Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11

doc 17 trang thungat 9240
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_12.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11

  1. * Trắc nghiệm: Câu 1: Mục tiêu của phong trào cách mạng ở 3 nước Đông Dương trong những năm 1936-1939 là A.đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. B.chống đế quốc và phong kiến. C.đấu tranh chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. D.chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh điểm chung của phong trào đấu tranh chống thực dân của các nước phương Đông (1918-1939)? A.Phong trào đấu tranh mạnh mẽ. B.Phong trào mang tính tự phát, lẻ tẻ. C.Có sự liên minh của ba nước. D.Đảng tư sản ra đời lãnh đạo đấu tranh. Câu 3: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là A.Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng B.Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm C.Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng D.Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc Câu 4: Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào các nước Đông Nam Á đã dẫn đến A.hàng loạt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước. B.sự ra đời của các tổ chức cộng sản. C.nhiều phong trào chống thực dân, phong kiến bùng nổ. D.hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập. Câu 5:Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á là A.Đảng Cộng sản Việt Nam. B.Đảng Cộng sản Phi-lip-pin. C.Đảng Cộng sản Mã Lai. D.Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Câu 6: Sự kiện đánh dấu mốc cho sự trưởng thành của giai cấp vô sản Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A.Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng . B.liên minh công nông được hình hành. C.một số Đảng cộng sản được thành lập. D.công dân đấu tranh đòi quyền lợi chính trị . Câu 7:Trong những năm 1918-1939, ở Đông Nam Á tồn tại 2 khuynh hướng cách mạng là tư sản và vô sản là do A.Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng. B.Giai cấp tư sản và vô sản ra đời sớm và tồn tại song song. C.Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh. D.Chính sách xâm lược của các nước phương Tây. Câu 8: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh TG thứ nhất A.Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc . B.Đòi quyền tự doanh, tự chủ về chính trị. C.Chống phong kiến và chống đế quốc. D.Đòi thực hiện cải cách xã hội. Câu 9: Giai cấp nào ở ĐNÁ lớn mạnh cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp? A.Giai cấp công nhân. B.Giai cấp tư sản dân tộc. C.Giai cấp nông dân. D.Giai cấp tư sản mại bản. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 1
  2. Câu 10: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là A.Khởi nghĩa Ong Kẹo. B.Khởi nghĩa Commađam C.Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam D.Khởi nghĩa Chậu Pachay Câu 11: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì? A.Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. B.Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo. C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh. D.Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao. Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp là A.Đông Nam Á. B.Việt Nam. C.Các nước Đông Dương. D.Châu Phi. Câu 13: Trong những năm 1936-1939, để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, Mặt trận nào được thành lập ở Đông Dương? A.Mặt trận dân chủ Đông Dương. B.Mặt trận dân tộc Đông Dương. C.Mặt trận phản đế Đông Dương. D.Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương. Câu 14: Nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A.Sự liên minh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. B.Sự lớn mạnh và vươn lên của của giai cấp tư sản dân tộc. C.Sự liên minh giữa giai cấp nông dân và công nhân. D.Sự liên minh giữa giai cấp tư sản và phong kiến. Câu 15: Khuynh hướng cách mạng vô sản đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Á sau thế chiến thứ nhất vì A.ảnh hưởng của chiến tranh thề giới thứ nhất. B.giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị. C.phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển. D.do tác động chủ trương của Quốc tế Cộng Sản. Câu 16: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ? A.Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” B.Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề C.Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch D.Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước ĐNÁ Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương. B.Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. C.Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. D.Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 18: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A.Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B.Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh. C.Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 2
  3. D.Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 19: Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì? A.Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành. B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp. C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng. D.Giai cấp tư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ. Câu 20: Cuối thế kỉ XIX nước nào ở châu Á đã thoát khỏi thân phận thuộc địa và trở thành nước đế quốc? A.Nhật Bản. B.Xiêm. C.Việt Nam. D.Trung Quốc. Câu 21: Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước châu Á vào những năm 20-30 của thế kỉ XX là A.ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất. B.ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga. C.ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới. D.ảnh hưởng của quốc tế cổng sản (quốc tế thứ ba ). Câu 22: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì? A.Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. B.Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ. C.Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến. D.Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc. Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào? A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa. B.Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. C.Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại. D.Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc. Câu 24: Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là A.Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam B.Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương) C.Phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) D.Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới Câu 25: Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản Câu 26: Nội dung nào là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ? A. Do mâu thuẫn giữa các nước phát xít với các nước tư bản chủ nghĩa. B. Do mâu thuẫn giữa các nước phát xít với Liên Xô. C. Do mâu thuẫn giữa các nước phát xít với nhau. D. Do các nước đế quốc chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử. Câu 27: Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Đức đánh chiếm Ba Lan. B. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 3
