Đề chắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

docx 95 trang thungat 19561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề chắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_chac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề chắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)

  1. Đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 1 Dựa vào nội dung bài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai? a. Tô Hoài. b. Trần Đăng Khoa. c. Dương Thuấn. 2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? a. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò. b. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? a. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu. b. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 6. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” a. 12 tiếng b. 14 tiếng c. 16 tiếng. 7. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng “nói”? a. Lòng. b. Như. c. Vững. ĐÁP ÁN De 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a c c c a b b
  2. ĐỀ SỐ 2 Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ? a. Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. b. Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện? a. Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. b. Ai đứng đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. c. Ai cầm đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. 3. Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn? a. Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm. b. Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn. c. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai. 4. Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào? a. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn. b. Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo. c. Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn. 5. Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào? a. Dũng sĩ. b. Hiệp sĩ. c. Võ sĩ. 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”? a. Hoà bình. b. Chia rẽ. c. Thương yêu. 7. Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người? a. Nhân tài. b. Nhân từ. c. Nhân ái. ĐÁP ÁN De 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng c a a b b b a
  3. ĐỀ SỐ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả bài thơ “Truyện cổ nước mình”? a. Phan Thị Thanh Nhàn. b. Lâm Thị Mỹ Dạ. c. Trần Đăng Khoa. 2. Câu thơ nào trong bài thơ mở đầu bài “Truyện cổ nước mình”? a. Tôi nghe truyện cổ thầm thì. b. Vừ nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa c. Tôi yêu truyện cổ nước tôi. 3. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? a. Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều bài học quý báu của cha ông: nhân hậu, đùm bọc, ở hiền, thương người b. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : thông minh, công bằng, độ lượng, c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Bài thơ “Truyện cổ nước mình” gợi đến truyện cổ tích nào? a. Tấm Cám. b. Thánh Gióng. c. Sọ Dừa. 5. Câu thơ “Tôi nghe truyện kể thầm thì” tác giả nhân hoá “ truyện cổ” bằng cách nào? a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về truyện cổ. b. Nói với truyện cổ như nói với người. c. Gọi truyện cổ bằng từ vốn để gọi người. 6. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đúng chóp ba bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. 7. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. ĐÁP ÁN De 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng b c c a b a a
  4. ĐỀ SỐ 4 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ THĂM BẠN”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 1. Bức thư thăm bạn được viết vào thời gian nào? a. 5 – 8 – 2000. b. 8 – 5 – 2000. c. 15 – 8 – 2000. 2. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? a. Để hỏi thăm sức khoẻ. b. Để chia buồn. c. Để báo tin cho các bạn biết ba bạn Hồng hi sinh. 3. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Mình hiểu Hồng đau dớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 4. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Luơng biết cách an ủi bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Riêng mình gởi chô Hồng toàn bộ số tiền mình đã bỏ ống từ mấy năm nay. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 5. Tác dụng của dòng kết thúc bức thư là gì? a. Lời chúc của người viết thư giành cho người nhận thư. b. Lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên người viết thư. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Câu sau có bao nhiêu từ đơn? a. 8 từ b. 10 từ c. 12 từ 7. Câu sau có bao nhiêu từ phức? Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến. a. 4 b. 6 c. 18. ĐÁP ÁN De 4 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a b b a c b a
  5. ĐỀ SỐ 5 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĂN XIN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Hình ảnh ông ăn xin đáng thương như thế nào? a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng trước mắt tôi. b. Đôi mắt đỏ sọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. c. Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào. 2. Những chi tiết nào trong bài chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông ăn xin? a. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. b. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Ông lão đã nhận được gì từ cậu bé? a. Tình thương, sự tôn trọng, sự cảm thông. b. Lòng biết ơn, cái siết chặt tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng cảm của câu bé với ông lão? a. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. b. Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. c. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu? a. Hiền hậu. b. Nhân từ. c. Tàn bạo. 7. Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà. a. Người hiền lành và tốt tính. b. Người có đức hạnh và tài năng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào? a. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. b. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. c. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh. ĐÁP ÁN De 5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng b c a b a c B c
  6. ĐỀ SỐ 6 Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Mục đích chính của bài văn trên nói về ai? a. Tô Hiến Thành. b. Lý Cao Tông. c. Trần Trung Tá. 2. Tô Hiến Thành làm quan ở triều nào? a. Triều Nguyễn. b. Triều Lý. c. Triều Trần. 3. Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh? a. Vợ và các con ông. b. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. c. Giám Nghị đại phu Trần Trung Tá. 4. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành? a. Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên. b. Vì những người chính trực bao giờ cũng làm những điều tốt lành và hi sinh lợi ích riêng của mình vì đất nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Vì sao Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá thay mình? a. Vì Trần Trung Tá là người tài ba giúp nước. b. Vì Trần Trung Tá là người luôn gần gũi với mình. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Có mấy từ phức trong hai câu thơ sau? Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. a. 1 b. 3 c. 4 7. Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau? Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. a. 1 b. 3 c. 4 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp? a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ. b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa. c. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay. ĐÁP ÁN De 6 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b b c a b a b
  7. ĐỀ SỐ 7 Dựa vào nội dung bài đọc “TRE VIỆT NAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài tre Việt Nam? a. Nguyễn Duy. B. Tố Hữu. C. Nguyễn Du. 2. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam? Loài tre đâu chịu mọc cong a. Cần cù. 1. Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Bão bùng thân bọc lấy thân b. Nhường nhịn. 2. Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lưng trần phơi nắng phơi sương c. Ngay thẳng. 3. Có manh áo cộc tre nhường cho con Rễ siêng không ngại đất nghèo d. Đoàn kết. 4. Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 3. Tác giả dùng biện pháp gì để tả tre Việt Nam trong hai câu thơ sau: Lưng trần phơi nắng phới sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. a. So sánh. B. Nhân hoá c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? A. Thương người như thể thương thân. B. Măng mọc thẳng. C. Trên đôi cánh ước mơ. 5. Có mấy từ ghép trong trong hai câu thơ sau? “Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạch màu”. a. 2 b. 3 c. 4 6. Dòng nào dưới đay chỉ gồm từ láy? a. Háo hức, cheo leo, mênh mông, chầm chậm. b. Háo hức, cheo leo, lặng im, mênh mông, chầm chậm. c. Chắc khoẻ, monh manh, cheo leo, se sẽ. 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép phân loại? a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ. b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa. c. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay. ĐÁP ÁN De 7 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a a-4; b-3 c-1; d-2 b b b a c
  8. ĐỀ SỐ 8 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Bài “Những hạt thóc giống” thuộc loại truyện nào? a. Truyện dân gian Khmer. b. Truyện dân gian Lào. c. Truyện dân gian Cam-pu-chia. 2. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? a. Không làm cho thóc nảy mầm. b. Người không có thóc đem nộp. c. Người trung thực và dũng cảm. 3. Nhà vua làm cách nào để chọn người truyền ngôi? a. Phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng. b. Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao nhà vua truyền ngôi cho bé Chôm? a. Vì chú bé là người chăm chỉ và gan dạ. b. Vì chú bé là người trung trực và dũng cảm. c. Vì chú bé là người chăm chỉ và trung thực. 5. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng nghĩa với mỗi từ. a. Trung thực. 1. Có tính ngay thẳng. b. Trung nghĩa. 2. Có tính thẳng thắn hay nói thẳng. c. Chính trực. 3. Ngay thẳng, thật thà. d. Thẳng tính. 4. Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa. 7. Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau? Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi a. 7 b. 9 c. 11 8. Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngư nào dưới đây? a. Cây ngay không sợ chết đứng b. Thẳng như ruột ngựa. c. Đói cho sạch, rách cho thơm. ĐÁP ÁN De 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a c c b b a-3; b-4; c-1; d- c a 2
