Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

docx 15 trang thungat 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học 2017- 2018 Môn: Ngữ văn 7 A. KIẾN THỨC I. VĂN BẢN VĂN HỌC 1. Nội dung: a) Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. b) Văn bản trữ tình: - Ca dao, dân ca trữ tình: những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm. - Thơ trữ tình trung đại: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư. - Thơ trữ tình hiện đại: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa. c) Yêu cầu cần nắm: - Kiến thức về tác giả, khái niệm và đặc điểm các kiểu văn bản, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. - HS kẻ bảng thống kê kiến thức theo mẫu: TT Tác Tác Thể loại Phương thức Nội dung, ý Nghệ thuật phẩm giả biểu đạt nghĩa đặc sắc II. TIẾNG VIỆT 1. Kiến thức: a) Từ tiếng Việt: từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. b) Cụm từ tiếng Việt (cụm từ cố định): Thành ngữ. c) Phép tu từ: điệp ngữ, chơi chữ 2. Yêu cầu cần nắm: - Khái niệm, phân loại, cách sử dụng, tác dụng của các đơn vị kiến thức. - Vận dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào làm bài tập. III. TẬP LÀM VĂN 1. Kiêu bài: biểu cảm. 2. Yêu cầu: HS lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh.
  2. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ I. Văn bản văn học và tiếng Việt Dạng 1: Chỉ ra và chữa các lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau: a) Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. b) Chim sâu rất có ích cho nông dân mà nó diệt sâu phá hoại mù màng. c) Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã cho thấy nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. d) Nhờ nó không cẩn thận nên nó đã làm vỡ lọ hoa. Dạng 2: Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ trái nghĩa trong các ví dụ sau: a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. b) Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Dạng 3: Tìm và giải nghĩa thành ngữ Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các ví dụ sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương. a) Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặng ngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun kêu dế khóc. b) Bác sĩ bảo bệnh tình của anh ý nặng lắm. Nhưng phải cố gắng đến cùng, may còn có chút hi vọng. c) Thôi thì làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái, tôi xin nhận lỗi với các bác vì đã không dạy bảo cháu đến nơi đến chốn. d) Ông ta giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì mà rất keo kiệt, chẳng giúp đỡ ai. Dạng 4: Viết đoạn văn cảm thụ văn học a) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông bố của En-ri-cô, trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy (gạch chân và chú thích rõ). b) Từ bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (gạch chân và chú thích rõ).
  3. Dạng 5: Bài tập tổng hợp dạng trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: (1) Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. (2) Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. (3) Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. (4) Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. (5) Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.” (Sách Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? A. Cổng trường mở ra – Lí Lan C. Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài B. Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi D. Tinh thần yêu nước – Hồ Chí Minh Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3: Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên là từ nào dưới đây? A. Cầu xin B. Dấu vết C. Bội bạc D. Tha thiết Câu 4: Từ ghép chính phụ được sử dụng trong đoạn văn trên là từ nào dưới đây? A. Thành khẩn B. Cầu xin C. Dấu vết D. Vui lòng Câu 5: Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ được dùng trong đoạn văn trên? A. Một lời nói nặng. B. Sự thành khẩn trong lòng. C. Vong ân bội nghĩa. D. Niềm hi vọng tha thiết. Dạng 6: Bài tập tổng hợp dạng tự luận: Cho những câu thơ sau: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc (Ngữ văn 7, tập 1) a. Ghi lại 4 câu thơ tiếp theo của những câu thơ trên. b. Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? c. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? d. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. II. Tập làm văn