  4. C. Đức đánh chiếm Pháp. D. Đức đánh chiếm Liên Xô. Câu 28: Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã làm gì? A. Kí bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau với Đức. B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít. C. Liên minh với Mĩ để chống lại phát xít Đức. D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức. Câu 29:Trong chiến tranh thế giới hai, thành phố nào được mệnh danh là "nút sống" của Liên Xô? A. Lê-nin-gơ-rát. B. Xta-lin-grát. C. Ki-ép. D. Mát-xcơ-va Câu 30: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc bằng sự kiện nào sau đây? A. Mĩ ném hai quả bom xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản. B. Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện phe đồng minh. C. Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên tòa nóc nhà Quốc hội Đức. D. Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 31: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945), có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn. D. Lực lượng phe Đồng minh bị tiêu diệt. Câu 32: Năm 1942, lực lượng nào sau đây được thành lập để chống phát xít? A. Khối Đồng minh chống phát xít. B. Khối Hiệp ước chống phát xít. C. Phe Liên minh dân chủ. D. Phe hòa bình liên kết. Câu 33: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn thuộc về phe A. Phát xít. B. Đồng minh. C. Liên minh. D. Hiệp ước. Câu 34: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh TG? A. Chiến thắng Xta-lin-grát. B. Chiến thắng Mát-xcơ-va. C. Chiến thắng Cuốc-xcơ. D. Chiến thắng Lê-nin-grát. Câu 35: Những năm 30 của thế kỉ XX, phe Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô được thành lập gồm những quốc gia nào sau đây? A. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.B. Anh, Pháp, Liên Xô. C. Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ.D. Áo, Phần Lan, Trung Quốc. Câu 36: Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng (12-1941), Nhật Bản mở các cuộc tấn công đánh chiếm khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Bắc Á.D. Nam Á. Câu 37: Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công quốc gia châu Âu nào sau đây? A. Liên Xô. B. Phần Lan. C. Áo. D. Hung-ga-ri. Câu 38: Ngày 15-8-1945 là mốc đánh dấu sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm hình thành. Câu 39: Nội dung nào sau đây là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. B. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ trên toàn thế giới. C. Lực lượng Đồng minh chống phát xít hình thành. D. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thành công. Câu 40: Vì sao khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Anh, Pháp, Mĩ chậm tấn công Đức? A.Tiềm lực quân sự yếu, không đủ sức đánh Đức. B.Muốn mượn tay phát xít Đức đánh Liên Xô. C.Thực hiện chính sách đối ngoại trung lập. D.Buôn bán vũ khí cho quân đội hai bên. Câu 41: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A.mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo Hệ thống Véc-xai-Oa-sinh-tơn. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 4
  5. B.Do chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ. C.Do hậu quả của Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau. D.Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). Câu 42: Chiến thắng nào của Liên Xô làm phá sản kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức? A. Chiến thắng Mat-xco-va. B. Chiến thắng Béc Lin. C. Chiến thắng Xtalingrat. D. Chiến thắng Cuốc-xco. Câu 43: Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? A.Ngày 1/1/1942. Xtalingrát. B.Ngày 11/1/1942. Oasinhtơn. C.Ngày 1/1/1942. Oasinhtơn. D.Ngày 11/1/1942. Mátxcơva. Câu 44: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945)? A. Hỗ trợ liên quân Anh - Mĩ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. Là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định. C. Là lực lượng tiên phong, giữ vai trò quan trọng. D. Có vai trò nhất định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu 45: Anh, Pháp cắt vùng Xuy-đét cho Đức nhằm mục đích A.Hítle tấn công Liên Xô. B.Hítle không tấn công Anh. C.Hítle không tấn công Pháp. D.Hítle chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Câu 46: Để giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Mĩ, Anh, Pháp thực hiện chính sách gì? A.Chủ trương cùng với Liên Xô thành lập khối Đồng minh chống Phát xít. B.Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài. C.Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. D.Không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Câu 47: Nguyên nhân khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là A.quân đội Đức dã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước Châu Âu. B.Anh có ưu thế về không quân và hải quân. C.Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía đông. D.Hoa kỳ bắt đầu viện trợ cho Anh. Câu 48: Khối phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai gồm những nước nào? A.Anh - Pháp - Nga. B.Đức - Italia - Nhật Bản. C.Đức - Áo - Hung. D.Đức - Mĩ - Anh. Câu 49: Việc Liên Xô tham chiến và với sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít đã tác động như thế nào đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? A.Làm thất bại âm mưu câu kết của liên quân Anh – Pháp muốn chống lại Liên Xô. B.Làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi, trở thành cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. C.Âm mưu mượn bàn tay chủ nghĩa phát xít để tiêu diệt Liên Xô của Anh, Pháp, Mĩ đã thất bại. D.Phát xít Đức không tấn công được Liên Xô. Câu 50: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là? A.dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới B.hình thành trật tự thế giới hai cực C.làm sụp đổ hệ thống Vecsxai- Oasinhton D.tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 5