  9. ĐỀ SỐ 9 Dựa vào nội dung bài đọc “GÀ TRỐNG VÀ CÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ “Gà Trống và Cáo”? a. La Phông-ten. b. Xu-khôm-lin-xki. c. Giét-xtép. 2. Câu thơ nào dưới đây miêu tả thái độ của Cáo khi dụ Gà Trống xuống đất? a. Nhác trông vắt vẻo trên cành. Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời. b. Cáo kia đon đả ngỏ lời: Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây. c. Cáo nghe hồn lạc phách bay. Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì. 3. Khi nghe tin đồn chó săn xuất hiện, thái độ của Cáo như thế nào? a. Hồn lạc phách bay nhưng vẫn đợi gà xuống. b. Hồn lạc phách bay rồi quắp đuôi chạy ngay. c. Rất bình thản và vẫn đứng dưới đất dụ Gà xuống. 4. Tác giả dùng biện pháp gì để Gà Trống và Cáo? a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Mục đích của tác giả khi viết bài thơ “Gà Trống và Cáo” là gì? a. Kể chuyện về tình bạn giữa Gà Trống và Cáo. b. Kể chuyện Cáo ngoan ngoãn nghe lời Gà Trống. c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng với nghĩa của mỗi từ? a. Tự trọng, 1. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. b. Tự tin. 2. Quyết định lấy công việc, cuộc sống của mình. c. Tự kiêu. 3. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. d. Tự quyết. 4. Tin vào bản thân mình. 7. Nối ý bên phải với ý bên trái sao cho phù hợp. a. Danh từ chỉ hiện tượng. 1. Ông bà, cha mẹ, bác sĩ, công an. b. Danh từ chỉ đơn vị. 2. Đạo đức, kỷ niệm, hi vọng, ký ức. c. Danh từ chỉ khái niệm. 3. Dòng, đôi, cặp, bộ, đoàn. d. Danh từ chỉ người. 4. Mưa, gió, nắng, lụt, tuyết. ĐÁP ÁN De 9 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a b b a c a-3; b- a-4; b- 4 3 c-1; d- c-2; d- 2 1
  10. ĐỀ SỐ 10 Dựa vào nội dung bài đọc “NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”? a. Xu-khôm-lin-xki. B. La Phông-ten. C. Giét-xtép. 2. Dọc đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca làm gì? a. Chơi bi cùng các bạn. b. Đá bóng cùng các bạn. c. Đá cầu cùng các bạn. 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Dòng nào thể hiện ý Không, con không có lỗi, chẳng a. .nghĩ của An-đrây-ca 1. thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ong đã đã lớn? mất từ lúc con mới ra khỏi nha. Dòng nào là lời của Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về b. .ông nói với mẹ An- 2. chậm mà ông chết. đrây-ca? Dòng nào là lời của Giá mình mua thuốc về kịp thì ông c. .mẹ an ủi An-đrây-ca? 3. còng sống thêm được mấy năm nữa Dòng nào thể hiện ý d. .nghĩ của An-đrây-ca 4. Bố khó thở lắm khi về đến nhà? 4. Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào? a. Thật thà nghiêm khắc với bản thân. b. Có ý thức trách nhiệm. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 6. Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn sau? Năm 1175, vua Lý Thánh Tông, mất di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu hộ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho vàng bạc đút lót vợ ông, để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất định không nghe. a. 4 b. 5 c. 6 7. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “ở giữa”. a. Trung hậu. b. Trung kiên. c. Trung tâm. ĐÁP ÁN De 10 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a b a-3; b-4;c-1; d-2 c b c c
  11. ĐỀ SỐ11 Dựa vào nội dung bài đọc “CHỊ EM TÔI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Cô chị xin phép ba đi đâu? a. Đi học nhóm. b. Đi chợ. c. Đi xem phim. 2. Cô chị nói dối ba để đi đâu? a. Đi chơi. b. Đi xem phim. c. Đi học nhóm. 3. Cô chị gặp cô em ở đâu? a. Ở nhà bạn. b. Ở chợ. c. Ở rạp chiếu bóng. 4. Khi biết cô em nói dối, thái độ của cô chị như thế nào? a. Mừng rỡ vì mình có đồng minh. b. Nổi giận vì thấy em mình dám nói dối ba bỏ học đi chơi. c. Thản nhiên vì chẳng có chuyện gì lạ. 5. Thái độ của cô em trước sự tức giận của cô chị? a. Sợ sệt. b. Thản nhiên c. Ân hận 6. Dòng nào dưới đây không có danh từ chung? a. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Tp Hồ Chí Minh. b. Đồ Sơn, Non Nước, Đầm Sen, Ba Vì. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Từ. Nghĩa. a. Trung kiên. 1. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. b. Trung nghĩa. 2. Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, người nào đó. c. Trung hậu. 3. Trước sau như một, không gì có thể lay chuyển được. d. Trung thành. 4. Một lòng một dạ vì việc nghĩa. 8. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “một lòng một dạ”? a. Trung thành. b. Trung tâm c. Trung bình. ĐÁP ÁN De 11 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c b b c a-3; b-4 a c-1; d-2
  12. ĐỀ SỐ 12 Dựa vào nội dung bài đọc “TRUNG THU ĐỘC LẬP”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Câu nào dưới đây mở đầu bài “Trung Thu Độc Lập”? a. Trăng đêm nay sáng quá. b. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai. c. Đêm nay anh đứng gác ở trại. 2. Những chi tiết nào trong bài cho thấy Trăng Trung thu độc lập rất đẹp? a. Trăng soi sáng nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. b. Trăng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, rừng núi, nơi quê hương thân thiết của các em c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Nhìn trăng, anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? a. Nghĩ tới ngày mai. b. Nghĩ tới mây. c. Nghĩ tới sao. 4. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? a. Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. b. Ở giữa biển rộng , cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn, trăng soi sáng những ống khói nhà máy c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Chi tiết nào trong bài nói lên mong ước của anh chiến sĩ? a. Trăng mai còn sáng hơn. b. Ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em. c. Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. 6. Khi viết tên người Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai 7. Khi viết tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Đúng hay sai? a. Sai. b. Đúng. ĐÁP ÁN De 12 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng c c a c b b b
  13. ĐỀ SỐ 13 Dựa vào nội dung bài đọc “NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”? a. Định Hải. b. Khánh Nguyên. c. Phạm Đình Ân. 2. Câu thơ nào được lăp lại nhiều lần trong bài? a. Hái triệu vì sao xuống cùng. b. Nêu chúng mình có phép lạ. c. Ngủ dậy thành người lớn ngay. 3. Bài thơ gồm có mấy khổ? a. 3 khổ. b. 4 khô. c. 5 khổ. 4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Khổ thơ thứ nhất. 1. Ước hái triệu vì sao, thành ông mặt trời, không có mùa đông. b. Khổ thơ thứ hai. 2. Ước hoá bom thành trái ngon, ruột không có thuốc nổ, chỉ có kẹo với bi tròn. c. Khổ thơ thứ ba. 3. Ước hạt giống nảy mầm nhanh, cây đầy quả, tha hồ chắn ngọt lành. d. Khổ thơ thứ tư . 4. Ước ngủ dậy thành người lớn ngay, ngồi lái máy bay, lặn xuống đáy biển. 5. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. b. Trên đôi cánh ước mơ. c. Có chí thì nên. 6. Những tên riêng nước ngoài phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam. Đúng hay sai? a. Đúng. b. Sai. 7. Cách viết nào dưới đây đúng quy tắc viết tên người nước ngoài? a. mát–Téc–Lích. b. Mát–Téc–Lích. c. Mát–téc–lích. 8. Cách viết nào dưới đây đúng quy tắc viết tên nước ngoài? a. Ni –a – ga – ra. b. Ni –a – Ga – ra. c. Ni a ga ra. ĐÁP ÁN De 13 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a-3 ; b -4 c -1 ; d- b a b a 2
  14. ĐỀ SỐ 14 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài này? a. Hàng Chức Nguyên. B. Khánh Nguyên. C. Nam Cao. 2. Những chi tiết nào trong bài miêu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? a. Cổ ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon, màu vải như màu da trời những ngày thu. b. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Màu xanh của đôi giày ba ta được ví với cái gì? a. Ví với màu da trời những ngày xuân. b. Ví với màu da trời những ngày thu. c. Ví với màu da trời những ngày hè. 4. Nhìn cậu bé Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh, tác giả có suy nghĩ gì? a. Trẻ con thời nào cũng giống nhau. b. Trẻ con thời nào cũng thích giày. c. Trẻ con thời nào cũng giàu ước mơ. 5. Chi tiết nào trong bài miêu tả sự cảm động của Lái khi nhận được đôi giày? a. Cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. b. Tay lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Bài văn trên thộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. B. Trên đôi cánh ước mơ. C. Có chí thì nên. 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a.Khi nào dấu ngoặc kép được 1. Khi lời nói trực tiếp là một câu dùng độc lập? trọn vẹn hay một đoạn văn. Khi nào dấu ngoặc kép được Khi lời nói trực tiếp chỉ gồm b.dùng kết hợp với dấu hai 2. một từ hay cụm từ. chấm? 8. Dòng nào nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau? Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm!”. Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. a. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt. ĐÁP ÁN De 14 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a c b a b b a-2; b-1 a
  15. ĐỀ SỐ 15 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯA CHUYỆN VỚI MẸ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Cương thưa với mẹ việc gì? a. Xin mẹ cho đi học nghề rèn. b. Xin mẹ cho nghỉ học. c. Xin mẹ cho đi đến lò rèn chơi. 2. Cương xin học nghề rèn để làm gì? a. Để giống các bác thợ rèn. b. Để kiếp sống. c. Để rèn luyện sức khoẻ. 3. Chi tiết nào trong bài cho thấy mẹ Cương băn khoăn trước ý định học nghề rèn của Cương? a. Nhưng biết thầy có chịu nghe không. b. Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang, không lẽ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Dòng nào dưới đây là câu nói của Cương thuyết phục mẹ? a. Người ta ai cũng có một nghề, làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trân trọng như nhau. b. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Nội dung chính của bài tập đọc trên là gì? a. Muốn học nghề thợ rèn để giúp đỡ gia đình. b. Cương đã thuyết mẹ rằng nghề nào cũng đáng trọng để mẹ đồng tình với em. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. b. Trên đôi cánh ước mơ. a. Có chí thì nên. 7. Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “ước mơ”? a. Ước muốn, ước ao, ước nguyện, ước vọng, mơ ước b. Ướt áo, ướt quần, ướt giày, mưa ướt, ướt sách vở c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Có bao nhiêu động từ trong đoạn văn sau? Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa”. a. 5 động từ. b. 6 động từ. c. 7 động từ. ĐÁP ÁN De 15 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c c c b a b
  16. ĐỀ SỐ 16 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Bài“Điều ước của vua Mi-đát” thuộc loại truyện nào? a. Truyện Thần Thoại Hy Lạp. b. Truyện dân gian Khmer. c. Truyện cổ tích Việt Nam. 2. Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát mấy điều ước? a. 1 b. 2 c. 3. 3. Khi có một quả táo và một cành sồi bằng vàng, nhà vua cảm thấy thế nào? a. Tưởng không có ai trên đời hạnh phúc hơn thế nữa. b. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa c. Tưởng không có ai trên đời giàu có hơn thế nữa. 4. Khi tất cả thức ăn, thức uống đều biến thành vàng, nhà vua nhận ra điều gì? a. Ông biết mình đã xin được một điều ước tuyệt vời. b. Ông biết mình đã xin được một điều ước tầm thường. c. Ông biết mình đã xin được một điều ước tuyệt vời. 5. Qua câu chuyện em thấy vua Mi-đát có tính cách gì? a. Tham lam. b. Tham lam nhưng biết hối hận. c. Đần độn. 6. Bài đọc trên giúp ta hiểu ra điều gì? a. Hạnh phúc, sự giàu sang không thể có bằng những ước muốn tham lam. b. Hạnh phúc, sự giàu sang không thể có bằng những ước muốn giản dị. c. Hạnh phúc, sự giàu sang không thể có bằng những ước muốn đần độn. 7. Giải nghĩa các thành ngữ dưới đây bằng cách nối? a. Đứng núi này trông núi nọ. 1. Không bằng lòng với những cái mình đang có, tưởng đến những cái không phải của mình. b. Cầu được ước thấy. 2. Mơ ước những điều trái với lẽ thường. c. Ước của trái mùa. 3. Đạt được những điều mình mơ ước 8. Có bao nhiêu động từ trong đoạn văn sau? Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. a. 4 b. 5 c. 6 ĐÁP ÁN De 16 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a a b c b a a-1; b-3c- b 2;
  17. ĐỀ SỐ 17 Dựa vào nội dung bài đọc “ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? a. Trần Nhân Tông. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Thái Tông. 2. Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Còn bé nhưng đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi, học đến đâu hiểu ngay đến đấy. b. Có trí nhớ lạ thường, có thể học thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền? a. Nhà nghèo không có điều kiện đi học, Hiền tranh thủ học khi đi chăn trâu, dù mưa gió chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng. b. Tối đến, Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm bao nhiêu tuổi? a. 12 tuổi b. 13 tuổi c. 14 tuổi 5. Nội dung chính của bài đọc trên là gì? a. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh, hiếu học nên đã thành đạt. b. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh và thả diều rất giỏi. c. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh và biết làm diều. 6. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. B. Có chí thì nên c. Tiếng sáo diều. 7. Dòng nào dưới đây nêu tác dụng của các từ “ đã, sắp, đang” trong đoạn thơ sau? Sao cháu không về với bà Chào mào sắp hót vườn na mỗi chiều Sốt ruột, bà nghe chim kêu Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na Hết hè cháu vẫn đang xa Chào mào vẫn hót. Mùa hoa đã tàn a. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đúng ngay trước nó. b. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ kêu. c. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đứng ngay sau nó. 8. Có bao nhiêu tính từ trong đoạn văn sau ? Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dãy đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét may mỡ gà vút dài, thanh mảnh. a. 9 tính từ. B. 11 tính từ. C. 13 tính từ. ĐÁP ÁN De 17 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  18. ý đúng a c c b a b c b
  19. ĐỀ SỐ 18 Dựa vào nội dung bài đọc ““VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Chi tiết nào trong bài nêu lí do Thái Bưởi mang họ Bạch? a. Thái Bưởi mồ côi, được gia đình họ Bạch nhận làm con nuôi. b. Thái Bưởi sinh ra trong gia đình họ Bạch. C. Cha đẻ của Thái Bưởi họ Bạch. 2. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm gì? a. Làm chủ một hãng buôn lớn. b. Làm thư ký cho một hãng buôn. c. Làm giám đốc cho một công ty 3. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ. Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? a. Buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, mở hiệu ăn, khai thác mỏ. b. Buôn gỗ, buôn ngô, gúp việc gia đình, lập nhà in, khai thác mỏ. c. Buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ. 4. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải khi nào? a. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông. b. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường biển. c. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sắt. 5. Bạch Thái Bưởi đã làm cách nào để thu hút khách? a. Đích thân mình ngày đêm đi đến các bến tàu diễn thuyết. b. Cho người đi đến các bến tàu diễn thuyết. c. Đích thân mình đứng ra bán vé tàu. 6. Dòng nào dưới đây nêu sự đánh giá của người cùng thời về Bạch Thái Bưởi?a. Một bậc anh hùng kinh doanh b. Một bậc anh hùng đường sông c. Một bậc anh hùng kinh tế. 7. Giải nghĩa các từ dưới đây bằng cách nối Có tình cảm hết sức chân thành, sâu a. .sắc 1. Chí hướng Sức mạnh tinh thần làm cho người ta kiên quyết trong hành động không lùi b. .bước trước khó khăn 2. Chí khí Ý muốn bền bỉ, quyết đạt được mục tiêu cao đẹp ttrong cuộc sống c. . 3. Chí tình Ý chí bền bỉ, mạnh mẽ, quyết khắc phục mọi trở ngại, thực hiện mục d. .đích cao đẹp của cuộc sống 4. Nghị lực 8. Thứ tự nào chỉ mức độ giảm dần của màu đỏ? a. Đỏ hơn son -> đỏ như son -> đỏ nhất -> đỏ hơn -> đỏ. b. Đỏ -> đỏ hơn -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son. c. Đỏ hơn -> đỏ -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son.
  20. ĐỀ SỐ 19 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Khi còn nhỏ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ điều gì? a. Được bay lên bầu trời. b. Được bay lên các vì sao. c. Được bay lên vũ trụ. 2. Khi bị ngã, trong đầu non nớt của Xi-ôn-cốp-xki nảy sinh ra câu hỏi nào? a. Vì sao đám mây không có cánh mà vẫn bay được? b. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? c. Vì sao vầng trăng lơ lửng được trên không trung? 3. Để trả lời câu hỏi, Xi-ôn-cốp-xki dã làm gì? a. Đọc rất nhiều sách và hì hục tập bay. b. Đọc rất nhiều sách và chế tạo đôi cánh. c. Đọc rất nhiều sách và hì hục làm thí nghiệm. 4. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã tìm ra cái gì? a. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng. b. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng. c. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. 5. Nhờ đâu mà ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng? a. Nhờ được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên. b. Nhờ được gợi ý từ quả bóng bay. c. Nhờ được gợi ý từ chiếc máy bay đồ chơi. 6. Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm điều gì? a. Các vì sao không phải để chinh phục mà để tôn thờ. b. Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục. c. Các vì sao không phải để ngắm mà để chinh phục 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người? a. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, bền lòng, quyết tâm. b. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, gian lao, gian truân. c. Kiên tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao, 8. Câu hỏi “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”. Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình hay hỏi người khác? a. Tự hỏi mình. b. Hỏi người khác. ĐÁP ÁN De 18 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a b c a-3; b-4; c-1; a d-2 ĐÁP ÁN De 19 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c c a b b a
  21. ĐỀ SỐ 20 Dựa vào nội dung bài đọc “VĂN HAY CHỮ TỐT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Thưở còn đi học, Cao Bá Quát học văv và viết chữ thế nào? a. Văn hay chữ xấu. b. Văn hay chữ tốt. c. Văn dỡ chữ tốt. 2. Sự viêc gì xảy ra làm cho, Cao Bá Quát phải ân hận? a. Ông viết giúp bà cụ hàng xóm lá đơn, mặc dù lí lẽ rõ ràng nhưng vì chữ xấu quan không đọc được. b. Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi huyện đường. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Cao Bá Quát đã luyện chử bằng cách nào? a. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối ông viết xong mười trang vỡ mới chịu đi ngủ. b. Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đep làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Kết quả mấy năm kiên trì khổ luyện của Cao Bá Quát là gì? a. Ông nổi tiếng khắp nước là người tài giỏi. b. Ông nổi tiếng khắp nước là người Văn hay chữ tốt. c. Ông nổi tiếng khắp nước là người viết chữ đẹp. 5. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. b. Có chí thì nên. c. Tiếng sáo diều. 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người? a. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan. b. Quyết chí, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng. c. Kiên tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao. 7. Câu hỏi “Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không?”, bà cụ tự hói mình hay hói người khác? a. Tự hỏi mình. b. Hỏi người khác. ĐÁP ÁN De 20 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a c c b b a b
  22. ĐỀ SỐ 21 Dựa vào nội dung bài đọc “CHÚ ĐẤT NUNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Cu Choắt có những đồ chơi gì? a. Chú bé Đất. B. Chàng kị sĩ và nàng công chúa. C. Cả hai ý trên đều đúng 2. Cu Choắt được tặng nàng công chúa và chàng kị sĩ nhân dịp nào? a. Nhân dịp Tết Trung Thu. B. Nhân dịp sinh nhật. C. Nhân dịp Năm học mới. 3. Cu Choắt bỏ chàng kị sĩ và nàng công chúa vào đâu? a. Bỏ vào một cái tráp hỏng. b. Bỏ vào một cái lọ thuỷ tinh. c. Bỏ vào một cái chum vỡ. 4. Câu nói nào của ông Hòn Rấm giúp chú bé Đất không thấy sợ lửa nữa? a. Sao chú mày nhát thế? b. Đất có thể nung trong lửa kia mà. c. Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích. 5. Con chuột đã làm gì? a. Cạy nắp lọ, tha chàng kị sĩ đi mất. b. Cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Chú Đất Nung đã làm gì để giúp hai người bột? a. Nhảy xuống ngòi, vớt lên bờ, phơi nắng cho se bột lại. b. Nhảy xuống ngòi, vớt lên bờ, cời đống ấm ra sưởi cho hai người bột. c. Nhảy xuống ngòi, vớt lên bờ và ôm vào lòng, sưởi ấm cho hai người bột. 7. Dòng nào dưới đây là lời của hai người bột nói với Đất Nung khi tĩnh lại? a. Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà. b. Thế mà mình vừa mới chìm xuống nước đã vữa ra. c. Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư ? Sao trông anh khác thế? 8. Trong câu chuyện, tác giả sử dụng biện pháp gì để tả chú Đất Nung? a. So sánh. B. Nhân hoá. 9. Ông Hòn Rấm dùng câu hỏi “Sao chú mày nhát thế” để làm gì? a. Dùng để hỏi điều chưa biết. b. Dùng để thể hiện thái độ khen, chê. c. Dùng để thể hiện sự khẳng định, phủ định. 10.Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à?” .Trong tình huống này, câu hỏi này dùng để làm gì? a. Dùng để hỏi điều chưa biết. b. Dùng để thể hiện thái độ khen, chê. c. Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn. ĐÁP ÁN De 21 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 ý đúng c a b c b a c b c b