  4. Đề 1: Cảm nghĩ của em về một món đồ chơi mà em yêu thích. Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người thầy (cô giáo). Đề 3: Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đề 4: Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 7 GỢI Ý LÀM BÀI: I. Văn bản văn học và Tiếng Việt Dạng 1: Chỉ ra và chữa các lỗi sai về quan hệ từ trong các câu sau: a.Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. -Thiếu QHT thêm QHT “để’: Đừng nên nhìn hình thức để đánh giá kẻ khác. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân mà nó diệt sâu phá hoại mù màng. - Dùng QHT không thích hợp về nghĩa thay QHT “ mà ” bằng QHT “ vì ” c.Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã cho thấy nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. - Thừa QHT “Qua” Bỏ QHT “Qua” d.Nhờ nó không cẩn thận nên nó đã làm vỡ lọ hoa. - Dùng QHT không thích hợp về nghĩa Thay QHT “ Nhờ” bằng QHT “vì” hoặc “ tại ” Dạng 2: Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ trái nghĩa trong các ví dụ sau: a. Chìm > < nát
  5. Tạo phép đối, gây ấn tượng mạnh về thân phận bâp bênh, vô định, bị phụ thuộc, không có quyền tự quyết của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam xưa. b. Trẻ > < trở lại Tạo phép đối, xây dựng hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh về tình yêu quê hương của tác giả. Dạng 3: Tìm và giải nghĩa thành ngữ Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các ví dụ sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương. a. đồng ruộng mênh mông và vắng lặng : đồng không mông quạnh b. phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát. c. làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang d. giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì : giàu nứt đố, đổ vách. Dạng 4: Viết đoạn văn cảm thụ văn học a) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông bố của En-ri-cô. Hướng dẫn: Một số ý cần đạt -Là người thấu hiểu những vất vả, hi sinh của vợ yêu quý, trân trọng vợ không chấp nhận việc con trai có lỗi với vợ. -Là người yêu thương con, luôn mong muốn con trưởng thành, trở thành người hiếu nghĩa - Luôn quan tâm mọi cử chỉ, hành động, thái độ của con để kịp thời uốn nắn. -Kiên quyết và nghiêm khắc. -Có cách giáo dục con rất độc đáo và hiệu quả. b) Từ bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Hướng dẫn: Một số ý cần đạt -Là những người phụ nữ xinh đẹp: nước da trắng trẻo, thân hình tròn trịa, đầy đặn -Phẩm chất: thủy chung, son sắt - Thân phận cuộc đời: bấp bênh, chìm nổi, bị phụ thuộc, không có quyền tự mình quyết định số phận, hạnh phúc Dạng 5: Bài tập tổng hợp dạng trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra:
  6. (1) Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. (2) Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. (3) Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. (4) Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. (5) Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.” (Sách Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? B.Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? B.Biểu cảm Câu 3: Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên là từ nào dưới đây? D.Tha thiết Câu 4: Từ ghép chính phụ được sử dụng trong đoạn văn trên là từ nào dưới đây? D.Vui lòng Câu 5: Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ được dùng trong đoạn văn trên? C.Vong ân bội nghĩa. Dạng 6: Bài tập tổng hợp dạng tự luận: Cho những câu thơ sau: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc (Ngữ văn 7, tập 1) a.Ghi lại 4 câu thơ tiếp theo của những câu thơ trên. HS tự làm b.Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? HS tự làm c.Nội dung chính của đoạn thơ trên: tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, thôi thúc, giục giã, là động lực chiến đấu của người cháu – người chiến sĩ trong hiện tại. d. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ : điệp từ ‘‘ Vì ’’ nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa chiến đấu của người chiến sĩ II. Tập làm văn: HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Đề 1: Cảm nghĩ của em về một món đồ chơi mà em yêu thích.
