Các đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_co_d.docx
Nội dung text: Các đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Chọn đáp án đúng, viết vào bài thi. Câu 1. Bài thơ: "Ánh trăng" – Nguyễn Duy, nhắc nhở đạo lí nào của dân tộc ta? A. Tôn sư trọng đạo. B. Lá lành đùm lá rách. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Ở hiền gặp lành. Câu 2. Đoạn trích nào trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du thể hiện thành công nhất nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? A. Chị em Thúy Kiều C. Mã Giám Sinh mua Kiều B. Cảnh ngày xuân. D. Kiều ở lầu Ngưng Bích. Câu 3. Câu: "Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học", vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có vai trò gì? A. Làm cho câu chuyện sinh động và hiện lên như thật B. Làm cho nhân vật gần gũi hơn C. Truyện ngắn gọn hơn D. Tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời." a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? (0,25 điểm) b) Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm) c) Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp. (0,25 điểm) d) Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (1,0 điểm)
- e) Từ ý nghĩa của đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương. (1,0 điểm) Câu 6 (5,0 điểm). Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Hết Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C D A D II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5: a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương. 0,25 b. Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia đình và quê hương. 0,5 c. Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: "Người đồng mình yêu lắm con ơi" 0,25 d. 1,0 Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu: o Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc, hình ảnh đối cha - mẹ, "chân phải - chân trái" o Liệt kê "chân phải", "chân trái", "một bước", "hai bước", "tiếng nói", "tiếng cười" Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều
- có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. Bốn câu thơ nhấn mạnh cội nguồn đầu tiên sinh dưỡng mỗi con người chính là gia đình. e. Yêu cầu: 1,0 HS phải xác định và làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi câu, chính tả. Về nội dung: Phần thân bài cần phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích: Đoạn thơ là lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Đó là gia đình, dân tộc và quê hương. Từ ý nghĩa đó mỗi người cần có trách nhiệm với quê hương. Quê hương có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu 2. Phân tích, bình luận đánh giá: Quê hương là nơi nuôi dưỡng ta, cho ta cả về đời sống vật chất lẫn tâm hồn; là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. (HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) 3. Liên hệ rút ra bài học: Tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. Mỗi con người luôn phải có ý thức trách nhiệm, hành động đúng đắn trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương: yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước, biết yêu quí, tôn trọng tất cả những gì thuộc về Tổ quốc, về quê hương; xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền
- thống tốt đẹp của quê hương; góp phần xây dựng phát triển đất nước cùng với việc bảo vệ quê hương trước mọi âm mưu của kẻ thù Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước. Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở Câu 6: * Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở bài. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niênhình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người lao động. 0,25 b. Thân bài: Truyện được viết năm 1970 sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Hình ảnh những con người lao động nơi Sa Pa lặng lẽ đã được nhà văn hình ảnh hóa qua các nhân vật tiêu biểu là anh thanh niên. Anh được giới thiệu và miêu tả có vẻ ngoài hết sức bình dị như bao con người lao động khác mà ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu: chàng trai hai mươi bảy tuổi, dáng người nhỏ nhắn, nét mặt rạng rỡ. Nhưng gặp anh, trò chuyện với anh ta thấy ở con người bình dị ấy là những vẻ đẹp rất đáng trân trọng. 0,5
- Anh thanh niên là một chàng trai giàu ý chí, giàu nghị lực. Hoàn cảnh sống và làm việc "một mình trên đỉnh Yên Sơn quanh năm làm bạn với mây mù, cỏ cây, phải đối mặt với sự vắng vẻ, cô đơn. Mới đầu, anh "thèm người" tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người! Về sau anh nghĩ: "Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng". Suy nghĩ đó đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn gian khổ trụ lại nơi đây sống và làm việc hết mình. 1,0 Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc của anh đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Đặc biệt vào giờ "ốp" những lúc 1 giờ sáng anh phải vượt qua "cái im lặng, rét, mưa tuyết gió như những nhát chổi lớn lúc vào lại ko sao ngủ được ". Dù không ai quản lí, kiểm tra nhưng mà anh vẫn dậy làm việc bằng tất cả tinh thần trách nhiệm. Anh suy nghĩ rất chín chắn "khi ta làm việc buồn đến chết mất". Với anh công việc không chỉ là bạn mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc đời. Làm việc để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương "mình sinh ra làm gì? Mình mà làm việc" Anh quan niệm về hạnh phúc cũng thật đơn giản đó là khi thấy việc làm của mình có ý nghĩa. Suy nghĩ, việc làm của anh cho thấy anh là người sống có lí tưởng, có hoài bão cao đẹp. 1,0 Trong cách tổ chức cuộc sống, anh thanh niên là người luôn ngăn nắp, chủ động. "căn nhà ba gian Anh còn biết tạo niềm vui trong cuộc sống: đọc sách để mở mang kiến thức, trồng hoa, nuôi gà để làm giàu thêm cuộc sống cả vật chất lẫn tâm hồn. 0,5
- Với những người xung quanh anh luôn quan tâm, ân cần, chu đáo. Anh biếu vợ bác lái xe tam thất khi biết bác vừa ốm dậy, cởi mở đón khách đến bất ngờ, tặng hoa cho cô kĩ sư, biếu ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trứng trò chuyện, nói cả những điều người ta chỉ nghĩ Đặc biệt khi ông họa sĩ vẽ anh, anh lại ngại ngùng và giới thiệu về các đồng nghiệp của mình với một niềm tự hào và cho rằng họ xứng đáng hơn anh. Ở anh ta thấy một thái độ sống, một phong cách sống hết sức chân thành và khiêm tốn đáng để cho ta học tập. 1,0 * Đánh giá: Với nghệ thuật kể chuyện tự nhiên giản dị, giọng văn nhẹ nhàng trong sáng, đặc biệt nghệ thuật miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, xây dựng nhân vật qua cái nhìn, cái cảm từ những nhân vật khác, nhà văn đã khắc họa vẻ đẹp của anh thanh niên giàu ý chí nghị lực, yêu nghề, lạc quan, sống có lí tưởng, luôn chủ động, khiêm tốn trong cuộc sống. Vẻ đẹp của anh thanh niên còn có sức lan tỏa, soi rọi các nhân vật khác. Nhân vật anh thanh niên trở thành hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động đang ngày đêm thầm lặng hi sinh, cống hiến cho đất nước 0,5 Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật. Suy nghĩ của bản thân. 0,25 Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý: Điểm bài thi là tổng điểm các câu cộng lại, tính theo thang điểm 10, điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.
- Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút PHẦN I (6,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được di xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. 1. Đoạn văn trên ứng với một tác phẩm đã học. Đó là tác phẩm nào, do ai sáng tác? 2. Đoạn văn trên là lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật? 3. Ở đoạn văn trên, anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc. 4. Từ đoạn văn trên, em hãy cảm nhận về tính cách của nhân vật anh thanh niên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng một câu có thành phần biệt lập và một câu bị động. (chú thích, gạch chân) PHẦN II (4,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm) 1. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Ghi lại câu chủ đề của đoạn này?. 2. Từ “học vấn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?. 3. Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn T-P-H khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay. GỢI Ý ĐÁP ÁN
- CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I 1 - Lặng lẽ Sa Pa 0.5 - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0.5 2 - Đoạn văn trên là lời đối thoại của nhân vật 0.5 3 - Niềm hạnh phúc của anh thanh niên là: 0.75 + Phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui cống hiến, làm việc có ích cho đất nước. + Bằng việc hăng say, nhiệt tình làm việc anh đã lập được chiến công và có thể thi đua với người cha đang trực tiếp chiến đấu. Đó là niềm hạnh phúc được cùng sống, làm việc với những người thân yêu để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Quan niệm hạnh phúc của bản thân (học sinh): 0.75 + Là được yêu thương bởi gia đình, nhà trường và yêu thương lại mọi người. + Là sống có ý nghĩa, có mục tiêu: học tập, rèn luyện, + Là chủ nhân tương lai của đất nước, hội nhập phát triển với thế giới, 4 - Nội dung: 2,0 + Người nhiệt tình, hăm hở cống hiến. + Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Khiêm nhường, hồn nhiên, vô tư. + Tình cảm gia đình và tình yêu nước hòa quyện gắn bó cao đẹp. + Có quan niệm sống tích cực, có lý tưởng đẹp. - Hình thức: 1,0 + Đoạn văn diễn dịch, 12 câu. + Phạm vi phân tích: cảm nhận về tính cách anh thanh niên trong đoạn trích. + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. + Có thành phần biệt lập và câu bị động. PHẦN II
- 1 - Đoạn văn viết theo lập luận diễn dịch. 0,5 - Câu chủ đề: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc 0.5 sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” 2 - “Học vấn”: là những hiểu biết thu nhận được trong quá trình học 0.5 tập. 3 - Nội dung: 2,0 * Giải thích “văn hóa đọc” là gì?: Là cách đọc sách có văn hóa, tức là phải chọn lọc sách mà đọc, học điều hay trong sách, do vậy, đọc sách đó là một nét đẹp văn hóa. * Thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay: + Sách rất phong phú về mẫu mã, chủng loại: sách giấy, sách điện tử, thuận tiện cho việc đọc. + Tuy nhiên, có nhiều loại hình giải trí khác cuốn hút hơn việc đọc sách như: game, internet, phim ảnh, ca nhạc, *Giải pháp xây dựng thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc: + Giáo dục về lợi ích của sách với giới trẻ +Khuyến khích đọc sách, tuần lễ đọc sách, lễ hội sách, + Cha mẹ phải là những người gương mẫu về việc đọc sách, hình thành thói quen cho con, + Thầy cô có thể giới thiệu những đầu sách hay tới học sinh, + Đọc sách phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu: giải trí, học tập, - Hình thức 0.5 + Lập luận T-P-H + Đoạn văn 2/3 trang giấy thi. + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. * Liên hệ TRUNG TÂM DAYTOT.VN KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 3 Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút GỢI Ý ĐÁP ÁN
- CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I 1 - Lặng lẽ Sa Pa 0.5 - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0.5 2 - Đoạn văn trên là lời đối thoại của nhân vật 0.5 3 - Niềm hạnh phúc của anh thanh niên là: 0.75 + Phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui cống hiến, làm việc có ích cho đất nước. + Bằng việc hăng say, nhiệt tình làm việc anh đã lập được chiến công và có thể thi đua với người cha đang trực tiếp chiến đấu. Đó là niềm hạnh phúc được cùng sống, làm việc với những người thân yêu để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Quan niệm hạnh phúc của bản thân (học sinh): 0.75 + Là được yêu thương bởi gia đình, nhà trường và yêu thương lại mọi người. + Là sống có ý nghĩa, có mục tiêu: học tập, rèn luyện, + Là chủ nhân tương lai của đất nước, hội nhập phát triển với thế giới, 4 - Nội dung: 2,0 + Người nhiệt tình, hăm hở cống hiến. + Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Khiêm nhường, hồn nhiên, vô tư. + Tình cảm gia đình và tình yêu nước hòa quyện gắn bó cao đẹp. + Có quan niệm sống tích cực, có lý tưởng đẹp. - Hình thức: 1,0 + Đoạn văn diễn dịch, 12 câu. + Phạm vi phân tích: cảm nhận về tính cách anh thanh niên trong đoạn trích. + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. + Có thành phần biệt lập và câu bị động. PHẦN II
- 1 - Đoạn văn viết theo lập luận diễn dịch. 0,5 - Câu chủ đề: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc 0.5 sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” 2 - “Học vấn”: là những hiểu biết thu nhận được trong quá trình học 0.5 tập. 3 - Nội dung: 2,0 * Giải thích “văn hóa đọc” là gì?: Là cách đọc sách có văn hóa, tức là phải chọn lọc sách mà đọc, học điều hay trong sách, do vậy, đọc sách đó là một nét đẹp văn hóa. * Thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay: + Sách rất phong phú về mẫu mã, chủng loại: sách giấy, sách điện tử, thuận tiện cho việc đọc. + Tuy nhiên, có nhiều loại hình giải trí khác cuốn hút hơn việc đọc sách như: game, internet, phim ảnh, ca nhạc, *Giải pháp xây dựng thói quen đọc sách, hình thành văn hóa đọc: + Giáo dục về lợi ích của sách với giới trẻ +Khuyến khích đọc sách, tuần lễ đọc sách, lễ hội sách, + Cha mẹ phải là những người gương mẫu về việc đọc sách, hình thành thói quen cho con, + Thầy cô có thể giới thiệu những đầu sách hay tới học sinh, + Đọc sách phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu: giải trí, học tập, - Hình thức 0.5 + Lập luận T-P-H + Đoạn văn 2/3 trang giấy thi. + Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. * Liên hệ ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
