn liền với nhau. C. Chính trị quyết định hơn. D. Chính trị là trọng tâm. Câu 6.Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được xác định trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Hòa bình, hữu nghị. B. Bình đẳng, hợp tác. C. Hòa bình, bình đẳng, hợp tác. D. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 7.Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990? A. Lương thực- thực phẩm. B. Hàng nội địa. C. Hàng tiêu dùng. D. Hàng xuất khẩu. Câu 8. Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là A. Kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao. B. Tình trạng tham những mới khắc phục gần hết. C. Sự nghiệp văn hóa có sự cải thiện. D. Tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa nhiều.
  2. Câu 9. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì? A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp. B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội. C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp. D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế. Câu 10. Điều gì dưới đây phù hợp với quan điểm và nội dung đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam? A. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị. B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng tư bản chủ nghĩa. C. Trong quá trình đổi mới đất nước có thể thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hình thức bước đi thích hợp. Câu 11: Tính chất nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới? A. Kinh tế tự cấp. B. Kinh tế bao cấp. C. Kinh tế hàng hoá tự do. D. Kinh tế hàng hoá, có sự điều tiết của nhà nước. Câu 12: Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhà nước ( 1976 - 1985) Đất nước ta vẫn còn có những khó khăn nào? A. Không hề còn khó khăn. B. Khủng hoảng về kinh tế - xã hội. C. Khủng hoảng về chính trị - xã hội. D. Khủng hoảng về kinh tế - chính trị. II. Thông hiểu Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985? A. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền. B. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn. C. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. D. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ. Câu 14. Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)? A. Là một quá trình không khả thi và không đúng. B. Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. C. Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  3. D. Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường. Câu 15.Tính chất nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) là A. Nông nghiệp thuần túy. B. Tập trung, quan liêu, bao cấp. C. Thị trường. D. Công- thương nghiệp hàng hóa. Câu 16. Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại. B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa. C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài. D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 17.Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? A. Tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế. B. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài. D. Để tăng cường tính ổn định cho nền kinh tế. Câu 18. Chuyển biến nào sau đây của tình hình thế giới không tác động đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986)? A. Cuộc cách mạng khoa học- công nghê. B. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu. C. Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp. D. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Câu 19. Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội. B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển. D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội. Câu 20. Mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ đại hội đảng VI là A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng. B. đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. C. đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội. D. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới (NIC). Câu 21. Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :
  4. A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn. Câu 22: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị ? A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân. C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa. Câu 23: Nội dung nào không phải là chủ trương của Đảng trong đường lối về kinh tế (năm 1986)? A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề. B. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu. C. Hình thành cơ chế thị trường. D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. Câu 24: Trong những thành tựu quan trọng bước đầu cảu công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất? A. Thực hiện ba chương trình kinh tế. B. Phát triển kinh tế đối ngoại. C. Kiềm chế lạm phát. D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội. III. Vận dụng thấp Câu 25. Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)? A. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách . B. Trọng tâm cải cách. C. Vai trò của Đảng cộng sản. D. Kết quả cải cách. Câu 26. Đâu không phải lý do để nông nghiệp phải đứng vị trí hàng đầu trong Ba chương trình kinh tế thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1986-1990? A. Do những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam. B. Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác. C. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. D. Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn.
  5. Câu 27. Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì? A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật. B. Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước. C. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. D. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế. Câu 28. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới? A. Đánh mất bản sắc dân tộc. B. Nguy cơ tụt hậu. C. Vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc. D. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nước mới. Câu 29. Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và chính sách kinh tế mới (NEP -1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thưa bằng thuế lương thực. B. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và giao thông vận tải. Câu 30: Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi , mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải , từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống. A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện và đồng bộ. B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đồng bộ về kinh tế. C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện về kinh tế. D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội toàn diện về chính trị. Câu 31:Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước, kết quả nào quan trọng nhất? A. Thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế . B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát. C. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. D. Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Câu 32.Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :
  6. A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn. IV. Vận dụng cao Câu 33. Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986? A. Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư. B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính. C. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ. D. Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế. Câu 34. Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là “Tổng bí thư đổi mới”? A. Lê Duẩn. B. Trường Chinh. C. Nguyễn Văn Linh. D. Đỗ Mười. Câu 35. Bài học kinh nghiệm cơ bản nào được rút ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng từ công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12- 1986)? A. Nhạy bén trước sự chuyển biến của tình hình thế giới. B. Tôn trọng các quy luật kinh tế- xã hội, bám sát tình hình thực tiễn để đề ra chủ trương phù hợp. C. Quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng nhân dân. D. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. Câu 36.Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là: A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam. B. Đường Trường Sơn. C. Đường Hồ Chí Minh trên biển. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 37. Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì? A. Vì nguồn gốc của khủng hoảng là do mô hình kinh tế không phù hợp. B. Vì cải cách chính trị có thể làm ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng. C. Vì nguyện vọng của quần chúng là cải cách về kinh tế. D. Vì các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tấn công vào kinh tế.
  7. Câu 38. Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài? A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật. B. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý. C. Tham gia vào các liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ. D. Xây dựng nền chính trị dân chủ theo mô hình phương Tây. Câu 39: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào: A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. truyền thống yêu nước của dân tộc. C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. Câu 40. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian và nào? A. Tháng 5/1995 B. Tháng 6/1995 C. Tháng 7/1995 D. Tháng 8/1995