Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 31: Thương mại, du lịch

doc 5 trang thungat 3520
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 31: Thương mại, du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_ly_lop_12_bai_31_thuong_mai_du_l.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 12 - Bài 31: Thương mại, du lịch

  1. BÀI 31. THƯƠNG MẠI, DU LỊCH Câu 1. Tên các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta là A. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. B. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. C. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang. D. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Câu 2. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm A. địa hình, di tích, khí hậu. B. địa hình, khí hậu, nguồn nước. C. lễ hội, khí hậu, nguồn nước. D. khí hậu, lễ hội, di tích. Câu 3. Thời gian diễn ra các lễ hội lớn ở nước ta thường tập trung vào A. mùa xuân. B. mùa hạ. C. mùa thu. D. mùa đông. Câu 4. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là A. đảo Cát Bà , vườn quốc gia Cúc Phương B. phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn C. thành nhà Hồ và cao nguyên đá Hà Giang D. vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẽ Bàng Câu 5. Trong hoạt động nội thương của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực: A. Nhà nước và ngoài nhà nước. B. Ngoài nhà nước. C. Vốn đầu tư nước ngoài. D. Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là A. Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Phi. B. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Mĩ. C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. D. Hoa Kì, Trung Quốc, Hàn Quốc. Câu 7. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta A. Nguyên, nhiên, vật liệu B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp C. Công nghiệp nặng và khoáng sản D. Máy móc, phụ tùng Câu 8. Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu vào năm A. 1986. B. 1990. C. 1992. D. 2007. Câu 9. Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên nhờ vào A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. mở rộng và đa dạng hóa thị trường. C. sản xuất nhiều hàng công nghiệp nhẹ. D. tạo ra nhiều nông sản có giá trị. Câu 10. Ngành du lịch ở nước ta thất sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay nhờ A. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch B. quy hoạch các vùng du lịch C. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách D. chính sách đổi mới của nhà nước Câu 11. Nước ta có ba vùng du lịch là A. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Câu 12. Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta? A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. C. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu). D. Hàng nông- lâm- thủy sản.
  2. Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng liên tục? A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường. B. Tăng cường sản xuất hàng hóa. C. Nâng cao năng suất lao động. D. Tổ chức sản xuất hợp lí. Câu 14. Hạn chế chính về xuất khẩu của nước ta là A. tỉ lệ hàng gia công còn khá lớn. B. tỉ trọng hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp. C. các mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông nghiệp còn ít. D. câu A và B đúng. Câu 15. Một trong những nguyên nhân chính làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của nước ta là A. gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) B. kí hiệp định thương mại Việt- Mĩ (2001) C. gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO (2006) D. khôi phục nhanh thị trường xuất khẩu truyền thống: Nga, Đông Âu. Câu 16. Cho bảng số liệu: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Mặt hàng 2010 2012 2014 2015 Hạt tiêu 117 117,8 155 1315 Cà phê 1218 1735,5 1691,1 1341,2 Cao Su 779 1023,5 1071,7 1137,4 Chè 137 146,9 132,4 124,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016). Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, loại biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền. Câu 17. Cho biểu đồ sau: Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam? A. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại. B. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000-2014. C. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000-2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
  3. D. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000-2014. Câu 18. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm A. thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu. B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất. C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. D. các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Câu 19. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 – trang Thương mại cho biết mặt hàng nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay? A. Khoáng sản. B. Hàng công nghiệp nặng. C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản. Câu 21. Hiện nay nước ta có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể thế giới? A. 5. B. 6. C. 7. D. 9. Câu 22. Hiện nay nước ta có bao nhiêu di sản văn hóa vật thể thế giới? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 23. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30,1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2014 298,0 150,2 147,8 Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014. A. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cao hơn so với tổng giá trị kim ngạch cũng như giá trị kim ngạch nhập khẩu. B. Về cán cân ngoại thương, nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu. C. Mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân năm có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. D. So với các năm còn lại, năm 2010 có giá trị nhập siêu lớn nhất. Câu 24. Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới. A. Đã hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê. B. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá. C. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên. D. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.
  4. Câu 25. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là: A. Lương thực, thực phẩm. B. Nguyên, nhiên vật liệu. C. Máy móc thiết bị. D. Hàng tiêu dùng. Câu 26. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là: A. Khu vực ngoài Nhà nước. B. Khu vực Nhà nước. C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Khu vực khác. Câu 27. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 28. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là: A. Các nước ASEAN. B. Các nước EU. C. Hoa Kì. D. Trung Quốc. Câu 29. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào: A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ Câu 30. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là A. đảo Cát Bà , vườn quốc gia Cúc Phương B. phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn C. thành nhà Hồ và cao nguyên đá Hà Giang D. vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẽ Bàng Câu 31. Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên nhờ vào A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. mở rộng và đa dạng hóa thị trường. C. sản xuất nhiều hàng công nghiệp nhẹ. D. tạo ra nhiều nông sản có giá trị. Câu 32. Ngành du lịch ở nước ta thất sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay nhờ A. Nước ta giàu tiềm năng phát triển du lịch B. quy hoạch các vùng du lịch C. phát triển các điểm, khu du lịch thu hút khách D. chính sách đổi mới của nhà nước Câu 33. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là A. khu vực châu Á – Thái Bình Dương. B. các nước EU. C. các nước Nam Mỹ. D. Trung Quốc. Câu 34. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay hoạt động quan trọng nhất là A. hoat động ngoại thương. B. hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động . C. du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.
  5. D. hoạt động nội thương. Câu 35. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta hiện nay là: A. Hàng may mặc. B. Hàng thuỷ sản. C. Gạo. D. Dầu thô. Câu 36. Địa điểm du lịch biển nỗi tiếng ở miền Đông Nam Bộ là A. Thủ Dầu một. B. Biên Hoà C. Vũng Tàu. D. Tây Ninh. Câu 37. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta là A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Hoa Kì. Câu 38. Biểu hiện rõ nhất của sự phát triển ngành nội thương là về mặt A. sự phân bố các cơ sở bán lẻ. B. số lượng các cơ sở buôn bán. C. tổng mức bán lẻ hàng hóa. D. số lao động của ngành. Câu 39. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1992 – 2013 (Đơn vị:%) Năm 1992 1995 1999 2005 2013 Xuất khẩu 50,4 40,1 49,6 46,9 50,2 Nhập khẩu 49,6 59,9 50,4 53,1 49,8 Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1992 – 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền. Câu 40. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các địa điểm du lịch biển nào sau đây thuộc vùng du lịch Bắc Bộ? A. Trà Cổ, Đồ Sơn, Cát Bà. B. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm. C. Thiên Cầm, Đá Nhảy, Cảnh Dương. D. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn.