Đề cương ôn tập cuối học kỳ II - Môn Toán - Tiếng Việt Lớp 2

doc 15 trang thungat 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kỳ II - Môn Toán - Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ky_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kỳ II - Môn Toán - Tiếng Việt Lớp 2

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (LỚP 2) I. TOÁN * Nội dung kiến thức: - Số học : + Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 + Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000 + Nhân, chia trong bảng 2, 3, 4, 5 + Tìm thành phần chưa biết: Tìm số hạng, tìm số bị trừ, tìm số trừ, tìm thừa số, tìm số bị chia. + Số 1; 0 trong phép nhân, chia + So sánh các số có 3 chữ số + Tìm số liền trước, số liền sau - Các bài toán về đại lượng và đo lường : km, m, dm, cm, mm, kg, l, giờ - Hình học: + Chu vi hình tam giác, hình tứ giác + Tính độ dài đường gấp khúc + Nhận diện hình: tam giác, tứ giác, chữ nhật - Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia( có liên quan đến các đơn vị đo đã học) A. Mức 1 Bài 1: Tính nhẩm 7 + 5 = 5 x 6 = 15 - 0 = 30 x 3 = 12 - 5 = 30 : 5 = 0 + 27 = 80 : 4 = 19 - 10 = 4 x 3 = 6 x 0 = 200 + 50 = 0 + 20 = 12 : 3 = 0 : 2 = 500 - 200 = 100 x 2 = 600 : 2 = 3 x 1 = 10 : 1 = Bài 2: Số liền trước số 382: a. 380 b. 381 c.383 d.282 1
  2. Bài 3: Số liền sau số 499 là: a. 480 b. 490 c.500 d.400 Bài 4 :Hai trăm linh năm được viết: a. 205 b. 2005 c.25 d.2005 Bài 5: Số gồm 8 trăm, 5 chục, 0 đơn vị được viết là: A. 805 B. 8105 C. 850 D. 815 Bài 6:> < = 57 . 57 359 . 351 900 1000 46 .47 726 . 726 500 417 34 29 214 . 309 300 300 99 100 462 426 999 Bài 7: Số ? 2m = .cm 1km = m 3000m = . km 4dm = cm 25m = dm 500cm = . m 10m = dm 50dm = cm 120 dm = m Bài 8. Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 4 m = dm : A. 400 B. 40 C. 400 D. 14 B. Mức 2 Bài 1: Số ? 234 + = 234 5 x = 5 : 5 = 0 132 - = 132 4 : = 4 4 x = 0 Bài 2: Đặt tính rồi tính 70 - 37 45 + 55 341 + 258 736 - 206 247 - 40 96 – 48 36 + 27 308 + 42 395 - 143 676 - 52 2
  3. Bài 3: Số ? 2m 5cm = .cm 25m 13dm = dm 4dm 3cm = cm 50dm 30cm = cm 10m 6dm = dm 1m 500cm = . m Bài 4: > < = 47 . 30 57 . 60 542 500 109 150 248 239 1000 .999 Bài 5. Tính: a) 47km + 53 km = b) 300m + 700m = c) 438cm - 305cm = 127 dm + 42 dm = 5 m x 9 = 27 cm : 3 cm = Bài 6: Trong hình vẽ bên có: a. Mấy hình tam giác ? b. Mấy hình tứ giác ? Bài 7: Hình bên có hình tam giác. 3
  4. Bài 8. a. Hình bên có hình tứ giác b. Hình bên có hình tứ giác, hình tam giác c. Hình bên có hình tam giác d. Hình bên có hình chữ nhật C. Mức 3 Bài 1: > < = 1km 450m + 550m 37mm - 17mm 2cm 1dm 15cm + 12cm 4cm x 8 3dm 20cm 400mm : 2 35dm : 5 1m Bài 2: Tính 3 x 6 – 15 32 : 4 + 17 54 + 17 – 43 6 x 4 : 3 = 5 x 10 – 20 = 124 + 25 – 49 = Bài 3: Tìm x: x + 25 = 376 x - 30 = 125 x x 5 = 45 32 - x = 16 14 : x = 2 x : 4 = 3 100 – x = 35 + 15 x x 2 = 25 - 7 4 x x = 8 x 3 4
  5. Bài 4: > < = 47 . 30 + 9 32 + 29 . 60 542 500 + 42 100 + 50 150 248 200 + 80 900 + 99 .1000 Bài 5:Cho các số: 217; 301; 169; 500 a. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. b. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 6: Bể Thứ nhất chứa 234l nước, bể thứ hai chứa nhiều hơn bể thưa nhất 100l nước. Hỏi bể thứ hai chứa được bao nhiêu lít nước ? Bài 7: lớp 2A có 24 học sinh chia đều cho 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh ? Bài 8: Tính chu vi hình tứ giác ABCD. Biết độ dài các cạnh là: AB = 7cm ; BC = 5cm ; CD = 9cm; DA = 12cm. Bài 9: Tính chu vi hình tamgiác ABC. Biết độ dài các cạnh là: AB = 7cm ; BC = 1dm 5cm ; CD = 9cm Bài 10: Một người nuôi một đàn vịt. Sau khi người đó bán đi 3 chục con vịt thì số vịt còn lại bằng số vịt đã bán. Hỏi trước khi bán, người đó nuôi bao nhiêu con vịt ? D. Mức 4 Bài 1.Tìm một số biết rằng số đó nhân với số lớn nhất có một chữ số thì bằng18 Số cần tìm là: Bài 2.Tìm một số biết rằng số đó nhân với số lớn nhất có một chữ số thì bằng 27 Số cần tìm là: Bài 3.Tìm một số biết rằng số đó nhân với số lớn nhất có một chữ số thì bằng 36 Số cần tìm là: Bài 4.Tìm một số biết rằng số đó nhân với số lớn nhất có một chữ số thì bằng 45 Số cần tìm là: Bài 5. Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh: AB = 3dm, BC = 25cm, CA = 35cm 5
