Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_ly_lop_12_bai_26_co_cau_nganh_co.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở A. số lượng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. C.tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp. D. thứ tự giá trị sản xuất mỗi ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp. Câu 2. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp: A. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. B. khai thác, chế biến, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. C.khai thác, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng. D. sản xuất, phân phối điện,khí đốt, nước, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến. Câu 3. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực - thực phẩm. C. Dệt - may. D. Luyện kim. Câu 4. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Duyên hải miền Trung. C. Đông nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng với khu vực công nghiệp nhà nước? A. Giảm dần về số lượng doanh nghiệp. B. Thu hẹp phạm vi hoạt động ở một số ngành. C. Giữ vai trò quyết định đối với những ngành chủ chốt. D. Phát triển nhanh, nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng rất cao. Câu 6. Nguyên nhân khái quát nhất làm cho một số vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là: A. tài nguyên khoáng sản nghèo. B. nguồn lao động có tay nghề ít. C. kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi. D. tài nguyên, lao động, kết cấu, thị trường không đồng bộ. Câu 7. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp? A. Nâng cao chất lượng. B. Đa dạng hóa sản phẩm. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng năng suất lao động.
- Câu 8. Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là: A.Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. B. Lao đông ít, thị trường nhỏ. C. Vị trí địa lí không thuận lợi. D.Đất đai ít màu mỡ, khí hậu khắt nghiệt, ít tài nguyên. Câu 9. Sự tồn tại và phát triển công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt là: A. Thị trường. B. Tài nguyên. C. Lao động. D. Nguồn vốn. Câu 10. Phương hướng quan trọng nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là: A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. B. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt. C. Đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị và công nghệ. D. Điều chỉnh các ngành công nghiệp theo cơ chế thị trường. Câu 11. Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là A. vật liệu xây dựng và cơ khí. B. hoá chất và vật liệu xây dựng. C. cơ khí và luyện kim. D. dệt may, xi măng và hoá chất. Câu 12. Khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta? A. Quốc doanh. B. Tập thể. C. Tư nhân và cá thể. D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 13 Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng. B. Hưng Yên. C. Hà Nội D. Bắc Ninh. Câu 14. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. Câu 15. Ý nào sau đây chứng tỏ Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước? A. Có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất. B. Nơi có ngành công nghiệp phát triển lâu đời. C. Có nhiều trung tâm công nghiệp nhất.
- D. Nơi đa dạng các ngành công nghiệp nhất. Câu 16. Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhẹ được chú trọng phát triển vì A. có nhu cầu sản phẩm rất lớn. B. phục vụ xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ. C. tạo điều kiện tích luỹ vốn. D. có điều kiện thuận lợi hơn và đáp ứng được yêu cầu. Câu 17. Ngành công nghiệp trọng điểm nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Câu 18. Theo cách phân loại hiện hành, công nghiệp nước ta được chia ra A. 2 nhóm, 29 ngành B. 3 nhóm, 29 ngành C. 4 nhóm, 29 ngành D. 5 nhóm, 29 ngành Câu 19. Hóa chất, giấy là chuyên môn hóa của hướng A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả B. Đáp Cầu – Bắc Giang C. Đông Anh – Thái Nguyên D. Việt Trì – Lâm Thao Câu 20. Vật liệu xây dựng, phân hóa học là chuyên môn hóa của hướng A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả B. Đáp Cầu – Bắc Giang C. Đông Anh – Thái Nguyên D. Việt Trì – Lâm Thao Câu 21. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận B. Nam Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Ven biển miền Trung Câu 22. Ngành nào có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp chế biến. C. Công nghiệp khai thác. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 23. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, khu vực ngoài Nhà nước gồm A. địa phương, trung ương.
- B. tư nhân, cá thể, tập thể. C. tư nhân, cá thể. D. cá thể, tập thể Câu 24. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chuyển biến theo hướng A. tăng tỉ trọng các sản phẩm thô, sơ chế phục vụ xuất khẩu B. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp có chất lượng và sức cạnh tranh cao C. tăng tỉ trọng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp D. tăng tỉ trọng các sản phẩm công nghiệp khai thác Câu 25. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm qua tăng vì A. đem lại hiệu quả kinh tế cao B. đây là ngành công nghiệp trọng điểm C. thích nghi với tình hình mới D. tăng về giá trị sản xuất, song chậm hơn các ngành công nghiệp khác Câu 26. Đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp là A. đổi mới trang thiết bị và công nghệ B. đẩy mạnh phát triển công nghiệp trọng điểm C. thích nghi với cơ chế thị trường D. chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Câu 27. Năm 2005, tỉ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là A. 25,1%, 31,2%, 43,7% B. 25,1%, 43,7%, 31,2% C. 31,2%, 25,1%, 43,7% D. 31,2%, 43,7%, 25,1% Câu 28. Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 29. Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta là A. quốc doanh. B. tập thể. C. tư nhân và cá thể. D. có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 30. Các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Nha Trang là A. luyện kim, cơ khí, năng lượng, hóa chất. B. dệt may, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. C. cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
- D. hoá chất, giấy, chế biến nông sản. Câu 31. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân tố: A. sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên. B. nguồn lao động có tay nghề, đầu tư nước ngoài vào các khu vực và các vùng có sự khác nhau. C. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng. D. tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật. Câu 32. Định hướng phát triển đối với ngành công nghiệp ở nước ta là A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khai thác. B. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến. C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước. D. phát triển đồng đều cả công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác. Câu 33. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là A. lãnh thổ nhỏ hẹp, kéo dài. B. trình độ lao động kém. C. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém. D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Câu 34. Điểm nào sau đây không đúng với khu vực công nghiệp Nhà nước? A. Giảm dần về số lượng doanh nghiệp. B. Thu hẹp phạm vi hoạt động trong một số ngành. C. Giữ vai trò quyết định đối với những ngành chủ chốt. D. Phát triển nhanh, nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng rất cao. Câu 35. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chung trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh. C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. D. Hải Phòng, Đà Nẵng. Câu 36. Sự thiếu đồng bộ về các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí đã làm cho hoạt động công nghiệp A. không tạo ra được sản phẩm. B. chỉ phát triển khai khoáng. C. phát triển chậm và rời rạc. D. chỉ phát triển công nghiệp chế biến. Câu 37. Từ Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào có một trung tâm công nghiệp? A. Nam Định
- B. Kiên Giang C. Thanh Hóa D. Quảng Ninh Câu 38. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành .được ưu tiên đi trước một bước là: A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. công nghiệp điện lực. D. khai thác và chế biến dầu khí. Câu 39. Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung. A. Thanh Hoá. B. Đà Nẵng. C. Vinh. D. Nha Trang. Câu 40. Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là A. đồng bằng sông Cửu Long. B. đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.