  7. a. MB: Giới thiệu được món đồ chơi yêu thích và lí do vì sao có nó? b. TB: Cảm nghĩ của bản thân về món đồ chơi đó. (kết hợp biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp thông qua việc miêu tả những đặc điểm nổi bật, gợi cảm, kể lại những kỉ niệm gắn bó với món đồ chơi đó ) c. KB: Vai trò, ý nghĩa của món đồ chơi đó đối với cuộc sống của mình. Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người thầy ( cô giáo). a. MB: Giới thiệu về người thầy (cô giáo) đó là ai? Cảm nghĩ chung về thầy (cô) đó. b. TB: Cảm nghĩ của bản thân về người thầy (cô) (kết hợp biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp thông qua việc miêu tả những đặc điểm nổi bật, gợi cảm, kể lại những kỉ niệm gắn bó với thầy cô ) c. KB: Vai trò, ý nghĩa của thầy (cô) đó trong cuộc sống của mình. Đề 3: Cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan a. MB:- Giới thiệu chung về bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. - Ấn tượng chung về bài thơ. b. TB: trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của bài thơ (cái hay, cái đẹp về mặt sử dụng ngôn từ). Cảm nghĩ về 2 câu đề - Suy ngẫm về thời gian: xế tà ( chiều tà) gợi buồn, nhớ, dễ bộc lộ tâm sự - Suy ngẫm về cảnh vật, không gian: điểm nhìn từ trên cao, tầm nhìn gần thấy cảnh đèo cao, heo hút, hoang sơ với cỏ cây, hoa lá chen chúc nhau sống trên đá - Điệp từ “chen”: gợi vẻ hoang dại, rậm rạp Cảm nghĩ về 2 câu thực - Suy ngẫm về cảnh vật, không gian: điểm nhìn trên cao, phóng tầm mắt ra xa thấy cảnh thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn thưa thớt, tiêu điều, hoang vắng - Phép đối; Từ láy tượng hình; Đảo ngữ - Nhấn mạnh cuộc sống tiêu điều, thưa thớt, vắng vẻ nơi đèo cao heo hút Cảm nghĩ về 2 câu luận - Suy ngẫm về cảnh : âm thanh của tiếng chim cuốc, chim đa đa vẳng kêu nghe da diết, khắc khoải - suy ngẫm về tâm trạng nhân vật trữ tình: kín đáo bộc lộ tâm sự nhớ nước, thương nhà, hoài niệm về quá khứ của dân tộc. Cảm nghĩ về 2 câu kết - Suy ngẫm về cảnh và tình: cảnh mênh mông, bao la, rợn ngợp của “trời, non, nước” đối lập với “một mảnh tình riêng” gợi sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi - Cụm từ “ta với ta” : c. KB: Cảm nhận về giá trị, ý nghĩa của bài thơ. Đề 4: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh. a. MB:- Giới thiệu chung về bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. - Ấn tượng chung về bài thơ. b. TB: trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện của bài thơ. Suy ngẫm về 2 câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc
  8. - Suy ngẫm về âm thanh của tiếng suối: + được so sánh với tiếng hát của con người trong trẻo, trẻ trung, tràn đầy sức sống, thiên nhiên gần gũi với con người + Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh mịch lại càng thêm tĩnh mịch - Tưởng tượng ra cảnh được miêu tả trong câu thơ thứ 2: + ánh trăng trên cao trùm lên tán cây cổ thụ, bao phủ lên mặt đất, xuyên qua từng khóm hoa, kẽ lá, in hình lên mặt đất như thêu như dệt + điệp từ “lồng” sự đan xen, hòa quyện, giao hòa, quấn quýt nhịp nhàng của thiên nhiên Suy ngẫm về 2 câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ - Suy ngẫm về cảnh: cảnh đẹp như một bức tranh vẽ sinh động, có âm thanh, có màu sắc, đường nét, hình khối - Suy ngẫm về tâm trạng của nhân vật trữ tình: điệp từ “chưa ngủ” tâm trạng thao thức,trăn trở - Suy ngẫm về lí do khiến “Người chưa ngủ” + Cảnh thiên nhiên đẹp làm rung động hồn người, không ngủ vì say ngắm vẻ đẹp thiên nhiên tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên. + “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”: trực tiếp bộc lộ tâm trạng lo lắng cho tương lai, vận mệnh đất nước . c. KB: Cảm nhận về giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
  9. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học : 2017 - 2018 Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/12/2017 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Kiểm tra những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài kiểm tra tổng hợp. - Rèn kĩ năng trình bày khoa học, rõ ràng. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực thẩm mĩ. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ; đọc – hiểu văn bản; cảm thụ; tạo lập văn bản. II. Ma trận đề: Thông Vận dụng hiểu Vận dụng cao Câu Nội dung Nhận biết Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Tác giả/ Tác phẩm 0.5đ 0.5đ 2 Phương thức biểu đạt 0.5đ 0.5đ TN 3 Từ ghép/ Từ láy 0.5đ 0.5đ 4 Thành ngữ/ Điệp ngữ 0.5đ 0.5đ 1a Thuộc thơ 1đ 1đ 1b Nghệ thuật đặc sắc 0.5đ 0.5đ 1đ TL 1c Liên hệ 1đ 1đ 2 Văn biểu cảm về 3đ 2đ 5đ tác phẩm văn học Tổng 2đ 1.5đ 3.5đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ 35% 35% 20% 10% 100% III. Nội dung đề kiểm tra (đính kèm trang sau). IV. Đáp án – biểu điểm ( đính kèm trang sau).