  6. Bài 6. Tìm số liền trước của số lớn nhất có hai chữ số khác nhau: Số cần tìm là: . Bài 7. Tìm số liền sau của số lớn nhất có ba chữ số : Số cần tìm là: . Bài 8. Tìm số liền trước của số bé nhất có hai chữ số khác nhau: Số cần tìm là: . Bài 9. Tìm số liền sau của số bé nhất có ba chữ số : Số cần tìm là: . Bài 10. Tìm số liền trước của số lớn nhất có hai chữ số : Số cần tìm là: . 6
  7. II. TIẾNG VIỆT * Nội dung kiến thức: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Tập làm văn: + Viết đoạn văn ngắn 4 - 5 câu theo yêu cầu + Nói lời đáp : 1. Đáp lời chia vui 2. Đáp lời khen ngợi 3. Đáp lời từ chối 4. Đáp lời an ủi - Luyện từ và câu: + Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Khi nào ? ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ? Như thế nào ? + Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa, Từ ngữ về chim chóc, Từ ngữ về muông thú, Từ ngữ về sông biển, Từ ngữ về cây cối, Từ ngữ về Bác Hồ, Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. + Dấu chấm, dấu phẩy. + Từ trái nghĩa. A. Tập làm văn * Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu : 1. Tả về một loài chim 2. Tả về Bác Hồ 3. Tả về một mùa em yêu thích (xuân, hè, thu, đông) 4. Tả về biển 5. Tả về cây cối 6. Tả về một loại quả 7. Kể ngắn về người thân * Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: a. Bạn chúc mừng em giành giải nhất trong cuộc thi học sinh giỏi. 7
  8. b. Em mặc đẹp được các bạn khen. c. Em sang nhà bạn mượn quả bóng. Bạn bảo: “ Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng”.” d. Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác.” B. Luyện từ và câu Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân dưới đây: a. Chủ nhật tới, em được về quê thăm ông bà. b. Chú mèo nhà em có bộ lông mềm mượt như nhung. c. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức. d. Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo. Bài 2: Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau: a. Sớm nắng chiều mưa. b. Yếu trâu còn hơn khỏe bò. c. Chết vinh còn hơn sống nhục. d. Bảy nổi ba chìm với nước non. e. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Bài 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây Quần áo sách vở được để gọn gàng. Giày dép mũ nón được để ngay ngắn. Trăng trên sông trên đồng trên làng quê tôi đã thấy nhiều. 8
  9. Chúng em luôn vâng lời ông bà cha mẹ. C. ĐỌC HIỂU Bài 1:Đọc thầm và làm bài tập Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo Đầu nguồn Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm Câu 1. Câu chuyện này kể về việc gì ? a. Bác Hồ rèn luyện thân thể. b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không. Câu 2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ? a.Dậy sớm, luyện tập b. Chạy, leo núi, tập thể dục c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh. Câu 3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau? a. Leo - Chạy b. Chịu đựng - rèn luyện c. Luyện tập - rèn luyện Câu 4 . Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ? a. Vì sao ? b. Để làm gì ? c. Khi nào ? 9
