Bài thi học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2016_2017_truon.doc
Nội dung text: Bài thi học kỳ II môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Môn: Ngữ văn – khối 8 MA TRẬN ĐỀ Mức độ Vận dụng cấp Vận dụng Tên Nhận biết Thông hiểu Cộng độ thấp cấp độ cao Chủ đề Chép thuộc Rút bài học Chỉ ra và phân Phần Văn – lòng bài thơ: cho bản thân tích giá trị của: tiếng Việt “ Đi đường” “ điệp từ, nhân hóa” - Số câu: 1 - Số câu:1 - Số câu: 1 - Số câu: 2 - Số câu: - Số điểm: 1 - Số điểm: - Số điểm: 2đ - Số điểm: - Số điểm: đ 1đ - Tỉ lệ: 20% 4 đ - Tỉ lệ % - Tỉ lệ: 10% - Tỉ lệ: 10% - Tỉ lệ 40% Phần Tập Viết bài văn làm văn thuyết minh - Số câu: 1 - Số câu: 1 - Số câu: - Số điểm: 6 - Số điểm: - Số điểm: đ 5đ - Tỉ lệ % - Tỉ lệ: 60% - Tỉ lệ 60% - Số câu: 1 - Số câu: 1 - Số câu: 1 - Số câu: 1 - Số câu: 3 - Số điểm: 1 - Số điểm: - Số điểm: 2đ - Số điểm: - Số điểm: Tổng đ 1đ - Tỉ lệ: 20% 6đ 10đ - Tỉ lệ: 10% - Tỉ lệ: 10% - Tỉ lệ: 60% - Tỉ lệ: 100%
- PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Môn: Ngữ văn – khối 8 Họ và tên: Thời gian: 90 phút Lớp: (Không kể thời gian phát đề) Đề bài: Câu 1: (2,0 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường” của Hồ Chủ tịch. Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân Câu2: (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh) Câu 3: (6,0 điểm): Hs có thể chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương em. Đề 2: Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Môn: Ngữ văn – khối 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (2,0 điểm): * Học sinh chép đúng đầy đủ bài thơ, trình bày sạch sẽ (bản dịch thơ của Nam Trân) và chú ý các dấu câu. (0,5 điểm). * Học sinh trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số ý sau: - Từ việc đi đường đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian nan, chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang (0,25 điểm). - Bài học về sự thành công trên đường đời: Hành trang mà con người mang theo là lòng kiên nhẫn, bền gan, vững chí để vượt qua tất cả những thử thách gian nan của cuộc đời. (0,25 điểm). - Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ. (0,25 điểm). - Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình . (0,25 điểm). Câu 2. (2,0 điểm): * Chỉ ra được các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. (0,5 điểm). - Phép tu từ nhân hóa : “Trăng nhòm”, điệp từ : “Ngắm” * Giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: - Nghệ thuật nhân hóa : trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm, tri kỷ. (0,5 điểm). - Nghệ thuật điệp từ : “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người, đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời (0,5 điểm). Câu 3. (6,0 điểm): Cách trình bày bài văn: về từ ngữ, câu văn, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc (0.5 điểm) * Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu chung về vị trí và ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam thắng cảnh đối với quê hương. Ấn tượng ban đầu của em. * Thân bài: (4,5 điểm). - Vị trí địa lý quá trình hình thành và phát triển - Cấu trúc quy mô. - Cảnh sắc, giá trị lịch sử.
- - Phong tục lễ hội. - Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh, di tích trong đời sống nhân dân địa phương. Sử dụng và bảo quản, gìn giữ cho muôn đời sau * Kết bài: (0,5 điểm): Thái độ tình cảm đối với danh lam thắng cảnh Biểu điểm đề 2: Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Yêu cầu: * Hình thức: Học sinh viết được văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,5 đ) * Nội dung: thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Biết đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí vào mạch thuyết minh. * Tiêu chuẩn cho điểm: a. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu đối tượng thuyết minh : Chiếc khăn quàng đỏ gắn với tuổi học trò. Chiếc Khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông. Là học sinh, chúng ta thật tự hào khi được đứng trong Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm. b. Thân bài: ( 4,5 đ) Lần lượt sử dụng phù hợp các phương pháp thuyết minh để trình bày: - Các đặc điểm về chất liệu, hình dáng, màu sắc Khăn quàng đỏ thường làm từ vải lụa , có hình tam giác cân .Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m. - Cách sử dụng( cách thắt khăn, tháo khăn) Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Thắt khăn quàng đỏ: Gấp đôi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải. Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải. Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống. Tháo khăn quàng đỏ Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút, rút khăn ra. - Cách bảo quản: giặt phơi sạch sẽ, giữ gìn cẩn thận, gấp khăn không để nhàu. - Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ Khăn quàng đỏ có ý nghĩa là biểu trưng cho tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong.Ba góc của chiếc khăn quàng đỏ còn được nhiều người theo chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở mỗi đội viên về những trang sử hào hùng của dân tộc, về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn''. c. Kết bài: ( 0,5 đ) Nêu được tình cảm của em đối với chiếc khăn ấy. Liên hệ mở rộng giáo dục: giữ gìn, phát huy vai trò người đội viên. Lưu ý: quá trình chấm giáo viên cần vận dụng “Hướng dẫn chấm” linh hoạt để có hiệu quả tốt nhất