  23. ĐỀ SỐ 22 Dựa vào nội dung bài đọc “CÁNH DIỀU TUỔI THƠ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây 1. Ai là tác giả của bài đọc trên? a. Tạ Duy Anh. b. Xuân Quỳnh. c. Nguyễn Quang Sáng. 2. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Những chi tiết nào trong bài miêu tả cảnh đẹp của cánh diều trên bầu trời đêm? a. Thật không có gì huyền ảo hơn, có cảm giác diều đang trôi trên dãi Ngân Hà. b. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Sau này, tác giả hiểu “khát vọng” là gì? a. Là tuổi thơ được nâng lên từ những cánh diều. b. Là cái gì đó cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn. c. Là bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. 5. Tác giả đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để làm gì? a. Chờ đợi một nàng tiên áo trắng bay xuống từ trời. b. Chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời. c. Chờ đợi một nàng tiên áo hồng bay xuống từ trời. 6. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi mang theo cái gì? a. Mang theo nổi khát khao của tác giả. b. Mang theo niềm hi vọng của tác giả. c. Mang theo nổi buồn của tác giả. 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Trò chơi. Sở thích a. Kéo co. 1. Bạn gái. b. Nhảy dây. 2. Bạn trai. c. Thả diều. 3. Cả bạn trai và bạn gái. 8. Cô giáo hỏi “Em tên là gì?”, em chọn câu nào để trả lời cô? a. Võ Nguyễn Anh Thư ạ. b. Thưa cô, em tên là Võ Nguyễn Anh Thư ạ. c. Vâng! Võ Nguyễn Anh Thư. ĐÁP ÁN De 22 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a c c b b a a-3; b-1; c-1; d- b 2
  24. ĐỀ SỐ 23 Dựa vào nội dung bài đọc “TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài đọc này? a. A-lếch –xây Tôn –xtôi. B. Xu- khôm- lin –xki. C. Xi- ôn – cốp – xki 2. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Nhân vật. Tên. a. Chú bé gỗ. 1. A-di-li-ô b. Con cáo. 2. Toóc-ti-la. c. Con mèo. 3. Ba-ra-ba và Đu-rê-ma. d. Bác rùa 4. Bu-ra-ti-nô. e. Những kẻ độc ác. 5. A-li-xa. 3. Ai là người giữ bí mật kho báu?a. Ba – ra –ba và A – li – xa .b. Ba – ra –ba và Đu – rê – ma.c Toóc – ti – la và A – li – xa. 4. Bu – ra – ti – nô trốn ở đâu để đợi Ba – ra –ba và Đu – rê – ma? a. Chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn. b. Chui vào một cái bình bằng gỗ trên bàn ăn. c. Chui vào một cái bình bằng nhựa cứng trên bàn ăn. 5. Kho báu được giấu ở đâu? a. Ở sau bức tường nhà bác Các – lô. b. Ở sau bức ảnh trong nhà bác Các – lô. c. Ở sau bức tranh trong nhà bác Các – lô. 6. Chú bé gỗ đã thoát thân trước sự nguy hiểm như thế nào? a. Thừa dịp lão Ba – ra –ba luồn tay vào túi lấy tiền đưa cho Cáo, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên. b. Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên. c. Thừa dịp mọi người trong quán đang ăn, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên. 7. Nối các thành ngữ với nghĩa của nó sao cho phù hợp. Thành ngữ Nghĩa. a. Chơi với lửa. 1. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ. b.Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. 2. Mất trắng tay c. Chơi dao có ngày đứt tay. 3. Làm một việc nguy hiểm. d. Chơi diều đứt dây. 4. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống. 8. Đoạn văn sau có mấy câu kể? Lão Ba-ra-ba vớ lấy cái bình, ném bốp xuống sàn lát đá. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình.Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên. a. 1 câu kể. b. 2 câu kể. c. 3 câu kể. ĐÁP ÁN De 23 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a a-4; b-5; c-1; d-2; e-3 b a c b a-3; b-4; c-1; d-2 c
  25. ĐỀ SỐ 24 Dựa vào nội dung bài đọc “RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là nhân vật chính trong truyện “Rất nhiều mặt trăng”?. a. Một cô công chúa. B. Một chú hề. C. Nhà vua. 2. Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? a. Có được mặt trời. B. Có được mặt trăng. C. Có được vì sao. 3. Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học không thực hiện được nguyện vọng của cô công chúa? a. Vì mặt trăng ở rất cao và to gấp hàng nghìn lần đất nước. b. Vì mặt trăng ở rất xa và nặng gấp hàng nghìn lần đất nước. c. Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước. 4. Vì sao chú hề thực hiện được nguyện vọng của cô công chúa? a. Vì chú hiểu trẻ em nhìn nhận thế giới rất khác so với người lớn. b. Vì chú thường chơi với cô công chúa nên biết cô nghĩ gì. c. Vì chú thường làm mặt trăng cho cô công chúa. 5. Vì sao nhà vua lại một lần nữa lo lắng? a. Vì cô công chúa bị ốm nặng trở lại. b. Vì ngài sợ cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. c. Vì ngài sợ cô bé chơi với mặt trăng cả ngày mà bị ốm. 6. Dòng nào dưới đây là lời giải thích của công chúa về thế giới xung quanh? a. Khi ta mắt một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. b. Khi ta ngắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên, mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Dòng nào dưới đây nêu nội dung chính của bài? a. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em. b. Trẻ em nhìn nhận thế giới xung quanh rất khác với người lớn. c. Trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như các vật có thật trong đời sống hàng ngày. 8. Tạo câu kể Ai làm gì? bằng cách nối? a. Bố em. 1. Bay lượn trước vườn hoa. b. Đàn bướm. 2. Đánh giặc. c. Nghĩa quân. 3. Giám đốc ngân hàng 9. Có mấy câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau? Hàng trăm con voi đang tiiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. a. 1 b. 2 c. 3 10. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu hoạt động của người, con vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá). Đúng hay sai? a. Đúng. B. Sai Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a b c b a-3; b-1; c-2 c a
  26. ĐỀ SỐ 25Dựa vào nội dung bài đọc “BỐN ANH TÀI”, chọn ý đúng . 1. Bài “Bốn anh tài” thuộc loại truyện nào? a Truyện cổ dân tộc Tày.b Truyện dân gian dân tộc Tày. c Truyện thần thoại dân tộc Tày. 2. Nối tên nhân vật xuất hiện trong bài sao cho phù hợp? a. Nhân vật đầu tiên. 1. Lấy Tai Tát Nước. b. Nhân vật thứ hai. 2. Móng Tay Đục Máng. c. Nhân vật thứ ba. 3. Cẩu Khây. d. Nhân vật cuối cùng. 4. Nắm Tay Đóng Cọc. 3. Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng như thế nào? a Mười tuổi đã có sức khoẻ bằng trai mười tám, mười hai tuổi đã tinh thông võ nghệ. b. Mười tuổi đã có sức khoẻ bằng trai mười tám, mười bốn tuổi đã tinh thông võ nghệ. c Mười tuổi đã có sức khoẻ bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. 4. Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? a. Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên ăn thịt người và súc vật. b. Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. c. Trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và ăn thịt súc vật. 5. Nêu tài năng đặc biệt của từng nhân vật bằng cách nối? Tuy nhỏ người nhưng ăn hết một a. .lúc chín chõ xôi. 1.Móng Tay ĐụcMáng b. .Mỗi quả đấm dáng xuống cọc tre 2. Lấy Tai Tát Nước. thụt sâu hang gang tay Lấy móng tay đục gỗ thành lòng c. .máng dẫn nước vào ruộng 3. Cẩu Khây. d. .Lấy vành tai tát nước suối lên một 4. Nắm Tay Đóng Cọc. thửa ruộng cao bằng mái nhà 6. Đến chổ yêu tinh ở, bốn anh tài gặp ai? a. Một bà cụ. B. Một bà tiên. C. Một cô tiên. 7. Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? a. Vì họ biết đồng tâm, hiệp lực để đánh yêu tinh. b. Vì họ đều có sức khoẻ và tài năng riêng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? a. Ca ngợi tài năng và sức khoẻ của bốn anh em Cẩu Khây. b. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của bốn anh em Cẩu Khây. c. Cả hai ý trên đều đúng. 9. Có bao nhiêu câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau? Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây ven đường quật túi bụi. a. 5. b 6. c 7. 10.Dòng nào sau đây gồm các từ có chứa tiếng “ tài” với nghĩa là “ tiền của”? a Tài giỏi, tài nghệ, tài ba. b Tài hoa, tài trí, thần tài. c Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
  27. ĐỀ SỐ 26 Dựa vào nội dung bài đọc “TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam trong nền văn hoá Đông Sơn là gì? a. Bộ sưu tập tranh. b. Bộ sưu tập trống đồng. c. Bộ sưu tập tem. 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng thứ tự sắp xếpcác hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn? a. Hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh; những hình tròn đồng tâm ; hình chim bay, chèo thuyền ; hình vũ công nhảy múa, hưu nai có gạc b. Hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh; những hình tròn đồng tâm ; hình vũ công nhảy múa ; hình chim bay, chèo thuyền ; hưu nai có gạc c. Hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh, những hình tròn đồng tâm ; hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, chèo thuyền ; hưu nai có gạc. 3. Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? a. Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn. b. Cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh. C. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Hình ảnh nổi bật nhất trên hoa văn trống đồng là? a. Hình ảnh con người. B. Hình ảnh ngôi sao. C. Hình ảnh chim bay. 5. Chi tiết nào nêu đặc điểm khái quát của con người Việt Nam thời cổ thể hiện trên mặt trống đồng? a. Con người lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn. b. Con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc. c. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh. 6. Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam? a. Vì trống đồng thể hiện trình độ văn minh của người Việt cổ xưa. b. Vì trống đồng cho thấy Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Có bao nhiêu câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau? Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đòng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc ngăn nước lụt, Lấy Tai Tác Nước tác nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. a. 4. B. 5. C. 6. 8. Hoàn chỉnh các thành ngữ sau bằng cách nối? a. Khoẻ. 1. Như tàu lá chuối. b. Gầy. 2. Như sóc. c. Nhanh. 3. Như que củi. d. Xanh. 4. Như trâu.