  10. Câu 5 . Bác Hồ tắm nước lạnh để làm gì ? Câu 6 . Em có suy nghĩ gì về việc luyện tập của Bác Hồ? Câu 7 . Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Bài 2: đọc thầm và làm bài tập Có những mùa đông Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm Câu 1: Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? a. Cào tuyết trong một trường học. b. Làm đầu bếp trong một quán ăn. c. Viết báo. d. làm thơ. Câu 2: Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. b. Để theo học đại học. c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. d. Để đi du lịch. Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì? a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. 10
  11. c. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước. Câu 4: Bộ phận được in đậm trong câu "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? a. Để làm gì ? b. Như thế nào? c. Bao giờ ? d. ở đâu ? Câu 5: a)Tìm 2 từ ca ngợi Bác Hồ . b) Đặt 1 câu với 1 từ em vừa tìm được. Bài 3: đọc thầm và làm bài tập Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm Câu1. Dòng nào nêu đúng những từ chỉ màu xanh khác nhau của sông Hương. a. xanh biếc, xanh lơ, xanh lam. b. xanh biếc, xanh thẳm, xanh ngắt. 11
  12. c. xanh thẳm, xanh biếc, xanh lơ. d. xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. Câu 2. Vào mùa hè, sông Hương có màu như thế nào ? a. dải lụa đào ửng hồng b. đỏ như gấc chín c. xanh man mát d. hồng như trái đào chín Câu 3.Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? a. Vì dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng. b. Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, không khí trở nên trong lành, không có tiếng ồn ào, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. c. Vì mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. . d. Vì sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Câu 4. Câu: “Dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng.” Thuộc kiểu câu gì ? a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ? d. Tất cả đều sai. Câu 5. Đặt một câu có từ “sông Hương” theo mẫu câu Ai thế nào? Câu 6. Bài văn ca ngợi điều gì? Bài 4: đọc thầm và làm bài tập Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi 12
  13. lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo Nguyễn Khắc Viện Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm Câu 1 : Nội dung chính của bài văn tả cái gì ? a. Tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa. Câu 2 : Tác giả cùng lũ bạn thường ngồi hóng mát dưới gốc đa vào buổi: a. Buổi chiều b. Buổi trưa c. Buổi sáng Câu 3 : Những từ ngữ nào trong bài cho biết cây đa đã sống rất lâu : a. Tác giả đã chơi dưới gốc đa lúc còn nhỏ. b. Cổ kính c. Nghìn năm d. Cả b, c đúng Câu 4 : Bộ phận in đậm, gạch chân trong câu : “ Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát” trả lời cho câu hỏi ? a. Làm gì ? b. Như thế nào ? c. Là gì ? d.Ở đâu? Câu 5: Bài văn ca ngợi điều gì? 13
  14. Bài 5: Đọc thầm và làm bài tập Chiếc áo rách Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm: 1. Khi các bạn đến thăm nhà thì thấy bạn Lan đang làm: a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. b. Lan đang học bài. c. Lan đi chơi bên hàng xóm. d. Lan xem mẹ gói bánh. 2. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm: a. Mua bánh giúp gia đình Lan. b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh. c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới. d. Góp tiền đưa cho Lan. 3. Mẹ Lan bán bánh ở: a. Ở chợ gần nhà. b. Ở chợ xa. c. Ở hiệu bánh. d. Ở trong siêu thị. 4. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? 5. Em có suy nghĩ gì về việc làm mua áo tặng Lan của cô giáo và các bạn ? 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 7 . Bộ phận in đậm trong câu: Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. trả lời cho câu hỏi: a. Vì sao ? b. Để làm gì ? c. Khi nào ? d. Ở đâu ? 14