  10. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 – 2018 Môn: Ngữ Văn 7 Đề số 1 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/12/2017 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: “Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. ( Ngữ văn 7 – tập 1) Câu 1: Tác giả, tác phẩm của đoạn trích trên là: A. Lí Lan – Cổng trường mở ra. B. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi – Mẹ tôi. C. Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê. D. Thạch Lam – Một thứ quà của lúa non: Cốm. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 3: Từ ghép đẳng lập được sử dụng trong đoạn văn trên là : A. Xem xét. B. Sai lầm. C. Gặp gỡ. D. Cô giáo. Câu 4: Nghĩa của phần in đậm trong câu “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” tương ứng với thành ngữ: A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. B. Sai một li đi một dặm. C. Bút sa gà chết. D. Con dại cái mang. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Đọc những câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) e. Ghi lại 4 câu thơ tiếp theo của những câu thơ trên. f. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. g. Người cháu trong đoạn thơ trên đã cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Còn em, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước trong cuộc sống hiện tại và tương lai? Câu 2: ( 5 điểm ) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh.
  11. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề số 1 Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/12/2017 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B A,B B ( Chú ý: Những câu nhiều đáp án, học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án đều không được điểm.) II. Tự luận( 8.0 điểm) Biểu Câu Nội dung trả lời điểm a. Chép lại chính xác 4 câu thơ . 1đ b. - Điệp từ ‘‘ Vì ’’. 0.5đ - Tác dụng: 0.5đ 1 + Nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa chiến đấu của người chiến sĩ. + Tạo âm điệu nhịp nhàng cho câu thơ. c. Một số việc học sinh có thể làm: học tập, rèn luyện tốt trong hiện tại để tương lai trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và 1đ phát triển đất nước 2 1. HƯỚNG DẪN CHẤM HS có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: d. MB: Giới thiệu chung về bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài 0.5đ thơ. e. TB: - Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu: Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc. + Suy ngẫm về âm thanh của tiếng suối. + Tưởng tượng và suy ngẫm về cảnh được miêu tả trong câu thơ thứ hai. 4đ - Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ. + Suy ngẫm về tâm trạng của nhà thơ: điệp từ “chưa ngủ” + Suy ngẫm về lí do khiến “Người chưa ngủ”: Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, lãng mạn, yêu thiên nhiên; lo lắng cho tương lai, vận mệnh của dân tộc. c. KB: Cảm nhận về giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 0.5đ
  12. 2. BIỂU ĐIỂM - Điểm 4- 5: + Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. + Sử dụng các phương pháp biểu cảm hợp lí. + Trình bày đủ ý, rõ các phần, các ý. Hành văn gọn sáng, có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự để biểu cảm, có những đoạn văn hay nổi bật. - Điểm 3 + Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài. + Có bố cục rõ ràng. + Sử dụng các phương pháp biểu cảm nhưng chưa triệt để. - Điểm 2 + Bố cục đủ 3 phần. + Đúng kiểu bài bài nhưng trình tự sắp xếp các ý chưa hợp lí. - Điểm 1 + Bố cục chưa rõ ràng, đôi chỗ chưa đúng đặc trưng của kiểu bài biểu cảm. + Thiếu nhiều ý, chữ xấu, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: Không làm được bài. BGH DUYỆT TỔ NHÓM CM NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Nguyễn Thị Thu Huyền