  28. ĐỀ SỐ 27 Dựa vào nội dung bài đọc “ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây 1. Tên thật của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là gì? a. Phạm Qang lễ. b Trần Nghĩa Đại. C. Phạm Quỳnh Nghĩa. 2. Vì sao năm 1946 Trần Nghĩa Đại về nước? a. Vì nghe theo lời gọi của bác hồ. b. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. c. Vì nghe theo lời khuyên của gia đình. 3. Dòng nào dưới đây giải thích nghĩa của từ “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc”? a. Xuất phát từ lòng yêu nước, vì vận mệnh của Tổ Qốc mà hành động, cống hiến trong hoàn cảnh đất nước hoà bình. b. Xuất phát từ chính cá nhân, vì hạnh phúc của gia đình mà hành động để có cuộc sống đầy đủ hơn. c. Xuất phát từ lòng yêu nước, vì vận mệnh của Tổ Quốc mà hành động, cống hiến hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. 4. Trần Đại Nghĩa được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ nào? a. Nghiên cứa chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. b. Nghiên cứa chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến chống đế quốc Mĩ. c. Cả hai ý trên đều đúng 5. Trên cương vị cục trưởng Cục Quân Giới, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em nghiên cứu chế tạo ra vũ khí nào? a. Súng ba- dô- ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt địch. b. Súng AK, máy bay, xe tăng. C. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp? a. 1935 1. Được phong Thiếu tướng. b. 1946 2. Được tuyên dương Anh hùng Lao động. c. 1948 3. Sang Pháp học đại học. d. 1952 4. Theo Bác Hồ về nước. 7. Có mấy câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau? Những cống hiến củ Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao Động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. a. 2. B. 3. C. 4. 8. Có mấy câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau? Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. a. 2. B. 3. C. 4. ĐÁP ÁN De 27 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a a a-3; b-4; c-1; d-2 c a
  29. ĐỀ SỐ 28 Dựa vào nội dung bài đọc “SẦU RIÊNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài đọc này? a. Mai Văn Tạo. B. Đoàn Văn Cừ. C. Vũ Duy Thông. 2. Sầu riêng là đặc sản quý của địa phương nào? a. Miền Trung. B. Miền Nam. C. Tây Nguyên. 3. Những chi tiết nào trong bài nêu hương vị của trái sầu riêng? a. Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. b. Béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Hoa sầu riêng trổ vào thời gian nào? a. Đầu năm. B. Giữa năm. C Cuối năm. 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Người ta là hoa đất. b. Vẻ đẹp muôn màu. c. Những người quả cảm. 6. Có mấy câu kể Ai thế nào?trong đoạn văn sau? Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. a. 3. B. 4. c 5. 7. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người? a. Thuỳ mị, hiền diệu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na. b. Xinh đep, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha. c. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ. ĐÁP ÁN De 28 Câu 1 2 3 4 5 6 7 ý đúng a b c c b b a ĐÁP ÁN De 25 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a a-3; b-4; c-1; d- c b a-3; b-4; c-1; a c c b c 2 d-2 ĐÁP ÁN De 26 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng b c c a b c a a-4; b-3; c-2; d-1
  30. ĐỀ SỐ 29 Dựa vào nội dung bài đọc “HOA HỌC TRÒ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài Hoa học trò? a. Xuân Diệu. b. Nguyễn Khoa Điềm. c. Vũ Bằng. 2. Hoa học trò là tên gọi của loài hoa nào? a. Hoa bằng lăng. b. Hoa phượng. c. Hoa điệp. 3.“Những tán hoa lớn xoè ra” được tác giả ví với cái gì? a. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu rải rác nhau. b. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu cùng nhau. c. Như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 4. Khắp thành phố rực lên màu hoa phượng vào mùa nào? a. Mùa hạ. B. Mùa vuân. C. Mùa thu. 5.“Tin thắm” báo hiệu điều gì? a. Mùa hoa phượng đã tàn. b. Mùa hoa phượng bắt đầu. c. Lá phượng đã ra xanh. 6. Bình minh của hoa phượng là màu gì? a. Màu đỏ. b. Màu đỏ son. c. Màu đỏ còn non. 7. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì? Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai- nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ: - Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý. a. Dùng để đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật. b. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. c. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. 8. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì? Để quan sát đồ vật, người ta vận dụng các giác quan sau đây: - Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, của đồ vật như thế nào. - Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ, - Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy thế nào. a. Dùng để đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật. b. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. c. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. ĐÁP ÁN De 29 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a b c a c
  31. ĐỀ SỐ 30 Dựa vào nội dung bài đọc “KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Khoa Điềm. b. Xuân Diệu. c. Vũ Bằng. 2. Trong bài thơ, bà mẹ và em bé là người dân tộc nào? a. Dân tộc Tày. b. Dân tộc Tà-ôi. c. Dân tộc Ê-đê. 3. Dựa vào những chi tiết trong bài, theo em “A-kay” nghĩa là gì? a. Em. B. Em bé. C. Con. 4. Người mẹ làm những công việc gì? a. Nuôi nấng con, tỉa bắp trên nương. b. Giã gạo nuôi bộ đội. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? a. Là hình ảnh người mẹ Tà-ôi cần cù lao động, hết lòng vì công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b. Ca ngợi tình yêu nước, thương yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? a. Người ta là hoa đất. b. Vẻ đẹp muôn màu. c. Những người quả cảm. 7. Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì? Chú hề bước vào phòng công chúa, thấy cô bé nằm bên cửa sổ, mắt ngắm nhìn vầng trăng toả sáng trên bầu trời, tay nâng niu vầng trăng bé nhỏ gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ. - Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? - Chú hề hỏi. Công chúa nhìn chú hề, mỉm cười. a. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. b. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Dòng nào dưới đây gồm những từ để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật và con người? a. Xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, thước tha, diễm lệ. b. Xinh xắn, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thước tha. c. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, diễm lệ. ĐÁP ÁN De 30 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c c c b c a
  32. ĐỀ SỐ 31 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Huy Cận. b. Mai Văn Tạo. c. Tố Hữu. 2. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? a. Lúc hoàng hôn. b. Lúc bình minh. c. Lúc đêm khuya. 3. Đoàn thuyền đánh cá cập bờ vào lúc nào? a. Lúc hoàng hôn. b. Lúc bình minh. c. Lúc giữa trưa. 4. Câu thơ “Cá thu Biển Đông như đoàn thoi” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Nội dung chính của bài thơ là gì? a. Ngợi ca vẻ đẹp huy hoàng, giàu có của biển cả. b. Ngợi ca vẻ đẹp khoẻ khoắn và sự lạc quan yêu đời của người dân lao động trên biển. c. Cả hai ý trên đều đúng 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” dùng để giới thiệu trong đoạn văn sau đây? Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: “Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường Tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ nay”. Các em hãy làm quen với nhau đi. a. 1. B. 2. C. 3. 8. Hoàn thành các câu kể “Ai là gì?” bằng cách nối? a. Sư tử. 1. Là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ b. Tố Hữu. 2. Là loại trái cây của miền Nam. c. Bắc Ninh. 3. Là chúa sơn lâm. d. Sầu riêng. 4. Là nhà thơ lớn của Việt Nam. ĐÁP ÁN De 31 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a a b b c c b a-3; b-4; c-1; d- 2
  33. ĐỀ SỐ 32 Dựa vào nội dung bài đọc “KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ngoại hình của tên chúa tàu được tả bằng chi tiết nào? a. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung. b. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch c. Cả Hai ý trên đều đúng. 2. Những chi tiết nào miêu tả tính hang hãn của tên chúa tàu? a. Hát những bài ca man rợ, đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im. b. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm. c. Cả Hai ý trên đều đúng. 3. Bác sĩ Ly là người như thế nào? a. Nổi tiếng nhân từ. b. Nổi tiếng nghiêm khắc. c. Nổi tiếng đức độ. 4. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? a. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. b. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị. c. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị. 5. Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh trái nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? a. – Có câm mồm đi không? – Anh bảo tôi phải không? b. – Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. – Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh treo cổ trong phiên toà sắp tới. c. – Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. – Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. 6. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? a. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. b. Vì bác sĩ doạ sẽ tống tên cướp biển đi nơi khác. c. Vì bác sĩ doạ sẽ treo cổ tên cướp biển trong phiên toà. 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn thơ sau? Quê hương là chùm khuế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay. a. 1. B. 2. C. 3. 8. Nối ý bên trái với ý bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì? a. Bạn Nam. 1. Là sứ giả của bình minh. b. Chim công 2. Là người miền Trung. c. Đại bàng. 3. Là một nghệ sĩ múa. d. Gà trống. 4. Là dũng sĩ của rừng xanh. ĐÁP ÁN De 32 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng c c a b c a b a-2; b-3; c-4; d-1
  34. ĐỀ SỐ 33 Dựa vào nội dung bài đọc “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Phạm Tiến Duật. b. Phạm Hổ. c. Phạm Đình Ân. 2. Vì sao xe không có kính? a. Vì lái xe chưa kịp lắp kính cho xe thì phải lên đường. b. Vì bom giật, bom rung, kính vỡ mất rồi. c. Vì lái xe tháo kính cất đi cho khỏi vỡ. 3. Tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 4. Tinh thần đồng đội của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 5. Tư thế hiên ngang của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 6. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? a. Vẻ đẹp muôn màu. b. Những người quả cảm. c. Khám phá thế giới. 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau? Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. a. 1. b. 2. c. 3. 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm? a. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược. b. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt. c. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng. ĐÁP ÁN De 33 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c b a b a c
  35. ĐỀ SỐ 34 Dựa vào nội dung bài đọc “THẮNG BIỂN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Chu Văn. B. Vũ Tú Nam. C. Phong Thu. 2. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào? a. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển. b. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển. c. Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển. 3. Sự đe doạ của biển cả đối với con đê được ví với hình ảnh nào? a. Như con cá mập đớp con cá thu nhỏ bé. b. Như con cá mập đớp con cá đuối nhỏ bé. c. Như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé. 4. Sóng biển trong cơn bão được ví với hình ảnh nào? a. Như một đàn cá voi lớn. b. Như một đàn cá mập lớn. c. Như một đàn cá khổng lồ. 5. Dòng nào dưới đây miêu tả cuộc vật lộn dữ dội giữa con người với bão biển? a. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. b. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ hiện đại, với tinh thần quyết tâm chống giữ. c. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ đơn giản, với tinh thần quyết tâm chống giữ. 6.Đám người không sợ chết đã thu được kết quả như thế nào sau khi vật lộn với biển cả? a. Cứu được nhiều người sống lại. b Cứu được quãng đê sống lại c. Cứu được hoa màu sống lại. 7.Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? 4 hình ảnh. B. 5 hình ảnh.c. 6 hình ảnh. 8.Trong câu văn sau, tác giả tác sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé. a. Nhân hoá.b. So sánh.c. Cả hai ý trên đều đúng. 9.Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau dùng để làm gì? Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên Huế. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và1882. a. Dùng để giới thiệu.b. Dùng để nêu nhận định. c Cả hai ý trên đều đúng. 10.Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ trái nghĩa với từ dũng cảm? d. Hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, can trường, bạo gan. e. Bạo gan, can trường, nhút nhát, bạc nhược, nhu nhược. f. Nhu nhược, bạc nhược, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a a b b c c c