- "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên Câu 3: (1,0 điểm) Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc điểm gì giống nhau? Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. Phần 2: Làm văn (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ . Phần 1 (4,0 điểm) Câu 1 Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ Tác giả Thanh Hải 0 Câu 2 Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến. Điệp từ: "ta", "một", "dù" Câu 3. Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung. Câu 4 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. 2. Yêu cầu về nội dung:Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng) Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa. Phần 2 (6,0 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn. Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp 2. Yêu cầu về nội dung: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh. Thân bài: * Tóm tắt tác phẩm. * Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: dẫn chứng: "vốn đã
- thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp". Nàng là người phụ nữ thủy chung. o Khi chồng ở nhà o Khi tiễn chồng ra trận o Những ngày tháng xa chồng o Khi bị nghi oan o Khi sống dưới thủy cung Là người con dâu hiếu thảo o Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm. (lời nói của mẹ chồng). o Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng. Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình. Giầu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời "đa tạ tình chàng" Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay Kết bài: Khẳng định "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại Phần I : ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Người xưa nói "thư trung hữu kim" - trong sách có vàng. Sách là nơi lưu trữ trí khôn nhân loại, nên đó là kho vàng tri thức. Lại có những bậc đại bút quan niệm, người viết sách phải là người đọc hết các kì thư, ngao du những kì quan, trò chuyện với các kì nhân, về nhà đóng cửa ba năm nghiền ngẫm mới bắt tay vao cầm bút. Xem ra công phu khổ luyện như vậy, những cuốn sách được viết ra có gọi là mỏ kim cương cũng đáng lắm. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại hình như người ta không con tìm vàng, tìm kim cương trong sách nữa. Họ thích tìm trong chứng khoán, bất động sản, công trình, dự án và các vụ làm ăn phi pháp. Khi Internet trở nên phổ biến nhiều người đắm chìm trong thế giới ảo hoặc ngụp lặn trong bể truyền thông thăm thẳm. Không gian hoạt động của người hiện đại chỉ là cuộc di chuyển từ màn hình máy vi tính đến giường ngủ. Việc đọc sách trở nên lép vé so với xem, nghe, nhìn, ngắm Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm. (Trích Một ngày đọc sách, Email lúc 0 giờ, Hữu Việt, NXB Trẻ, 2017, tr 16) Câu 1: Hai đoạn văn trong đoạn trích trên có mối liên hệ nhờ phép liên kết hình thức nào? (0,25d) Câu 2: Theo tác giả, người xưa quan niệm thế nào về người viết sách? (0,25d) Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng :" Không gian hoạt động của người hiện đại chỉ là cuộc di chuyển từ màn hình máy vi tính đến giường ngủ" ? (0,75d) Câu 4: Em hãy nêu ngắn gọn 3 giải pháp khả thi để nâng cao văn hóa đọc trong xã hội ngày nay? (0,75d) Phần II : TẬP LÀM VĂN Câu I (3 đ) : Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm được nêu ra trong phần đọc hiểu "Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm"
- Câu 2 (5 đ) Có ý kiến cho rằng truyện ngắn : " Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) đã khắc họa thành công hình tượng những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng quê hương, đất nước. Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện để làm sang tỏ nhận định trên. Câu 1: (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người " (Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005) 1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong các phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm) 2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại ” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm) 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từđược Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) Nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Albert Einstein đã từng chia sẻ rằng: “Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc.” Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu nói của Einstein. Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” (“Sang thu” – Hữu Thỉnh) Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (THPT) MÔN: NGỮ VĂN (Không chuyên)
- NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ A Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0.25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ 1. (25%) 0.25 đ - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự, biểu cảm. 0.25 đ - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự. 2. (25%) Hàm ý của câu “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại ” 0.25 đ - Nội dung biểu đạt: Nhân vật trữ tình dẫu phải ra đi nhưng vẫn không nguôi tiếc nuối về một thời tuổi thơ đẹp trong trẻo, tinh khôi; vẫn không khỏi xót xa cho những rung động đầu đời và vẫn còn chút gì đó vương vấn, “ngập ngừng”, như muốn níu kéo, muốn ở lại 0.25 đ - Tác dụng: Tạo tính hàm súc cho lời nói: Lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Đồng thời tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe, khơi dậy Câu 1 trong lòng người đọc nỗi xót xa, chút bâng khuâng, xao xuyến, buồn bã. Đây là tâm (2.0 điểm) lý chung của con người khi phải rời xa nơi mình đã một thời gắn bó; phải rời bỏ 0.5 đ những sự vật thân thương 3. (25%) Các biện pháp tu từ (chính) được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng: - Tương phản (Đối lập): “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại ”: Tương phản giữa ra đi và ở lại. - Ẩn dụ: “Lòng tôi bất giác chùng xuống ”; “đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi ”: Lòng tôi chùng xuống và đôi chân nặng nề là ẩn dụ cho nỗi niềm luyến tiếc của nhân vật. - Hoán dụ + Nhân hóa: “Trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau ”: Trái tim hoán dụ cho cảm xúc, tâm trạng, cho nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình. Trái timcũng được nhân hóa, cũng có tâm tư, tình cảm như con người. * (25%) Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật): 0.5 đ - Tương phản: Nhấn mạnh sự ra đi của nhân vật trữ tình, sự ra đi để lại nhiều nỗi niềm, gây cảm giác chia lìa, mất mát. - Ẩn dụ: Thể hiện sâu sắc nỗi tiếc tuối khi phải rời xa nơi mình đã một thời gắn bó, tình cảm yêu thương của chàng trai trong câu chuyện. - Hoán dụ + Nhân hóa: Sự kết hợp của hai biện pháp nghệ thuật này cũng là dụng ý của tác giả, diễn tả chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn của nhân vật. - Hiệu quả chung: Sự tổng hòa của các thủ pháp tu từ trong đoạn trích trên góp phần bộc bạch tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Đó là những cung bậc cảm xúc: Buồn bã, nuối tiếc, xót xa, cay đắng, luyến tiếc khi phải rời xa những kỷ niệm tuổi thơ, phải để lại mối tình đầu khắc khoải nhung nhớ gắn với loài hoa kỷ niệm: Hoa cúc. Trạng thái cảm xúc quen thuộc, những rung động nhẹ nhàng của lứa tuổi