  6. Câu 51:Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là A.Liên Xô. B.Liên Xô - Mĩ - Anh. C.Mĩ - Anh. D.Tất cả các nước trong phe Đồng minh. Câu 52:Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu: A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần. B. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được. D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ. Câu 53:Việc Đức kí với Liên Xô "Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau" cho thấy A.cam kết "chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu" của Hítle ở Hội nghị Muy - ních chỉ là ảo tưởng. B.Đức đã thể hiện rõ mưu đồ của mình là bành trướng thế lực ở châu Âu trước, sau đó mới dốc toàn lực lượng chiến tranh với Liên Xô. C.Đức đã phản bội lại Hiệp định Muy - ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô . D.Đức không muốn tấn công Liên Xô. Câu 54: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít? A.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức. B.Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít. C. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ. D.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 55: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào? A.Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc. B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc. C.Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô. D.Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia. Câu 56: Đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước phương Tây với phe phát xít là sự kiện A.Anh, Pháp từ chối không liên kết với Liên Xô để chống phát xít. B.Chiến tranh kì quặc, tuyên mà không chiến. C.Hội nghị Muy - ních. D."Đạo luật trung lập", giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Câu 57: Chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã tác động đến Chiến ttranh thế giới thứ hai là A.cứu được tình thế hòa bình ở Châu Âu. B.khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. C.hạn chế quá trình dẫn đến Chiến tranh thế gới thứ hai. D.đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của chủ nghĩa phát xít. Câu 58: Cho các dữ kiện sau: 1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. 3. Đức tấn công Liên Xô. 4. Hội nghị Ianta. Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian A. 3 – 2 – 4 – 1 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 3 – 1 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2. Câu 59: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi với sự kiện nào? A. Đức tấn công Pháp (6-1940). B. Đức tấn công Liên Xô (6-1941). C. Hiệp ước Tam cường giữa Đức – Italia – Nhật Bản được kí kết. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 6
  7. D. Đức tấn công Anh (7-1940). Câu 60: Từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 - 1945), nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới? A.Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước. B.Đoàn kết, đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, cực đoan. C.Đoàn kết các nuớc trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung. D.Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia. Câu 61: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô? A.Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài B.Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận C.Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán D.Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng Câu 62: Việc phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941 đã tác động đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A.Thay đổi cục diện chiến tranh. B.Thay đổi tính chất chiến tranh. C.Làm thay đổi tương quan lực lượng, tạo ưu thế cho phe Đồng minh. D.Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh, quân Đồng minh chuyển sang phản công. Câu 63: Hành động nào của chủ nghĩa phát xít khi lên nắm quyền đã đe dọa nền hòa bình thế giới? A. Sản xuất vũ khí hủy diệt. B. Tập trung tấn công Liên Xô. C.Xây dựng và phát triển kinh tế. D. Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh. Câu 64: Sự kiện nào làm thay đổi tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? A.Liên Xô tham chiến (6/1941). B. Mĩ tuyên chiến với Nhật. C. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập (1/1942). D. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. Câu 65: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít đang ra đời và chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ có thái độ như thế nào? A.không can thiệp vào những xung đột ngoài châu Mĩ và vai trò trung lập. B.Kêu gọi các nước thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít. C.Thẳng tay đàn áp Đảng Cộng sản và Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. D.Liên minh với Anh, Pháp để giữ nguyên trạng Trật tự Véc xai - Oasinhtơn. Câu 66:Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) vì A. Thực hiện chính sách nhuợng bộ phát xít. B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập. C. Không tham gia khối Đồng minh chống phát xít. D. Ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít. Câu 67: Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam rút ra bài học gì trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay?. A.Giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. B.Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. C.Liên kết các cường quốc lớn để tranh thủ sự ủng hộ quân sự. D.Chạy đua vũ trang, tăng cường sức mạnh quân sự. Câu 68:Phát xít Nhật chính thức mở đầu cuộc chiến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua sự kiện nào? A.Tấn công Liên Xô ở Viễn Đông. B.Tấn công các nước Thái Lan, Mã Lai, Xingapo, Philippin, Inđônêxia. C.Tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở Trân Châu cảng. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 7