  36. ĐỀ SỐ 35 Dựa vào nội dung bài đọc “GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ”, chọn ý đúng 1. Dòng nào dưới đây là câu nói của Ăng-giôn-ra? a. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn quá mười viên đạn. b. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn đến mười viên đạn. c. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn mười viên đạn. 2. Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? a. Để nhặt súng của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân. b. Để nhặt đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt? a. Dưới làn mưa đạn, Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân. b. Mặc dầu Cuốc-phây-rắc thét giục Ga-vrốt quay trở vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn cố nán lại để nhặt được nhiều đạn hơn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần? a. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga-vrốt. b. Vì trong khói lửa mịt mù, thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện, Ga- vrốt nhanh nhẹn, đạn của kẻ thù không bắn trúng cậu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Chi tiết nào miêu tả sự nhanh nhẹn của Ga-vrốt? a. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn. b. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. c. Thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện trong khói lửa mịt mù. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Những người quả cảm.b. Khám phá thế giới.c. Tình yêu cuộc sống. 7. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì? Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. a. Dùng để giới thiệu. b Dùng để nhận định. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Giải nghĩa các thành ngữ sau bằng cách nối? a. .Trải qua nhiều trận mạc, trải qua nhiều nguy 1. Gan vàng dạ sắt hiểm, từng cận kề bên cái chết. Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước b. khó khăn, nguy hiểm 2. Chân đồng tay sắt c. .Có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, bền bỉ để 3. Hồn bay phách lạc đảm đương công việc lớn. Sợ hãi, hốt hoảng đến mức không còn hồn vía nữa. d. . 4. Vào sinh ra tử. ĐÁP ÁN De 35 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c c b a b a-4; b-1; c-2; d-3
  37. ĐỀ SỐ 36 Dựa vào nội dung bài đọc “DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học nước nào? a. Ba Lan.b Hà Lan. c Phần Lan 2. Cô-péc-ních tuyên bố điều gì? a. Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ. b. Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. c. Vì sao và mặt trăng quay xung quanh trái đất. 3. Tuyên bố của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? a. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. b. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, không đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này c. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh mặt trăng. 4. Ga-li-lê đã làm gì để cổ vũ cho Cô-péc-ních? a. Quay phim. B. Làm thơ. C. Viết sách. 5. Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã làm gì để bảo vệ chân lý khoa học? a. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, trái với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. b. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám làm theo những lời phán bảo của Chúa trời, trái với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. c. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, nhưng phù hợp với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Vẻ đẹp muôn màu. b Những người quả cảm. C. Khám phá thế giới. 7. Trong đoạn trích sau có mấy câu cầu khiến? - Cậu làm gì đấy? – Cuốc-phây-rắc hỏi. - Em nhặt cho đầy giỏ đây! Cuốc-phây-rắc thét lên: Vào ngay! - Tí ti thôi! – Ga-vrốt nói. a. 2. b 3. C 4. 8. Câu cầu khiến sau đây được đặt bằng cách nào? Em hát đi! a. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ. b. Thêm các từ: đề nghị, xin, mong, vào đầu câu. c. Thêm các từ: lên, đi , thôi, nào, vào cuối câu. ĐÁP ÁN De 36 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b a c a b b c
  38. ĐỀ SỐ 37 Dựa vào nội dung bài đọc “CON SẺ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài “Con sẻ”? a. Tuốc-ghê-nhép. b. Ga-li-lê. c. Huy-gô 2. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của con sẻ già? a. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. 3. Dòng nào dưới đây miêu tả hành động dũng cảm của con sẻ già? a. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. 4. Vì sao tác giả thán phục sẻ già? a. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để cứu con của sẻ già. b. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để ra oai của sẻ già. c. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để thoát thân của sẻ già. 5. Trong mắt con sẻ già, hình ảnh con chó hiện lên như thế nào? a. Như một con chó khổng lồ. b. Như một con quỷ khổng lồ. c. Như một con quái vật khổng lồ. 6. Điều gì ở con sẻ già khiến tác giả thán phục? a. Vẻ đẹp của bộ ức đen nhánh. b. Tiếng kêu tuyệt vọng và thảm thiết. c. Tình yêu của nó dành cho sẻ con. 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Câu kể “Ai làm gì?”. 1. Căn nhà trống vắng. b. Câu kể “Ai thế nào?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. c. Câu kể “Ai là gì?”. 3. Bạn đừng giấu! d. Câu cầu khiến. 4. Thanh niên lên rẫy. 8. Câu cầu khiến sau đây được đặt bằng cách nào? Bạn không nên làm thế! a. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ. b. Thêm các từ: lên, đi , thôi, nào, vào cuối câu. c. Dùng giọng điệu phù hợp với câu cầu khiến. ĐÁP ÁN De 37 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a b c a-4; b-1; c-2; d-3 a
  39. ĐỀ SỐ 38 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Nguyễn Phan Hách.b Trần Đăng Khoa.c Trần Liên Nguyễn. 2. Sa Pa là địa danh thuộc tỉnh nào? A. Sơn La. b Lào Cai c, Điện Biên. 3. Tác giả đến Sa Pa trên con đường nào? a. Đường xuyên Á. b Đường xuyên huyện. c. Đường xuyên tỉnh. 4. Cảm giác bồng bềnh, huyền ảo được tạo nên do đâu? a. Do những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô. b. Do những đám mây trắng bay trên đỉnh núi. c. Do những đám mây trăng bay sườn núi. 5. Dọc đường lên Sa Pa, tác giả đi bên những cái gì? a. Những thác trắng xoá tựa mây trời. b. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Cảnh đẹp trên đường Hoàng hôn, áp phiên của phiên lên Sa Pa. a. .chợ thị trấn, người ngựadập dìu 1. trong sương núi tím nhạt. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng Cảnh đẹp trên con nàn, những bông hoa lay ơn đen đường xuyên tỉnh. b. .nhung quý hiếm. 2. Chúng tôi đang đi bên những thác Cảnh đẹp của thị trắng xoá tựa mây trời, những trấn nhỏ trên đường c. .rừng cây âm âm, những bông hoa 3 . lên Sa Pa. chuối rực lên như lửa. Những đám mây trắng nhỏ sà Cảnh đẹp của Sa Pa. xuốngcửa kính ô tô tạo nên cảm d. .giác bồng bềnh huyền ảo. 4. 7. Nội dung chính của bài văn là gì? a Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bạn bè. b. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu đất nước. c. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu mến người thân. 8. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a Khám phá thế giới. b Những người quả cảm.c. Tình yêu cuộc sống. 9. Hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi công tác nước ngoài.b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. a. Đi chơi xa để thăm ông bà. 10. Câu cầu khiến nào phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố đi học hè. a. Bố ơi, hè này bố cho con đi học thêm nhé! b. Bố cho con đi học thêm đi! c. Bố cho con đi học trong hè này nghe
  40. ĐỀ SỐ 39 Dựa vào nội dung bài đọc “TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Phan Hách. B. Trần Đăng Khoa. C. Trần Liên Nguyễn. 2. Bài thơ trên gồm có mấy khổ? a. 5 khổ. b 6 khổ. C. 7 khổ. 3. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? a. Cánh rừng xa, quá chín. b. Biển xanh, mắt cá. c. Quả chín, mắt cá. 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh? a. Trăng tròn như mắt cá. b. Trăng hồng như quả chín. c. Trăng bay như quả bóng. 5. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng dến từ sân chơi trẻ thơ? a. Và soi vùng góc sân. b. Trăng bay như quả bóng. c. Trăng ơi có nơi nào. 6. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? a. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ. b. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đât nước. c. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội. 7. Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh? a. 2 hình ảnh. B, 3 hình ảnh. C. 4 hình ảnh. 8. Thám hiểm là gì? a. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm. b. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, nngắm cảnh. c. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở. 9. Câu cầu khiến nào dưới đây phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố mẹ đi chơi với các bạn? a. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn nhé! b. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn được không ạ? c. Cả hai ý trên đều đúng. 10.ĐÁP ÁN De 38 11. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a c a-3; b-4; c-1; d-2 b a b a ĐÁP ÁN De 39 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ý đúng b b c a b b b a c ĐÁP ÁN De 40 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b b c c a b c a-2; b-3; c-1 c
  41. ĐỀ SỐ 40 Dựa vào nội dung bài đọc “HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH THẾ GIỚI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát vào thời gian nào? a. 20 – 9 – 1519 b. 20 – 9 – 1591 c. 20 – 9 – 1159 2. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát từ đâu? a. Từ cửa biển Đại Tây Dương. b. Từ cửa biển Xê-li-va nước Tây Ban Nha. c. Từ cửa biển Xê-li-va nước Bồ Đào Nha. 3. Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là gì? a. Khám phá con đường trên sông dẫn đến những vùng đất mới. b. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. c. Khám phá con đường trên biển dẫn đến Thái Bình Dương. 4. Đại Dương đầu tiên đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua là gì? a. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương. 5. Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? a. Đi mãi chẳng thấy bờ, thức ăn đã cạn, nước ngọt hết sạch, thuỷ thủ phải phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. b. Mỗi ngày đoàn thám hiểm có vài người chết phải ném xác xuống biển. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đi theo hành trình nào? a. Châu Âu – Đại Tây Dương - Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. b. Châu Âu – Châu Mĩ – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. c. Châu Âu – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương – Châu Âu. 7. Đoàn thám hiểm cập bến Tây Ban Nha vào thời điểm nào? a. 8-9-1252. B. 8-9-1522. C. 9-8-1522. 8. Hành trình của đoàn thám hiểm kéo dài bao nhiêu ngày? a. 1081 ngày. B. 1038 ngày. C. 1083 ngày. 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Va li, thiết bị nghe nhạc, lều Các phương tiện giao thông dùng cho chuyến tham quan. a.trại, quần áo bơi, đò ăn, nước uống 1. Phố cổ, bãi biển, hồ, núi, đền, Đồ dùng cần cho tham quan, du b.chùa, di tích lịch sử, bảo tàng 2. lịch. c. 3.Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, xe buýt, xích Địa điểm tham quan, du lịch. lô 10.Câu cảm nào đúng với tình huống sau : Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. a. Bạn giỏi thật !b. b Bạn siêu thật đấy ! c. Cả hai ý trên đều đúng.