- mới lớn- tuổi học trò đã được nhà văn gửi gắm một cách tài tình qua lớp vỏ ngôn từ giàu hình tượng với những biện pháp tu từ đặc sắc. * Lưu ý : (Đối với câu 1, có thể cho điểm tuyệt đối nếu bài làm của học sinh đáp ứng được từ 80% trở lên yêu cầu của đáp án. Giám khảo cần cân nhắc cho điểm tương ứng đối với những kiến giải khác, có thể khác đáp án nhưng phải hợp lý và có căn cứ xác đáng). Câu 2 I. Yêu cầu chung: (10%) 0.5 đ (3.0 điểm) - Thí sinh phải phát huy được những hiểu biết về đời sống xã hội, khả năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về vấn đề nghị luận. - Bài viết phải trình bày rõ ràng, bố cục mạch lạc, tuân thủ các quy tắc tạo lập văn bản, nêu được vấn đề nghị luận ở phần mở bài. II. Yêu cầu cụ thể: (90%) 1. Giải thích: (20%) - “Tất cả những người đã nói không với tôi”: Từ chối giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thử thách. - “Tự mình giải quyết sự việc”: Đối phó, xoay sở với những gian khó, thử thách; tạo nên thành công bằng chính đôi tay, bằng sự độc lập, tinh thần tự chủ của bản thân. => Ý nghĩa câu danh ngôn: Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống chưa hẳn đã 0.25 đ là điều không tốt. Ngược lại, ta phải biết ơn vì nhờ những lời chối từ ấy mà bản thân có cơ hội rèn luyện ý chí, tinh thần tự chủ, độc lập trong mọi hoàn cảnh. Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tính tự chủ, độc lập. 2. Bàn luận. (45%) 2.1. Những lời khước từ trong cuộc sống (Biểu hiện của vấn đề): - Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống rất đa dạng, có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh. Những lời từ chối ấy có thể xuất phát từ tính vị kỷ của con người nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ lòng yêu thương, mong muốn những điều tốt đẹp đến với ta, mong muốn ta đạt được thành công bằng chính đôi tay của mình. Những 0.25 đ người yêu thương, quý mến ta muốn để ta tự lập, tự chủ để trưởng thành hơn. - Trước những lời từ chối, con người không nên chán nản, bi quan tuyệt vọng mà ngược lại, phải biết ơn vì đây là cơ hội để bản thân bộc lộ khả năng, thể hiện ý chí, nghị lực 2.2. Lý giải khái niệm: Tự chủ (độc lập) - Tự chủ: Tự mình giải quyết, sắp xếp công việc; độc lập làm việc trong cả suy nghĩ lẫn hành động, không phụ thuộc vào người khác. 0.25 đ => Khẳng định: Tự chủ là đức tính tốt cần gìn giữ ở con người. 2.3. Tại sao cần phải tự chủ? (Nguyên nhân của vấn đề) - Mỗi người đều có công việc, nhiệm vụ riêng; không phải lúc nào người mình muốn nhận được sự giúp đỡ cũng ở bên cạnh để gỡ rối cho ta, giúp ta giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cần phải tự chủ trong mọi hoàn cảnh. - Mỗi con người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào người khác; không phải lúc nào người xung quanh cũng vui vẻ giúp đỡ ta. 2.4. Chúng ta sẽ nhận được những gì từ đức tính tự chủ? (Hệ quả của vấn đề): - Tự chủ giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, ít bị thụ động trước hoàn cảnh, tự mình giải quyết công việc, tự mình quyết định cuộc sống Từ đó, có thể tiết kiệm thời gian, công sức; hiệu quả công việc cao hơn; tinh thần ta thoải mái hơn, tránh làm phiền người khác. (Dẫn chứng cụ thể) - Tự chủ giúp chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; rèn luyện khả 0.25 đ
- năng làm việc độc lập, khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; nâng cao giá trị cuộc sống, được mọi người yêu quý, tôn trọng. (Dẫn chứng cụ thể.VD: Bill Gates, Thomas Edison ) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: (15%) - Độc lập, tự chủ trong cuộc sống không có nghĩa là làm việc mà không quan tâm ___ đến những góp ý, nhận xét của mọi người. Phải biết chọn lọc, tiếp thu, trân trọng những ý kiến đúng đắn để hoàn thiện bản thân. Câu 3 : - Phê phán những cá nhân không biết tự mình giải quyết công việc, chỉ trông chờ, ỷ (5.0 điểm) lại sự giúp đỡ của mọi người. Hèn nhát, ngại khó, ngại khổ hoặc tỏ thái độ tiêu cực 0.25 đ khi không được giúp đỡ. 4. Bài học (Phương hướng giải quyết vấn đề): (10%) - Trong cuộc sống, trước những gian nan, thử thách, phải kiên trì, cố gắng, tự mình giải quyết sự việc, không ỷ lại người khác 0.25 đ * Lưu ý : - (Đối với câu 2, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được trên 70% yêu cầu của đáp án) - Không đánh giá và cho điểm cao những bài viết thiếu luận điểm, hoặc luận điểm chưa rõ ràng, trình bày thiếu cụ thể, còn chung chung, không biết phối hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng. - Học sinh có những cách lý giải khác với đáp án nhưng thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không vượt quá mức điểm quy định. ___ 0.25 đ I. Yêu cầu chung: (10%) - Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học. - Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc. - Mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn 0.25 đ thơ. II. Yêu cầu cụ thể: (90%) 1. Nội dung cơ bản: (55%) 1.1 Những tín hiệu giao mùa (Khổ thơ thứ nhất): 0.25 đ - “Sang thu” ở đây là chớm thu, là thời điểm thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu đã xuất hiện với những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, tâm hồn con người phải vô cùng nhạy cảm mới có thể cảm nhận. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se” - Nếu trong “Đây mùa thu tới”, cảm nhận thu sang của Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven hồ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng 0.25 đ quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Mùi hương ấy không hòa quyện mà “phả” vào trong gió. “Phả” nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một liên tưởng thú vị: Tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa ra hương thơm dịu dàng, thoang thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ khiến gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm một phần, đồng thời sánh bởi cái se lạnh của gió thu.
- - Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như “ngô đồng”, “rặng liễu”, “lá vàng mơ phai”, “hoa cúc” thì với Hữu Thỉnh ông lại cảm nhận hương vị thu sang qua “hương ổi”. Đó là một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ thu về. - “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã ___ thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về, thứ hương thơm giản dị mà thanh tao ấy lại trở thành tác nhân gợi cảm trong lòng người. Chính Hữu Thỉnh đã tâm sự rằng: “Giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là 0.25 đ hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con 0.25 đ trẻ Hương ổi tự nó xốc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ ”. => Bình luận: Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống gắn bó với quê hương. Nhờ những trải nghiệm thú vị ấy, nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đã đủ để tin rằng thu đã về, thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ”, lòng người mới bâng khuâng, xao xuyến. Đây là một hình ảnh nhân hóa rất gợi cảm. Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ”gợi ra những làn sương mỏng, mềm mại, giăng phủ khắp đường thôn ngõ xóm quê hương. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, phảng phất chút thong thả, yên bình. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Sương thu như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng trong lòng người, tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc. Bằng tất cả các giác quan: Khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ 0.75 đ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Có “hương ổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà thi nhân vẫn còn dè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là “chắc chắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thực sự rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm giao mùa. Thu đến sao mà nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. => Bình luận: Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến khắc khoải, thiết tha. 1.2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa (Khổ thơ thứ 2) - Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn. Không gian như được đẩy cao hơn, xa hơn, rộng hơn.
- “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” - Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hương ổi”,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, như xa xăm, miên man tít tắp. Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn: “Sông được lúc dềnh dàng 0.25 đ Chim bắt đầu vội vã” Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng vào khoảnh khắc giao mùa. Vào mùa thu, nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang nét ẩn dụ cho tâm trạng của con người: Như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm một đời. - Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao, không trực tiếp miêu tả âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động của tạo vật. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: Sống dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội 0.5 đ vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. (Ý thơ đồng thời còn gợi cho người đọc một liên tưởng khác: Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòa bình, và giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗi người dân Việt Nam cũng lại bắt đầu hối hả nhịp sống mới để xây dựng đất nước trong niềm vui rộn ràng) => Bình luận: Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên, của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vàng. - Đất trời mùa thu như đang khẽ cựa mình để thay áo mới. Cả bầu trời mùa thu cũng 0.25 đ có sự thay đổi: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. - Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về mây trời mùa thu: - “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến – “Thu điếu”) - “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Huy Cận – “Tràng giang”) Thế mà, Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm mại treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Hình như đám mây đó vẫn còn lưu lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mỏng manh và 0.75 đ
- ngày càng bé dần, nhỏ dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để toàn bộ sự sống, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm phủ sắc thu. Đây là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo không những mang đến cho người đọc mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu. => Bình luận: Có lẽ đây là những thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh ở khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng được khắc tạc bằng ngôn ngữ. Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang còn vương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Phải 0.25 đ chăng có sợi tơ duyên đồng điệu giữa con người với thiên nhiên đang chuyển mình vào thu? Qua cách cảm nhận ấy, ta nhận thấy ở Hữu Thỉnh một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng diệu kỳ. 2. Nghệ thuật cơ bản: (25%) 0.5 đ - Hình ảnh thơ tự nhiên, dường như không cầu kỳ, trau chuốt mà vẫn gợi hình, gợi cảm. - Từ ngữ được sử dụng độc đáo, giàu sức biểu cảm: “phả”, “chùng chình”, “vắt” 0.25 đ - Hệ thống các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt: nhân hóa, đối - Thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc. 1.0 đ => Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế, tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng nên thơ 0.25 đ 3. Đánh giá, nâng cao : (10%) - “Sang thu” của Hữu Thỉnh, đặc biệt là hai khổ thơ đầu, đã thể hiện sâu sắc cá tính, 0.25 đ phong cách của nhà thơ: Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, cuộc sống, tinh tế trước những biến thái tinh vi của tạo vật. Đây là một hồn thơ khá độc đáo, tiêu biểu của nền Văn học hiện đại Việt Nam. - Bài thơ nói chung và hai đoạn thơ đầu nói riêng, đã đánh thức tâm tư tình cảm trong mỗi người. Đó là bài học về tình yêu quê hương đất nước, là thông điệp: Cuộc đời con người cần phải có những phút lắng lòng để suy tư, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, để nhận ra những biến chuyển kỳ diệu của cuộc sống, của thiên nhiên, để tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm. * Lưu ý: - Đối với câu 3, có thể cân nhắc cho điểm tuyệt đối nếu bài làm của học sinh đáp ứng được trên 85% yêu cầu của đáp án. - Không đánh giá và cho điểm cao đối với những bài viết thiếu luận điểm, chung chung, không cụ thể. - Nếu học sinh có những cảm nhận riêng, sáng tạo, giàu cảm xúc, tuy khác với đáp án mà vẫn hợp lý, thuyết phục thì có thể cân nhắc cho điểm tương đương, tuy nhiên không quá mức điểm quy định. Câu 2 I. Yêu cầu chung: (10%) (3.0 điểm) - Thí sinh phải phát huy được những hiểu biết về đời sống xã hội, khả năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về vấn đề nghị luận. - Bài viết phải trình bày rõ ràng, bố cục mạch lạc, tuân thủ các quy tắc tạo lập văn bản, nêu được vấn đề nghị luận ở phần mở bài. II. Yêu cầu cụ thể: (90%) 1. Giải thích: (20%)
