Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 27: Phát triển một số ngành công nghệp trọng điểm

doc 7 trang thungat 9800
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 27: Phát triển một số ngành công nghệp trọng điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_ly_lop_12_bai_27_phat_trien_mot.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 27: Phát triển một số ngành công nghệp trọng điểm

  1. BÀI 27. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Câu 1. Điều nào sau đây không nằm trong khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm. A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp. C. Có thế mạnh phát triển lâu dài. D.Tác động mạnh đến sự phát triển của các ngành khác. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp khai thác than của nước ta? A. Than antraxit là loại than tốt nhất, có trữ lượng lớn. B. Tập trung chủ yếu ở khu vực Quảng Ninh. C. Trữ lượng lớn, hơn 3 tỉ tấn. D. Phục vụ cho xuất khẩu. Câu 3. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, than bùn tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Kiên Giang. B. Đồng Tháp Mười. C. U Minh. D. Tứ giác Long Xuyên. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về thủy điện nước ta? A. Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn. B. Về lí thuyết, công suất đạt 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. C. Trữ năng thủy điện chủ yếu tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai. D. Thủy điện luôn đứng đầu trong cơ cấu sản lượng điện nước ta. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp dầu khí của nước ta. A. Tập trung ở thềm lục địa phía nam. B. Trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m2 khí. C. Hai bể lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn. D. Dầu khí bắt đầu được khai thác từ năm 1976.
  2. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta? A. Gần nơi có nguyên liệu, nhưng xa nơi tiêu thụ. B. Vừa gần nơi có nguyên liệu, vừa gần nơi tiêu thụ. C. Gần nơi tiêu thụ, nhưng xa nơi có nguyên liệu. D. Xa cả nơi có nguyên liệu, lẫn nơi tiêu thụ. Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với tình hình phát triển ngành điện của nước ta hiện nay (2006)? A. Sản lượng điện tăng rất nhanh. B. Thủy điện luôn chiếm hơn 70%. C. Mạng lưới điện đã thống nhất trong cả nước. D. Đang sử dụng khí vào sản xuất điện. Câu 8. Hạn chế chủ yếu của ngành công nghiệp dệt - may ở nước ta là A. thiếu nguyên liệu và chậm đổi mới về trang thiết bị. B. trình độ lao động trong ngành này chưa cao. C. bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khảu. D. chất lượng, mẫu mã mặt hàng chưa đáp ứng nhu cầu. Câu 9. Điểm nào sau đây không đúng với vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế đất nước. A. Làm cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vừa có chất lượng cao, vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc vận chuyển. B. Làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế do vốn đầu tư xây dựng ít, thời gian quay vòng nhanh, thu hồi vốn nhanh. C. Có tác động quan trọng đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo cho các ngành khác phát triển. D. Tạo nên một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
  3. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng về nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa? A. Các đô thị lớn. B. Các địa phương chăn nuôi bò. C. Các vùng núi cao. D. Các cao nguyên rộng lớn. Câu 11. Đường dây 500 KV nối A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hoà Bình - Phú Lâm. C. Lạng Sơn - Cà Mau. D. Hoà Bình - Cà Mau. Câu 12. Ý nào dưới đây nói về đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta? A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ. B. Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô. C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX. D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu. Câu 13. Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Cà Mau. Câu 14. Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta hiện nay là A. than đá. B. than bùn. C. dầu mỏ. D. khí tự nhiên. Câu 15. Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ A. bể trầm tích Trung Bộ. B. bể trầm tích Cửu Long. C. bể trầm tích Nam Côn Sơn. D. bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai. Câu 16. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. B. miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu. C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. Câu 17. Loại khoáng sản nào khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta?
  4. A. Than đá. B. Vật liệu xây dựng. C. Quặng sắt và crôm D. Quặng thiếc và titan ở ven biển. Câu 18. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật. C. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. D. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động. Câu 19. Điểm nào sau đây không đúng với vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế đất nước? A. Làm cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vừa có chất lượng cao, vừa dể bảo quản, thuận tiện cho việc vận chuyển B. Làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế do vốn đầu tư xây dựng ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu hồi vốn nhanh C. Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp D. Có tác động lớn đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo cho các ngành khác phát triển. Câu 20. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm A. 1985 B. 1986 C. 1987 D. 1988 Câu 21. Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giạ đoạn 2000 - 2014. Năm 2000 2005 2010 2012 2014 Than sạch (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 42,1 41,1 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 16,7 17,4 Điện (tỉ kwh) 26,6 52,1 91,7 115,1 141,3 Nhận định nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?
  5. A. Sản lượng than sạch có xu hướng tăng ổn định. B. Sản lượng dầu thô tăng liên tục. C. Sản lượng điện có xu hướng tăng nhanh nhất. D. Các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng ổn định. Câu 22. Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998- 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014 Thủy sản đông lạnh 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7 (nghìn tấn) Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8 Giày dép da (triệu đôi) 107,9 218,0 192,2 222,1 246,5 Xi măng (nghìn tấn) 13 298,0 30 808,0 5 5801,0 5 6353,0 60 982,0 Vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất thể hiện tốc độ phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998- 2014 theo bảng số liệu trên. A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ tròn Câu 23. Nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta là A. Nghi Sơn B. Bình Sơn C. Côn Sơn D. Dung Quất Câu 24. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất hiện nay là A. Hòa Bình B. Sơn La C. Thác Bà D. Yaly Câu 25. Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu trên hệ thống sông A. Mã B. Hồng C. Đồng Nai D. Thái Bình Câu 26. Năm 2005, sản xuất điện từ than, dầu khí chiếm 70% sản lượng, trong đó diezen và tuabin khí chiếm A. 45,6% B. 46,5% C. 50% D. 43,5% Câu 27. Sản lượng điện nước ta gần đây tăng nhanh, do
  6. A. có nhiều nhà máy thủy điện mới đưa vào sử dụng B. có nhiều nhà máy nhiệt điện mới đưa vào sử dụng C. nhập khẩu nguồn điện từ bên ngoài D. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng cao Câu 28. Các nhà máy điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì A. gây ô nhiễm môi trường B. xa nguồn nguyên liệu C. nhu cầu thị trường không cao D. xây dựng ban đầu đòi hỏi vốn lớn Câu 29.Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là A. Quảng Ninh. B.Đồng bằng sông Hồng. C.Lạng Sơn. D. Cà Mau. Câu 30. Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là A. Phú Mỹ. B. Cà Mau. C. Phả Lại. D. Bà Rịa. Câu 31. Công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình là A. 1290 MW. B. 720 MW. C. 1920 MW. D. 2400 MW. Câu 32. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 33. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm A. gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu. B. gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. C. các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường. D. tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ. Câu 34. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là A. có thị trường xuất khẩu rộng mở. B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp. C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. Câu 35. Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ. B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước. C. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
  7. D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Câu 36. Nhà máy thủy điện Yaly có công suất 720MW được xây dựng trên sông nào? A. Sông La Ngà B. Sông Đồng Nai C. Sông Xê Xan D. Sông Đa Nhim Câu 37. Quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là A. gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu. B. gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. C. các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường. D. tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ. Câu 38. Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông: A. Đồng Nai và sông Cữu Long B. Sông Hồng và sông Đồng Nai C. Cữu Long và sông Hồng D. Sông Đa nhim và sông La Ngà Câu 39. Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông nào? A. Sông Hồng B. Sông Đà C. Sông Lô D. Sông chảy Câu 40. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.