  42. ĐỀ SỐ 41 Dựa vào nội dung bài đọc “DÒNG SÔNG MẶC ÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Trọng Tạo. b. Trần Đăng Khoa. c. Thy Ngọc. 2. Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 3. Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 4. Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Buổi chiều. 5. Dòng sông mặc áo đen vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Buổi đêm. 6. Biện pháp nhân hóa trong bài thơ có tác dụng gì? a. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc. b. Thể hiện được sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Trong câu thơ “Áo xanh mặc như là mới may”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hóa. B. So sánh. C. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào? a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người. b. Nói với dòng sông như nói với người. c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người. 9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì? Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao! a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục. c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 10.Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối? a. Ôi, bạn Hải đến kìa! 1. Cảm xúc ngạc nhiên. b. Ôi, bạn Hải thông minh quá! 2. Cảm xúc đau xót. c. Trời, thật là kinh khủng! 3. Cảm xúc vui mừng. d. Cậu làm tớ bất ngò quá! 4. Cảm xúc thán phục. ĐÁP ÁN De 41 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a a b c c c c a b a-3; b-4; c-2; d-1
  43. ĐỀ SỐ 42 Dựa vào nội dung bài đọc “ĂNG-CO VÁT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ăng-co Vát là công trình như thế nào? a. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu- chia. b. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Thái Lan. c. Là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Lào. 2. Ăng-co Vát được xây dựng từ khi nào? a. Từ đầu thế kỉ XI. b. Từ đầu thế kỉ XII. c. Từ đầu thế kỉ XIII. 3. Khu đền chính đồ sộ như thế nào? a. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng. b. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1500 mét và 389 gian phòng. c. Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, hành lang dài gần 1050 mét và 398 gian phòng. 4. Những tháp lớn được xây dựng bằng gì? a. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá vôi. b. Dựng bằng đá nhẵn và bọc ngoài bằng đá ong. c. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. 5. Khu đền quay về hướng nào? a. Đông. b. Tây. c. Bắc. 6. Ăng-co Vát huy hoàng nhất vào lúc nào? a. Lúc bình minh. b. Lúc nửa đêm. c. Lúc hoàng hôn. 7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Vì đi học xa. Mỗi tháng bạn Lan chỉ về nhà một lần. a. Khi nào? B. Ở đâu? C. Vì sao? D. Để làm gì? 8. Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì? Ngày nhỏ, tôi là một búp non. a. Nguyên nhân. b. Thời gian. c. Nơi chốn. d. Mục đích. ĐÁP ÁN De 42 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b a c b c c b
  44. ĐỀ SỐ 43 Dựa vào nội dung bài đọc “CON CHUỒN NƯỚC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Nguyễn Thế Hội. b Xuân Quỳnh. C. Võ Quảng. 2. Màu vàng trên lưng chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng từ nào? a. Lóng lánh. B. Lấp lánh. C. Lung linh. 3. Bốn cái cánh mỏng của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào? a Mỏng như giấy quyến. b Mỏng như lá lúa. c Mỏng như giấy bóng. 4. Cái đầu và hai con mắt của chú chuồn chuồn nước được so sánh với vật gì? a. Thuỷ tinh.b. Viên ngọc. C. Hạt huyền. 5. Thân của chú chuồn chuồn nước được miêu tả như thế nào? a. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa hè. b. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa thu. c. Nhỏ và thon vàng như nắng mùa xuân. 6. Từ nào dưới đây được dùng để tả đôi cánh đang khẽrung của chuồn chuồn nước?a. Băn khoăn. B. Phân vân. C. Ngập ngừng. 7. Khi chú chuồn chuồn nước cất cánh bay cao, những cảnh đẹp nào hiện ra dưới tầm cánh của chú? a. Luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. b. Cánh đồng với những đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. c. Trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. 8. Dòng nào dưới đây nêu nội dung chính của bài? a. Miêu tả vẻ đẹp của chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu đối với con chuồn chuồn nước của tác giả. b. Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của làng quê, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với mọi người. c. Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 9. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Ngày xưa, có một chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện. a. Khi nào? B. Ở đâu? C. Vì sao? D. Để làm gì? 10. Trạng ngữ sau xác định điều gì? Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. a. Nguyên nhân. b. Nơi chốn. c. Thời gian d. Mục đích. ĐÁP ÁN De 43 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a b b a c a b
  45. ĐỀ SỐ 44 Dựa vào nội dung bài đọc “VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Chi tiết nào trong bài cho thấy cuộc sống ở Vương Quốc nọ rất buồn? a. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt ai cũng rầu rĩ, héo hon. b. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp nhất cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Vì sao cuộc sống ở Vương Quốc nọ buồn chán? a. Vì dân cư ở đó không biết múa. b. Vì dân cư ở đó không biết cười. c. Vì dân cư ở đó không biết hát. 3. Nhà vua đã làm gì để nhằm thay đổi tình hình? a. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn hát. b. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn múa. c. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười. 4. Dòng nào dưới đây miêu tả cảnh triều đình khi vị đại thần đi du học trở về? a. Các quan ỉu xìu, nhà vua thở dài sườn sượt. b. Không khí triều đình thật là ảo não. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Viên thị về tâu với nhà vua điều gì? a. Thần vừa tóm được một kẻ đang hát véo von ngoài đường. b. Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. c. Thần vừa tóm được một kẻ đang múa ngoài đường. 6. Khi nghe lời tâu của viên thị, thái độ của nhà vua thế nào? a. Phấn khởi. b Vui mừng. c Háo hức. 7. Trong mắt của triều thần, cậu bé là người thế nào? a. Dũng cảm. b Phi thường. c Gan dạ. 8. Cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu? a. Trong cung đình. b. Ngay xung quanh cậu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 9. Trong đoạn văn dưới đây có mấy câu có trạng ngữ? Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. a. 1. b 2. c 3. 10.Trạng ngữ trong câu sau xác định điều gì? Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. a. Thời gian. b Mục đích. c Nguyên nhân. d Nơi chốn. ĐÁP ÁN De 44 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng c b c c b a b c b a
  46. ĐỀ SỐ 45 Dựa vào nội dung bài đọc “TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1.“Con người là động vật duy nhất biết cười” là câu nói của ai? a. Một nhà văn. b. Một nhà thiên văn học. c. Một nhà thơ. 2. Trung bình mỗi ngày người lớn cười mấy phút? a. 4 phút. b. 6 phút. c. 8 phút. 3. Mỗi lần cười của người lớn kéo dài bao nhiêu lâu? a. 2 giây. b. 4 giây. c. 6 giây. 4. Trung bình mỗi ngày đứa trẻ cười bao nhiêu lần? a. 300 lần. b. 400 lần. c. 500 lần. 5. Khi cười tốc độ của con người lên đến bao nhiêu? a. 100 km/giờ. b. 200 km/giờ. c. 300 km/giờ. 6. Dòng nào dưới đây nêu tác dụng của tiếng cười? a. Các cơ mặt được thư giản thoải mái. b. Não tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoải mãn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân với mục đích gì?. a. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm thời gian cho bác sĩ. b. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước . c. Rút ngắn thời gian chữa bệnh và giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. 8. Bài báo trên thuộc chủ đề nào? a. Những người quả cảm. b Khám phá thế giới.c Tình yêu cuộc sống. 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp? a. Vui chơi. 1. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác. b. Vui tính. 2. Từ chỉ hoạt động. c. Vui thích. 3. Từ chỉ cảm giác. d. Vui vẻ. 4. Từ chỉ tính tình. 10.Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Bằng lối diễn xuất hài hước, Hoài Linh đã làm cho khán giả nhà hát Lan Anh được một trận cười thoả thích. a. Bằng cái gì? b Vì sao? c Tại sao? D. Với cái gì? ĐÁP ÁN De 45 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c b a c b c a-2; b-4 ; c-3; d-1 a
  47. ĐỀ SỐ 46 Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Bài“Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào? a. Truyện dân gian Việt Nam. b. Truyện cổ tích Việt Nam. c. Truyện cổ dân tộc Tày. 2. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? a. Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử. b. Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh. c. Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng. 3. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào? a. Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. b. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”? a. Vì không hề có món này. b. Vì món này chưa chín. c. Vì món ăn bị hỏng. 5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? a. Vì tương là món ăn lạ b. Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon c. Vì chúa đói quá 6. Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh a. Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa. b. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa. c. Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắn “Đại phong” là mắm gì. 7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Bằng món ăn “mầm đá”độc đáo Trạng Quỳnh đã giúp chúa hiểu vì sao chúa ăn không ngon miệng. a. Vì sao? B. Với cái gì? c/ Bằng cái gì? D. Tại sao? 8. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. a. Vì sao? b. Khi nào? c. Ở đâu? d. Với cái gì? ĐÁP ÁN De 46 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a c b c c
  48. Đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 1 Dựa vào nội dung bài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai? a. Tô Hoài. b. Trần Đăng Khoa. c. Dương Thuấn. 9. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 10.Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? a. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò. b. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò. c. Cả hai ý trên đều đúng. 11.Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? a. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu. b. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 13.Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng? “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” d. 12 tiếng e. 14 tiếng f. 16 tiếng. 14.Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng “nói”? a. Lòng. b. Như. c. Vững.
  49. Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 2 Dựa vào nội dungbài đọc “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ? a. Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. b. Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện. c. Cả hai ý trên đều đúng. 9. Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện? a. Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. b. Ai đứng đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. c. Ai cầm đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. 10.Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn? a. Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm. b. Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn. c. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai. 11.Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào? a. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn. b. Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo. c. Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn. 12.Với hành động “bênh vực kẻ yếu” Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào? a. Dũng sĩ. b. Hiệp sĩ. c. Võ sĩ. 13.Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết”? d. Hoà bình. e. Chia rẽ. f. Thương yêu. 14.Tiếng “nhân” trong từ nào dưới đây có nghĩa là người? a. Nhân tài. b. Nhân từ. c. Nhân ái.
  50. Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 8. Ai là tác giả bài thơ “Truyện cổ nước mình”? a. Phan Thị Thanh Nhàn. b. Lâm Thị Mỹ Dạ. c. Trần Đăng Khoa. 9. Câu thơ nào trong bài thơ mở đầu bài “Truyện cổ nước mình”? a. Tôi nghe truyện cổ thầm thì. b. Vừ nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa c. Tôi yêu truyện cổ nước tôi. 10.Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? a. Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều bài học quý báu của cha ông: nhân hậu, đùm bọc, ở hiền, thương người b. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : thông minh, công bằng, độ lượng, c. Cả hai ý trên đều đúng. 11.Bài thơ “Truyện cổ nước mình” gợi đến truyện cổ tích nào? a. Tấm Cám. b. Thánh Gióng. c. Sọ Dừa. 12.Câu thơ “Tôi nghe truyện kể thầm thì” tác giả nhân hoá “ truyện cổ” bằng cách nào? a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về truyện cổ. b. Nói với truyện cổ như nói với người. c. Gọi truyện cổ bằng từ vốn để gọi người. 13.Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đúng chóp ba bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê. 14.Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””. a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu một sự liệt kê.
  51. Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 4 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ THĂM BẠN”, chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây. 8. Bức thư thăm bạn được viết vào thời gian nào? a. 5 – 8 – 2000. b. 8 – 5 – 2000. c. 15 – 8 – 2000. 9. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? a. Để hỏi thăm sức khoẻ. b. Để chia buồn. c. Để báo tin cho các bạn biết ba bạn Hồng hi sinh. 10.Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Mình hiểu Hồng đau dớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 11.Những câu nào trong bài cho thấy bạn Luơng biết cách an ủi bạn Hồng? a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình. b. Riêng mình gởi chô Hồng toàn bộ số tiền mình đã bỏ ống từ mấy năm nay. c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. 12.Tác dụng của dòng kết thúc bức thư là gì? a. Lời chúc của người viết thư giành cho người nhận thư. b. Lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên người viết thư. c. Cả hai ý trên đều đúng. 13.Câu sau có bao nhiêu từ đơn? a. 8 từ b. 10 từ c. 12 từ 14.Câu sau có bao nhiêu từ phức? Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến. d. 4 e. 6 f. 18.