- - “Tất cả những người đã nói không với tôi”: Từ chối giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thử thách. - “Tự mình giải quyết sự việc”: Đối phó, xoay sở với những gian khó, thử thách; tạo nên thành công bằng chính đôi tay, bằng sự độc lập, tinh thần tự chủ của bản thân. => Ý nghĩa câu danh ngôn: Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống chưa hẳn đã là điều không tốt. Ngược lại, ta phải biết ơn vì nhờ những lời chối từ ấy mà bản thân có cơ hội rèn luyện ý chí, tinh thần tự chủ, độc lập trong mọi hoàn cảnh. Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tính tự chủ, độc lập. 2. Bàn luận. (45%) 2.1. Những lời khước từ trong cuộc sống (Biểu hiện của vấn đề): - Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống rất đa dạng, có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh. Những lời từ chối ấy có thể xuất phát từ tính vị kỷ của con người nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ lòng yêu thương, mong muốn những điều tốt đẹp đến với ta, mong muốn ta đạt được thành công bằng chính đôi tay của mình. Những người yêu thương, quý mến ta muốn để ta tự lập, tự chủ để trưởng thành hơn. - Trước những lời từ chối, con người không nên chán nản, bi quan tuyệt vọng mà ngược lại, phải biết ơn vì đây là cơ hội để bản thân bộc lộ khả năng, thể hiện ý chí, nghị lực 2.2. Lý giải khái niệm: Tự chủ (độc lập) - Tự chủ: Tự mình giải quyết, sắp xếp công việc; độc lập làm việc trong cả suy nghĩ lẫn hành động, không phụ thuộc vào người khác. => Khẳng định: Tự chủ là đức tính tốt cần gìn giữ ở con người. 2.3. Tại sao cần phải tự chủ? (Nguyên nhân của vấn đề) - Mỗi người đều có công việc, nhiệm vụ riêng; không phải lúc nào người mình muốn nhận được sự giúp đỡ cũng ở bên cạnh để gỡ rối cho ta, giúp ta giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cần phải tự chủ trong mọi hoàn cảnh. - Mỗi con người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào người khác; không phải lúc nào người xung quanh cũng vui vẻ giúp đỡ ta. 2.4. Chúng ta sẽ nhận được những gì từ đức tính tự chủ? (Hệ quả của vấn đề): - Tự chủ giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, ít bị thụ động trước hoàn cảnh, tự mình giải quyết công việc, tự mình quyết định cuộc sống Từ đó, có thể tiết kiệm thời gian, công sức; hiệu quả công việc cao hơn; tinh thần ta thoải mái hơn, tránh làm phiền người khác. (Dẫn chứng cụ thể) - Tự chủ giúp chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; nâng cao giá trị cuộc sống, được mọi người yêu quý, tôn trọng. (Dẫn chứng cụ thể.VD: Bill Gates, Thomas Edison ) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: (15%) - Độc lập, tự chủ trong cuộc sống không có nghĩa là làm việc mà không quan tâm ___ đến những góp ý, nhận xét của mọi người. Phải biết chọn lọc, tiếp thu, trân trọng những ý kiến đúng đắn để hoàn thiện bản thân. Câu 3 : - Phê phán những cá nhân không biết tự mình giải quyết công việc, chỉ trông chờ, ỷ (5.0 điểm) lại sự giúp đỡ của mọi người. Hèn nhát, ngại khó, ngại khổ hoặc tỏ thái độ tiêu cực khi không được giúp đỡ. 4. Bài học (Phương hướng giải quyết vấn đề): (10%) - Trong cuộc sống, trước những gian nan, thử thách, phải kiên trì, cố gắng, tự mình giải quyết sự việc, không ỷ lại người khác
- * Lưu ý : - (Đối với câu 2, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được trên 70% yêu cầu của đáp án) - Không đánh giá và cho điểm cao những bài viết thiếu luận điểm, hoặc luận điểm chưa rõ ràng, trình bày thiếu cụ thể, còn chung chung, không biết phối hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng. - Học sinh có những cách lý giải khác với đáp án nhưng thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không vượt quá mức điểm quy định. ___ I. Yêu cầu chung: (10%) - Thí sinh phải thể hiện hiểu biết của bản thân về kiến thức văn học, tác phẩm văn học, tác giả văn học. - Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc. - Mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung hai đoạn thơ. II. Yêu cầu cụ thể: (90%) 1. Nội dung cơ bản: (55%) 1.1 Những tín hiệu giao mùa (Khổ thơ thứ nhất): - “Sang thu” ở đây là chớm thu, là thời điểm thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu đã xuất hiện với những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, tâm hồn con người phải vô cùng nhạy cảm mới có thể cảm nhận. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se” - Nếu trong “Đây mùa thu tới”, cảm nhận thu sang của Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven hồ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Mùi hương ấy không hòa quyện mà “phả” vào trong gió. “Phả” nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một liên tưởng thú vị: Tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa ra hương thơm dịu dàng, thoang thoảng trong gió. Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ khiến gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm một phần, đồng thời sánh bởi cái se lạnh của gió thu. - Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như “ngô đồng”, “rặng liễu”, “lá vàng mơ phai”, “hoa cúc” thì với Hữu Thỉnh ông lại cảm nhận hương vị thu sang qua “hương ổi”. Đó là một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ thu về. - “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về, thứ hương thơm giản dị mà thanh tao ấy lại trở thành tác nhân gợi cảm trong lòng người. Chính Hữu Thỉnh đã tâm sự rằng: “Giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình,