  13. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNGNăm học THCS2017- 2018 THANH AM ĐÁP Môn:ÁN- BIỂU Ngữ Văn ĐIỂM 7 ĐỀ KIỂM NămĐề học: số 2 2017- 2018 Thời gianTRA : HỌC90 phút. KÌ I Ngày thi: 7/12/2017. I.Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: “Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” (Sách Ngữ Văn 7, tập 1) Câu 1: Tác giả, tác phẩm của đoạn trích trên là : A. Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài. B. Cổng trường mở ra- Lí Lan. C. Mẹ tôi- Ét- môn- đô đơ A- mi- xi. D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là : A. Tự sự B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 3: Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên là từ nào dưới đây: A. Mảnh mai B. Dịu dàng C. Đón em D. Trò chuyện Câu 4: Điệp ngữ được sử dụng trong câu đoạn văn trên là: A. Chúng tôi B. Tôi C. Một giấc mơ D. Em II.Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Đọc những câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ Quốc (Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh). a. Chép lại chính xác 4 câu thơ tiếp theo của đoạn thơ trên. b . Nội dung chính cảu đoạn thơ trên là gì? c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. d. Người cháu trong đoạn thơ vừa chép đã cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ quê hương, xóm làng, bảo vệ những gì gần gũi thân thuộc nhất. Còn em, em đã làm gì để thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước trong cuộc sông hiện tại và tương lai. Câu 2: (5 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
  14. Đề số 2. Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian : 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B A, B C (Chú ý: Câu có hai đáp án học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án đều không được điểm) II.Tự luận: ( 8 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm 1 a. Chép lại chính xác 4 câu thơ . 1 điểm b. Nội dung chính của đoạn thơ : ý nghĩa của tiếng gà trưa trong 0,5 điểm cuộc chiến đấu hiện tại của người cháu (tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, thôi thúc, giục giã, là động lực, mục đích 0,5 điểm chiến đấu của người cháu – người chiến sĩ trong hiện tại). c. Điệp từ ‘‘ Vì ’’ nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa chiến đấu của người chiến sĩ 0,5 điểm d. Một số việc em có thể làm: học tập, rèn luyện tốt trong hiện tại để tương lai trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng 0,5 điểm và phát triển đất nước . - Hình thức: một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt 2 mạch lạc - Nội dung: trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung, hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). -Dàn bài gợi ý: a.MB: - Giới thiệu chung về bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. 0,5 điểm - Ấn tượng chung về bài thơ. b.TB: - Trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm về nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của bài thơ . - Cảm nghĩ về 2 câu đề + Thời gian: xế tà ( chiều tà) gợi buồn, nhớ, dễ bộc lộ tâm sự 0,5 điểm + Cảnh vật, không gian: + Điểm nhìn từ trên cao, tầm nhìn gần thấy cảnh đèo cao, heo hút, 0,5 điểm hoang sơ + Điệp từ “chen”: gợi vẻ hoang dại, rậm rạp -Cảm nghĩ về 2 câu thực + Phép đối, đảo ngữ, từ láy tượng hình, lượng từ “vài” , “ mấy” 0,5 điểm Nhấn mạnh cuộc sống tiêu điều, thưa thớt, vắng vẻ nơi đèo cao 0,5 điểm heo hút
  15. -Cảm nghĩ về 2 câu luận + Âm thanh của tiếng chim cuốc, chim đa đa nghe da diết, khắc 0,5 điểm khoải 0,5 điểm + Tâm trạng nhân vật: nhớ nước, thương nhà, hoài niệm về quá khứ của dân tộc. 0,5 điểm -Cảm nghĩ về 2 câu kết + Suy ngẫm về cảnh và tình: cảnh mênh mông, bao la, rợn ngợp của “trời, non, nước” đối lập với “một mảnh tình riêng” gợi sự 0,5 điểm nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi + Cụm từ “ta với ta” : một mình đối diện với chính mình, cô đơn lại càng cô đơn c.KB: Cảm nhận về giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 0,5 điểm BGH kí duyệt Tổ nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Âu Thị Thùy Dung Đặng Thị Thu Huyền