  52. Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 5 Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĂN XIN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 9. Hình ảnh ông ăn xin đáng thương như thế nào? a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng trước mắt tôi. b. Đôi mắt đỏ sọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. c. Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào. 10.Những chi tiết nào trong bài chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông ăn xin? a. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. b. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 11.Ông lão đã nhận được gì từ cậu bé? a. Tình thương, sự tôn trọng, sự cảm thông. b. Lòng biết ơn, cái siết chặt tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng cảm của câu bé với ông lão? a. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. b. Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. c. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. 13.Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 14.Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu? a. Hiền hậu. b. Nhân từ. c. Tàn bạo. 15.Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà. a. Người hiền lành và tốt tính. b. Người có đức hạnh và tài năng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 16.Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào? a. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. b. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. c. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.
  53. Tiếng Việt lớp 4 ĐỀ SỐ 6 Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 9. Mục đích chính của bài văn trên nói về ai? a. Tô Hiến Thành. b. Lý Cao Tông. c. Trần Trung Tá. 10.Tô Hiến Thành làm quan ở triều nào? a. Triều Nguyễn. b. Triều Lý. c. Triều Trần. 11.Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh? a. Vợ và các con ông. b. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. c. Giám Nghị đại phu Trần Trung Tá. 12.Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành? a. Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên. b. Vì những người chính trực bao giờ cũng làm những điều tốt lành và hi sinh lợi ích riêng của mình vì đất nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 13.Vì sao Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá thay mình? a. Vì Trần Trung Tá là người tài ba giúp nước. b. Vì Trần Trung Tá là người luôn gần gũi với mình. c. Cả hai ý trên đều đúng. 14.Có mấy từ phức trong hai câu thơ sau? Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. a. 1 b. 3 c. 4 15.Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau? Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. a. 1 b. 3 c. 4 16.Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp? a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ. b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa. c. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.
  54. ĐỀ SỐ 7 Dựa vào nội dung bài đọc “TRE VIỆT NAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Ai là tác giả của bài tre Việt Nam? a. Nguyễn Duy. B. Tố Hữu. C. Nguyễn Du. 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam? Loài tre đâu chịu mọc cong a. Cần cù. 1. Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Bão bùng thân bọc lấy thân b. Nhường nhịn. 2. Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lưng trần phơi nắng phơi sương c. Ngay thẳng. 3. Có manh áo cộc tre nhường cho con Rễ siêng không ngại đất nghèo d. Đoàn kết. 4. Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 10.Tác giả dùng biện pháp gì để tả tre Việt Nam trong hai câu thơ sau: Lưng trần phơi nắng phới sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. a. So sánh. B. Nhân hoá c. Cả hai ý trên đều đúng. 11.Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? A. Thương người như thể thương thân. B. Măng mọc thẳng. C. Trên đôi cánh ước mơ. 12.Có mấy từ ghép trong trong hai câu thơ sau? “Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạch màu”. b. 2 b. 3 c. 4 13.Dòng nào dưới đay chỉ gồm từ láy? a. Háo hức, cheo leo, mênh mông, chầm chậm. b. Háo hức, cheo leo, lặng im, mênh mông, chầm chậm. c. Chắc khoẻ, monh manh, cheo leo, se sẽ. 14.Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép phân loại? d. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ. e. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa. f. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.
  55. ĐỀ SỐ 8 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 9. Bài “Những hạt thóc giống” thuộc loại truyện nào? a. Truyện dân gian Khmer. b. Truyện dân gian Lào. c. Truyện dân gian Cam-pu-chia. 10.Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? a. Không làm cho thóc nảy mầm. b. Người không có thóc đem nộp. c. Người trung thực và dũng cảm. 11.Nhà vua làm cách nào để chọn người truyền ngôi? a. Phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng. b. Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Vì sao nhà vua truyền ngôi cho bé Chôm? a. Vì chú bé là người chăm chỉ và gan dạ. b. Vì chú bé là người trung trực và dũng cảm. c. Vì chú bé là người chăm chỉ và trung thực. 13.Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 14.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng nghĩa với mỗi từ. a. Trung thực. 1. Có tính ngay thẳng. b. Trung nghĩa. 2. Có tính thẳng thắn hay nói thẳng. c. Chính trực. 3. Ngay thẳng, thật thà. d. Thẳng tính. 4. Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa. 15.Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau? Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi b. 7 b. 9 c. 11 16.Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngư nào dưới đây? a. Cây ngay không sợ chết đứng b. Thẳng như ruột ngựa. c. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  56. ĐỀ SỐ 9 Dựa vào nội dung bài đọc “GÀ TRỐNG VÀ CÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Ai là tác giả của bài thơ “Gà Trống và Cáo”? a. La Phông-ten. b. Xu-khôm-lin-xki. c. Giét-xtép. 9. Câu thơ nào dưới đây miêu tả thái độ của Cáo khi dụ Gà Trống xuống đất? a. Nhác trông vắt vẻo trên cành. Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời. b. Cáo kia đon đả ngỏ lời: Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây. c. Cáo nghe hồn lạc phách bay. Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì. 10.Khi nghe tin đồn chó săn xuất hiện, thái độ của Cáo như thế nào? a. Hồn lạc phách bay nhưng vẫn đợi gà xuống. b. Hồn lạc phách bay rồi quắp đuôi chạy ngay. c. Rất bình thản và vẫn đứng dưới đất dụ Gà xuống. 11.Tác giả dùng biện pháp gì để Gà Trống và Cáo? a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Mục đích của tác giả khi viết bài thơ “Gà Trống và Cáo” là gì? a. Kể chuyện về tình bạn giữa Gà Trống và Cáo. b. Kể chuyện Cáo ngoan ngoãn nghe lời Gà Trống. c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. 13.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng với nghĩa của mỗi từ? a. Tự trọng, 1. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. b. Tự tin. 2. Quyết định lấy công việc, cuộc sống của mình. c. Tự kiêu. 3. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. d. Tự quyết. 4. Tin vào bản thân mình. 14.Nối ý bên phải với ý bên trái sao cho phù hợp. a. Danh từ chỉ hiện tượng. 1. Ông bà, cha mẹ, bác sĩ, công an. b. Danh từ chỉ đơn vị. 2. Đạo đức, kỷ niệm, hi vọng, ký ức. c. Danh từ chỉ khái niệm. 3. Dòng, đôi, cặp, bộ, đoàn. d. Danh từ chỉ người. 4. Mưa, gió, nắng, lụt, tuyết.
  57. ĐỀ SỐ 10 Dựa vào nội dung bài đọc “NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Ai là tác giả của bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”? a. Xu-khôm-lin-xki. B. La Phông-ten. C. Giét-xtép. 9. Dọc đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca làm gì? a. Chơi bi cùng các bạn. b. Đá bóng cùng các bạn. c. Đá cầu cùng các bạn. 10.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Dòng nào thể hiện ý Không, con không có lỗi, chẳng a. .nghĩ của An-đrây-ca 1. thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ong đã đã lớn? mất từ lúc con mới ra khỏi nha. Dòng nào là lời của Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về b. .ông nói với mẹ An- 2. chậm mà ông chết. đrây-ca? Dòng nào là lời của Giá mình mua thuốc về kịp thì ông c. .mẹ an ủi An-đrây-ca? 3. còng sống thêm được mấy năm nữa Dòng nào thể hiện ý d. .nghĩ của An-đrây-ca 4. Bố khó thở lắm khi về đến nhà? 11.Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào? a. Thật thà nghiêm khắc với bản thân. b. Có ý thức trách nhiệm. c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. 13.Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn sau? Năm 1175, vua Lý Thánh Tông, mất di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu hộ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho vàng bạc đút lót vợ ông, để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất định không nghe. b. 4 b. 5 c. 6 14.Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “ở giữa”. a. Trung hậu. b. Trung kiên. c. Trung tâm.
  58. ĐỀ SỐ11 Dựa vào nội dung bài đọc “CHỊ EM TÔI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 9. Cô chị xin phép ba đi đâu? a. Đi học nhóm. b. Đi chợ. c. Đi xem phim. 10.Cô chị nói dối ba để đi đâu? a. Đi chơi. b. Đi xem phim. c. Đi học nhóm. 11.Cô chị gặp cô em ở đâu? a. Ở nhà bạn. b. Ở chợ. c. Ở rạp chiếu bóng. 12.Khi biết cô em nói dối, thái độ của cô chị như thế nào? a. Mừng rỡ vì mình có đồng minh. b. Nổi giận vì thấy em mình dám nói dối ba bỏ học đi chơi. c. Thản nhiên vì chẳng có chuyện gì lạ. 13.Thái độ của cô em trước sự tức giận của cô chị? a. Sợ sệt. b. Thản nhiên c. Ân hận 14.Dòng nào dưới đây không có danh từ chung? a. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Tp Hồ Chí Minh. b. Đồ Sơn, Non Nước, Đầm Sen, Ba Vì. c. Cả hai ý trên đều đúng. 15.Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Từ. Nghĩa. e. Trung kiên. 1. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. f. Trung nghĩa. 2. Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, người nào đó. g. Trung hậu. 3. Trước sau như một, không gì có thể lay chuyển được. h. Trung thành. 4. Một lòng một dạ vì việc nghĩa. 16.Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “một lòng một dạ”? a. Trung thành. b. Trung tâm c. Trung bình.
  59. ĐỀ SỐ 12 Dựa vào nội dung bài đọc “TRUNG THU ĐỘC LẬP”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 8. Câu nào dưới đây mở đầu bài “Trung Thu Độc Lập”? a. Trăng đêm nay sáng quá. b. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai. c. Đêm nay anh đứng gác ở trại. 9. Những chi tiết nào trong bài cho thấy Trăng Trung thu độc lập rất đẹp? a. Trăng soi sáng nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. b. Trăng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, rừng núi, nơi quê hương thân thiết của các em c. Cả hai ý trên đều đúng. 10.Nhìn trăng, anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? a. Nghĩ tới ngày mai. b. Nghĩ tới mây. c. Nghĩ tới sao. 11.Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? a. Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. b. Ở giữa biển rộng , cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn, trăng soi sáng những ống khói nhà máy c. Cả hai ý trên đều đúng. 12.Chi tiết nào trong bài nói lên mong ước của anh chiến sĩ? a. Trăng mai còn sáng hơn. b. Ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em. c. Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. 13.Khi viết tên người Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai 14.Khi viết tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Đúng hay sai? a. Sai. b. Đúng.