- một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ Hương ổi tự nó xốc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ ”. => Bình luận: Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống gắn bó với quê hương. Nhờ những trải nghiệm thú vị ấy, nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đã đủ để tin rằng thu đã về, thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ”, lòng người mới bâng khuâng, xao xuyến. Đây là một hình ảnh nhân hóa rất gợi cảm. Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ”gợi ra những làn sương mỏng, mềm mại, giăng phủ khắp đường thôn ngõ xóm quê hương. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, phảng phất chút thong thả, yên bình. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Sương thu như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng trong lòng người, tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc. Bằng tất cả các giác quan: Khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Có “hương ổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà thi nhân vẫn còn dè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là “chắc chắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thực sự rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm giao mùa. Thu đến sao mà nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. => Bình luận: Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến khắc khoải, thiết tha. 1.2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa (Khổ thơ thứ 2) - Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn. Không gian như được đẩy cao hơn, xa hơn, rộng hơn. “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” - Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hương ổi”,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, như xa xăm, miên man tít tắp. Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn: “Sông được lúc dềnh dàng
- Chim bắt đầu vội vã” Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng vào khoảnh khắc giao mùa. Vào mùa thu, nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang nét ẩn dụ cho tâm trạng của con người: Như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm một đời. - Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao, không trực tiếp miêu tả âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động của tạo vật. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: Sống dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. (Ý thơ đồng thời còn gợi cho người đọc một liên tưởng khác: Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòa bình, và giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗi người dân Việt Nam cũng lại bắt đầu hối hả nhịp sống mới để xây dựng đất nước trong niềm vui rộn ràng) => Bình luận: Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên, của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vàng. - Đất trời mùa thu như đang khẽ cựa mình để thay áo mới. Cả bầu trời mùa thu cũng có sự thay đổi: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. - Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về mây trời mùa thu: - “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến – “Thu điếu”) - “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Huy Cận – “Tràng giang”) Thế mà, Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm mại treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Hình như đám mây đó vẫn còn lưu lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mỏng manh và ngày càng bé dần, nhỏ dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để toàn bộ sự sống, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm phủ sắc thu. Đây là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo không những mang đến cho người đọc mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êm mát của mùa thu. => Bình luận: Có lẽ đây là những thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh ở khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng được khắc tạc bằng ngôn ngữ. Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang còn vương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Phải chăng có sợi tơ duyên đồng điệu giữa con người với thiên nhiên đang chuyển mình vào thu? Qua cách cảm nhận ấy, ta nhận thấy ở Hữu Thỉnh một hồn thơ nhạy cảm,
- yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng diệu kỳ. 2. Nghệ thuật cơ bản: (25%) - Hình ảnh thơ tự nhiên, dường như không cầu kỳ, trau chuốt mà vẫn gợi hình, gợi cảm. - Từ ngữ được sử dụng độc đáo, giàu sức biểu cảm: “phả”, “chùng chình”, “vắt” - Hệ thống các biện pháp tu từ được vận dụng linh hoạt: nhân hóa, đối - Thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc. => Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế, tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng nên thơ 3. Đánh giá, nâng cao : (10%) - “Sang thu” của Hữu Thỉnh, đặc biệt là hai khổ thơ đầu, đã thể hiện sâu sắc cá tính, phong cách của nhà thơ: Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, cuộc sống, tinh tế trước những biến thái tinh vi của tạo vật. Đây là một hồn thơ khá độc đáo, tiêu biểu của nền Văn học hiện đại Việt Nam. - Bài thơ nói chung và hai đoạn thơ đầu nói riêng, đã đánh thức tâm tư tình cảm trong mỗi người. Đó là bài học về tình yêu quê hương đất nước, là thông điệp: Cuộc đời con người cần phải có những phút lắng lòng để suy tư, ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, để nhận ra những biến chuyển kỳ diệu của cuộc sống, của thiên nhiên, để tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm. * Lưu ý: - Đối với câu 3, có thể cân nhắc cho điểm tuyệt đối nếu bài làm của học sinh đáp ứng được trên 85% yêu cầu của đáp án. - Không đánh giá và cho điểm cao đối với những bài viết thiếu luận điểm, chung chung, không cụ thể. - Nếu học sinh có những cảm nhận riêng, sáng tạo, giàu cảm xúc, tuy khác với đáp án mà vẫn hợp lý, thuyết phục thì có thể cân nhắc cho điểm tương đương, tuy nhiên không quá mức điểm quy định. Câu 3 (2,0 điểm) “Ung thư xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một trong số đó là môi trường sống ở nước ta quá độc hại. Chúng ta ăn bẩn, uống bẩn, thở bẩn, ở bẩn. Các hoá chất nguy hiểm cho sức khoẻ ở khắp nơi, ngấm vào cơ thể người bằng nhiều cách, trong đó mối nguy hiểm lớn nhất là thực phẩm độc hại đến từ những kẻ kinh doanh bất lương. ( Dẫn theo ngày 27-3-2016) Em hãy viết một đoạn nghị luận xã hội (khoảng 15- 20 dòng) trình bày suy nghĩ về mối nguy hiểm lớn nhất được nhắc trong đoạn trên.