  8. D.Nhảy vào Đông Dương. Câu 69:Một trong những nguyên nhân khiến Anh, Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A.Liên Xô là một cường quốc lớn. B.Chiến tranh vệ quôc của Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh, C.Phe phát xít chuẩn bị tấn công Anh và Mĩ. D.Anh, Mĩ đã nhận ra sai lầm của mình trong đường lối đối ngoại trước đây. Câu 70: Việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động: A. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh. B. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ. C. Góp phần kết thúc chiến tranh. D. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hàng. Câu 71: Qua cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, bài học cho các nước trên thế giới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay?. A.Sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là các cường quốc lớn. B.Sự gia tăng các liên minh quân sự trên thế giới. C.Các quốc gia cần tăng cường năng lực quân sự của mình. D.Viện trợ quân sự cho các nước trực tiếp chống chủ nghĩa khủng bố. Câu 72: Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới từ sau sự kiện A.7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. Mĩ tuyên chiến với Nhật, sau đó là Đức và Italia. B.10/1942, liên quân Anh, Mĩ giành thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập). C.22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô với kế hoạch "Chiến tranh chớp nhoáng" . D.9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập. Câu 73: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A.Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm D. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. Câu 74: Nhân vật lịch sử nào sau đây là người lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)? A. X-ta-lin. B. Lê-nin. C. Các-mác. D. Ăng-ghen. Câu 75: Sự kiện nào sau đây mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. C. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. D. Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. Câu 76: Sự kiện nào sau đây đánh dấu phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền. D. Các nước tư bản tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Câu 77: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là gì? A. Hội Ái hữu B. Hội Quốc xã C. Hội Quốc liên D. Liên hợp quốc. Câu 78. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? A. Do đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của thế giới tư bản. B. Do sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và sự hình thành hai khối đế quốc đối lập. C. Do chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp. D. Do Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ. Câu 79: Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì? A. Cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. B. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 8
  9. C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cuộc cách mạng tư sản điển hình. Câu 80. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Véc- xai và Oa-sinh-tơn nhằm mục đích gì? A. Hợp tác kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa. B. Hợp tác về quân sự giữa các nước tư bản chủ nghĩa. C. Ký hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. D. Bàn giải quyết hậu quả của chiến tranh. Câu 81. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là gì? A. Sản suất giảm sút trầm trọng. B. Thị trường tiêu thụ giảm. C. Do sản suất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. D. Năng suất giảm, thất nghiệp tăng. Câu 82. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 83. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bài học kinh nghiệm lớn nào trong thời kì đổi mới? A. Phải xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. Phải đổi mới toàn diện đất nước. C. Không được đa nguyên về chính trị. D. Phải thực hiện chính sách cải cách, mở cửa. Câu 84. Chiến thắng Mat-xcơ-va của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào? A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hit - le. B. Buộc quân đội phát xít Đức chuyển sang thế bị động. C. Tạo bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Đẩy lùi hoàn toàn lực lượng phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Câu 85. Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình chính trị ở Nga năm 1917 là A. Chính phủ tư sản lâm thời và vô sản cùng nắm chính quyền. B. hai chính quyền: tư sản lâm thời và công - nông - binh song song tồn tại. C. chính quyền là sự liên hiệp giữa tư sản lâm thời với công - nông - binh. D. giai cấp vô sản nắm chính quyền, đại biểu là các Xô - viết công - nông - binh. Câu 86. Cuộc khởi nghĩa nào nổ ra trước khi ban chiếu Cần vương nhưng vẫn thuộc phong trào Cần vương chống Pháp ở nước ta? A. Yên Thế. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Ba Đình. Câu 87. Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các Hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884: 1. Hiệp ước Nhâm Tuất. 2. Hiệp ước Patơnốt. 3. Hiệp ước Giáp Tuất. 4. Hiệp ước Hácmăng. A. 3, 1, 2, 4. B. 1, 3, 4, 2. C. 1, 2, 3, 4. D. 4, 3, 2, 1. Câu 88. Năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, tinh thần kháng chiến của dân tộc ta được thể hiện như thế nào? A. Chỉ có nhân dân Đà Nẵng đứng lên tổ chức kháng chiến. B. Nhân dân tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”. C. Quan quân triều đình cùng nhân dân kháng chiến. D. Chỉ có quan quân triều đình tổ chức kháng chiến. Câu 89. Nội dung nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm 1885 – 1896? A. Việt Nam mất độc lập hoàn toàn. B. Khuynh hướng phong kiến bao trùm. C. Chưa xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. D. Pháp đã hoàn thành việc bình định ở nước ta. Câu 90: Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp? A. 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. 1-9-1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 9
  10. C.17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định. D.23 – 2 – 1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. Câu 91: Mục đích của Pháp khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với triều đình Huế là A. mở rộng các quyền lợi kinh tế, văn hóa cho nhân dân Việt Nam. B. nới rộng các quyền lợi kinh tế cho Việt Nam. C. xoa dịu dư luận và mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng. D. thể hiện sức mạnh của Pháp trong việc xâm lược Việt Nam Câu 92: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên song Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Dương Bình Tâm. Câu 93: Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào? A. Quảng Ngãi và Bình Định. B. Quảng Nam và Quảng Trị. C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Quảng Bình và Hà Tĩnh. Câu 94: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định A.làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. B. hoàn thành chiếm Trung Kì. C.cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. D.buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. Câu 95: Đặc điểm của phong trào Cần Vương A. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. B. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. D. là phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Câu 96: Sai lầm nào của triều đình nhà Nguyễn đã khiến nhân dân ta bất mãn và mở đầu cho việc quyết đánh cả triều đình lẫn Tây? A. Ngăn cản nghĩa quân Trương Định đánh Pháp. B. Nhượng cho pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì. C. Ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862). D. Nhượng cho Pháp 6 Tỉnh Nam Kỳ. Câu 97: Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì? A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp. B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc. C. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp. D. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Câu 98: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ? A.Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. B.Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. C.Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. Câu 99: Với hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862), nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp A.Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. B.Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. C.Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. D.An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 100: Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là A.Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn B.Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp C.Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán D.Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì Câu 101: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam? “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 10
  11. A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hácmăng. D. Hiệp ước Patơnốt. Câu 102: Vì sao năm 1861, Gia Định lại bị thất thủ một lần nữa? A.Quân ta không chủ trương giữ thành Gia Định B.Quân Pháp quá mạnh C.Quân ta đã chọn cách phòng thủ, không chủ động tiến công khi có cơ hội D.Lực lượng quân ta ở Gia Định quá yếu, thiếu vũ khí chiến đấu Câu 103: Ý nào không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn trước vận nước nguy nan, khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì? A. “Bế quan tỏa cảng”. B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì. C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước. Câu 104: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? A.Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam B.Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ C.Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến D.Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây Câu 105: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực. C. Phạm Văn Nghị. D. Trương Định. Câu 106: Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là A. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp. C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán. D. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Câu 107: Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. 31/8/1858. B. 9/2/1959. C. 1/9/1858. D. 3/8/1858 Câu 108: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, thái độ của Triều Đình đối với nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường A.khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh. B.ra lệnh giải tán các nghĩa binh. C.yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp. D.cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh. Câu 109: “Phong trào Cần Vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Hãy đánh giá về nhận định trên A. Sai, vì phong trào đã góp phần làm chậm lại quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. B. Sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. C. Đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam. D. Đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Câu 120: Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)? A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến. C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến. D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước. Câu 121: Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm làm căn cứ, rồi tấn công ra nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng: A. Lăng Cô Huế. B. Đà Nẵng Huế. C. Đà Nẵng Hà Nội. D. Huế Hà Nội. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 11
  12. Câu 122: Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì? A. Sản xuất vũ khí. B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa. C. Ngày đêm luyện tập quân sự. D. Tổ chức tấn công quân Pháp ở Gia Định. Câu 123: Chiến thắng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến thực dân Pháp phải: A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì. B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng. C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì. D. Ráo riết đẩy mạnh thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam. Câu 124: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối XIX là A. triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. B. thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. C. kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. D. nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Câu 125: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là gì? A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ. C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. Câu 126: Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A.Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì. B.Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước. C.Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì. D.Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì. Câu 127: Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào? A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. B. Phủ Lạng Thương. C. Tiên Lữ (Hưng Yên). D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương. Câu 128: Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha? A.“ thủ hiểm ”. B.“ đánh nhanh thắng nhanh ”. C.“ chinh phục từng gói nhỏ ”. D.“vườn không nhà trống”. Câu 129: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là A. Nhân dân muốn giúp vua khôi phục vương quyền. B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe đối lập trong triều đình. D. Cuộc phản công của phe chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại. Câu 130: Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là: A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết. C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế. D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết. Câu 131: Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là: A. Phan Thanh Giản. B. Tôn Thất Thuyết. C. Vua Hàm Nghi. D. Nguyễn Văn Tường. Câu 132: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? A. Cố thủ chờ viện binh B. Đánh thẳng kinh thành Huế. C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. Câu 133: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 12