- Câu Ý Nội dung 1 a - Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải. b - Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời. - “Mùa xuân” (là danh từ) mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. - “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước. - Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. => Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. => Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! sống làm đẹp cho đất nước c Học sinh chọn một trong những biện pháp tu từ sau: + Nhân hóa: “vất vả và gian lao”, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam. + So sánh: Biện pháp tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc “Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. + Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được. +Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. +Liệt kê: chim hót, cành hoa, nốt trầm cho thấy ước nguyện giản dị, chân thành d + Đoạn thơ được trích trong bài “Mùa xuân nhỏ nhỏ” của tác giả Thanh Hải gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi con người. + Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước hòa bình chúng ta phải biết yêu cuộc sống, yêu đất nước, biết ơn những con người Việt Nam cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường. Cuộc sống đem đến cho chúng ta sự Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! sống phải biết nâng niu, gìn giữ. + Phải biết tin yêu và tin tưởng rằng Tổ quốc ta dù trải qua bao thăng trầm biến đổi bởi chiến tranh, bom đạn, bởi thiên tai địch họa nhưng vẫn ngời sáng lung linh + Phải biết tự hào, trân trọng gìn giữ và phải ra sức cống hiến, phát triển để nước nhà đi lên và cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Phải biết hóa thân “sống đẹp” để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả “làm nên đất nước muôn đời”. 2 + Lỗi liên kết trong các câu trên: Lỗi liên kết nội dung + Câu (3) khẳng định bốn bề không còn tiếng động nhưng đến câu (4) người viết lại miêu gió ồn ào, dữ dội. Như vậy, về mặt nội dung có sự không thống nhất, khiến đoạn văn trở nên không hợp lý, không thuyết phục. 3 Nghị luận xã hội: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nên viết theo lối tổng – phân – hợp để đầy đủ và thuyết phục người đọc. Đoạn văn viết khoảng 15 – 20 dòng. Không xuống dòng trừ khi trích thơ hoặc trích câu hát. Ngôn ngữ mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu. Yêu cầu về nội dung: Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề Nêu hiện trạng: Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra tràn lan, ngày càng xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn và những kẻ kinh doanh bất lương phân phối thực phẩm bẩn. Phân tích hậu quả:Việc môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đặc biệt, căn bệnh Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! ung thư đang hoành hành và trở thành hiểm họa, nỗi sợ hãi của con người. Tìm hiểu nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện trạng này là do sự bất
- lương của nhiều doanh nghiệp, vì đồng tiền mà bất chấp mối nguy hại cho hàng triệu người khác. Do sự thiếu sót trong khâu quản lí của nhà nước và sự thiếu thông thái của người tiêu dùng. Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ cho bản thân và cộng đồng trước vấn nạn trên : + Tẩy chay, lên án, đấu tranh đòi bồi thường thiệt hại với những thương hiệu sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm độc hại. +Tuyên truyền ý thức cho người sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng để giảm thiểu tối đa hậu quả của vấn nạn này. +Là người tiêu dùng thông minh, chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề 4 Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa 4.1 A. Giới thiệu chung: - Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình. - “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. - Truyện viết về anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! 4.2 Phân tích a. Hoàn cảnh sống và công việc: - Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết. Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc. b. Vẻ đẹp tâm hồn + Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. - Hoàn cảnh sống khó khăn, gian khổ và tính chất công việc khắt khe không làm nhụt chí của chàng trai trẻ. Anh đã vượt qua tất cả khó khăn thử thách của cuộc sống bằng một tinh thần lạc quan và một quan niệm sống vô cùng đáng ngợi ca. - Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. + Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách,cởi mở và chân tình. Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! - Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm. - Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hàng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giãi bày tâm sự tự nhiên, chân thành. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che giấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con trai con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. - Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu khoa học về sét. + Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. - Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người. - Anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi. - Anh sống ngăn nắp, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình. + Hình ảnh thanh niên trong cách nhìn nhận của những người xung quanh - Anh làm cho những người tiếp xúc với mình cảm thấy khâm phục: Ông họa sĩ thấy “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”. Nhọc là vì ông không biết làm thế nào để vẽ hết cái hồn của người thanh niên Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất nhé! vào bức chân dung của mình. - Cô kĩ sư cảm thấy bàng hoàng, làm cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dung cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những người mà anh kể, và về
- cả con đường cô đang đi tới. Đánh giá, mở rộng + Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một thời gian ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. + Hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý gợi cho chúng ta những bài học về lối sống của thế hệ trẻ ngày nay: - Sống có lí tưởng, mục đích, cống hiến hết mình cho lí tưởng đó. - Sống giản dị, cởi mở, chân thành với mọi người. - Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. 4.3 C. Tổng kết: - Nghệ thuật kể chuyện tài tình, khắc họa nhân vật qua lời nói, hành động và lời kể của nhân vật khác hết sức sinh động của nhà văn. - Với nhân vật chính là anh thanh niên, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa man mác như một bài thơ. Bài thơ với âm hưởng ngợi ca những con người trong thời đại mới, những thanh niên hết lòng vì lí tưởng và chan chứa tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời họ cũng rát gần gũi, giản dị, đời thường. Anh thanh niên là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm70 của thế kỉ XX và cho tới ngày nay chúng ta vẫn phải học tập và noi theo.