  13. A.làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. B.bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. C.bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. D.làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. Câu 134: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp. B. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống, quê hương mình. C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra. D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp. Câu 135: Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), quân Pháp rơi vào tình thế A. bị nghĩa quân bám sát để quấy rối và tiêu diệt. B. bị thương vong gần hết. C. bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn. D. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch. Câu 136: Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa. B. Truyền bá đạo Thiên Chúa. C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam. D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn. Câu 137: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào? A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp. B.Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang. C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang. D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp. Câu 138: Ngày 5/6/1862, diễn ra sự kiện nào sau đây ? A.Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. B.Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. C.Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. D.Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. Câu 139: Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp? A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An. B. Triều đình kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884). C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873). D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882). Câu 140: Trong trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành? A. Một viên Chưởng cơ. B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. C. Lưu Vĩnh Phúc. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 141: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào? A.Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống B.Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi C.Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn D.Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp Câu 142: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. C. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”. D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp. Câu 143: Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì? A. Tìm cách xoa dịu nhân dân. B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 13
  14. C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì. D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng. Câu 144: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm A.biến Việt Nam thành thuộc địa. B.bù đắp những thiệt hại do chiến tranh. C.hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á. D.giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến. Câu 145: Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì? A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp. B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu. C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu. D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp. Câu 146: Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng,Ô ng đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ? A.Phan Văn Trị. B.Nguyễn Trường Tộ. C.Phạm Văn Nghị. D.Nguyễn Tri Phương. Câu 147: Trong trận Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (12-1873), tên tướng Pháp nào đã tử trận? A. Gácniê. B. Rivie. C. Hácmăng. D. Đuypuy. Câu 148: Hậu quả lớn nhất của hiệp ước Hác-măng (1883) đối với Việt Nam là A. Nền kinh tế nước ta lệ thuộc vào Pháp. B. Nền chính trị nước ta bị lệ thuộc vào Pháp. C. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. D. Pháp nắm độc quyền về chính sách đối ngoại. Câu 149: Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patonốt (1884) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. B. sự bán nước của triều đình Huế. C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hòa đến đèo Ngang. D. sự nhu nhược của triều đình Huế giữa lúc đất nước bị giặc ngoại xâm. Câu 150: Trong quá trình kháng chiến chống Pháp (1858 - 1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp? A. Sau khi đối phương chiếm được thành Gia Định (2/1859). B. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại (cuối năm 1859). C. Khi Na-pô-lê-ông băng hà, nội bộ nước Pháp lục đục (1860). D. Từ tháng 3/1860, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc. Câu 151: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì? A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì. B. Tăng cường viện binh. C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới. Câu 152: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) có đặc điểm gì? A. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. C. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao. D. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 153: Trong phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX, có những cuộc khởi nghĩa lớn nào? A. Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. B. Ba Đình, Bãi Sậy, Yên Thế. C. Bãi Sậy, Yên Bái, Yên Thế. D. Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Câu 154: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là: A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 14
  15. C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 155: Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi ở địa phương nào? A. Trung Kì và Nam Kì. B. Bắc Kì và Nam Kì. C. Bắc Kì và Trung Kì. D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Câu 156: Mục đích của Pháp khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) với triều đình Huế là A. mở rộng các quyền lợi kinh tế, văn hóa cho nhân dân Việt Nam. B. nới rộng các quyền lợi kinh tế cho Việt Nam. C. xoa dịu dư luận và mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng. D. thể hiện sức mạnh của Pháp trong việc xâm lược Việt Nam. Câu 157: Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là: A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. D. Nông dân và công nhân. Câu 158: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào? A. Dân binh Hà Nội. B. Quan quân binh sĩ triều đình. C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm. Câu 159: Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ? A.Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B.Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C.Pháp chiếm thành Gia Định. D.Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. Câu 160: Từ chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn, Việt Nam rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới hiện nay? A. Đổi mới phát triển kinh tế gắn với mở cửa, tăng cường hợp tác để phát triển toàn diện. B. Cải cách toàn diện triệt để. C. Mở cửa cải cách, tự do tín ngưỡng. D. Tự do tôn giáo. Câu 161: Quân Pháp đã chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào? A. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. B. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn. C. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông. D. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. Câu 162: Ngày 23/2/1861, diễn ra sự kiện nào sau đây ? A.Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. B.Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. C.Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. D.Ta kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất Câu 163: Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi lực lượng nào giúp vừa cứu nước? A. Văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước. B. Tư sản, công nhân và nông dân. C. Văn thân, sĩ phu và địa chủ phong kiến. D. Nông dân, địa chủ phong kiến. Câu 164: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là: A. Gácniê B. Bôlaéc C. Rivie D. Rơve Câu 165: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là: A. Gácniê B. Bôlaéc C. Rivie D. Rơve Câu 166: Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy là do ai lãnh đạo? “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 15
  16. A. Đinh Công Tráng. B. Nguyễn Thiện Thuật. C. Phan Đình Phùng. D. Đinh Gia Quế. Câu 167: Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là: A. Nguyễn Tri Phương. B. Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Diệu. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 168: Trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX chiếu cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì? A. Kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến. B. Pháp đã xâm phạm độc lập chủ quyền của dân tộc. C. Nhân dân oán giận bộ phận vua quan nhu nhược và căm thù Pháp. D. Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước đại diện cho triều đình phong kiến. Câu 169: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là: A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến. C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội. D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Câu 170: Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê? A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự. B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp. D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa. Câu 171: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo? A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước Câu 172: Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì năm 1873? A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội. B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội). C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Câu 173: Nội dung nào sau đây không nằm trong mục đích xâm lược Việt Nam của Pháp? A.Nhằm biến Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu B.Biến Việt Nam thành thuộc địa. C.Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa. D.Để khai hóa văn minh cho một dân tộc còn lạc hậu. Câu 177: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là A. Hưởng ứng chiếu Cần vương. B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn. C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương. D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. Câu 178: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào? A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống. B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi. C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn. D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp. Câu 179: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 180:. Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874? A. Cao Thắng. B. Trương Định. C. Đề Thám. D. Phan Đình Phùng. “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 16
  17. Câu 181. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì năm 1867 một cách nhanh chóng? A. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. C. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp. D. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. Câu 182. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh sĩ triều đình với thực dân Pháp năm 1873? A. Cửa Bắc. B. Cầu Giấy. C. Ô Thanh Hà. D. Cửa Nam. Câu 183. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 – 1896)? A. Phong trào qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn. B. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình. C. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước. D. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng. Câu 184. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. B. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình. C. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp. D. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân. HẾT “Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn giọt nước mắt rơi trên đề thi”. Trang 17