Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Các biện pháp tu từ

docx 10 trang thungat 9270
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_on_tap_ngu_van_lop_7_cac_bien_phap_tu_tu.docx

Nội dung text: Chuyên đề ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Các biện pháp tu từ

  1. CHUYÊN ĐỀ 7: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ A. Kiến thức cơ bản I. Điệp ngữ 1. Khái niệm - Điệp ngữ là lặp đi lặp lại những từ ngữ nhằm nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh Câu: Tiếng gà trưa a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh Vd: Từ, cụm từ: Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng xuống cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lá tốt,vấn vương tơ tằm b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê VD: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Có bão tháng bẩy
  2. Có mưa tháng ba (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa) Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bo c) Lặp từ, cụm từ,cả câu nhằm tạo sự khẳng định VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể 2. Các dạng điệp ngữ - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp) - Điệp ngữ cách quãng 3. Bài tập Bài 1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ * Một số ví dụ tiêu biểu: a) Nếu chúng mình có phép lạ Tha hồ hái chén ngọt lành
  3. Nếu chúng mình có phép lạ Đứa thì ngồi lái máy bay Nếu chúng mình có phép lạ Mãi mãi không còn mùa đông. ( Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải) b) Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Có con bướm trắng lượn vòng Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời ( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu) c) Ai dậy sớm Đi ra đồng Có vừng đông Đang chờ đón Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón
  4. Bài 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy - Bài tập ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?) a) Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người (Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu) b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách) c) Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
  5. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng (Đi cấy – Ca dao) - > Sau đây là kết quả bài làm của một số em a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó. c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng. Bài 2 : Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ :
  6. a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh: rất non tơ của đồng lúa, thật đậm đà của bãi ngô, đến mượt mà của thảm cỏ. b) Hoa hồng gần, hoa huệ xa, hoa nhài đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn. Bài 4 : Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc: a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi. - > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi. b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! - > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn! c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở. - > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở. Bài 5:Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ - Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ + Đoạn văn tả cây ăn quả: “ Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. »
  7. + Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè : « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. » Bài 6. Chỉ ra điệp ngữ và dạng điệp ngữ a, Mưa rả rich đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, hung tợn hơn. b, Lắng nghe, lắng nghe Rì rào khúc hát Bốn mùa tiếng tre c, Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh d, Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyen qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống sông Đà. Mùa xuân dòng sông ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh cam hến của sông Gâm, sông Lô Bài 7. Tìm 1 đoạn thơ (bài thơ, bài ca dao) ngoài SGK có sử dụng điệp ngữ
  8. II. Chơi chữ 1. Khái niệm - Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về nghĩa, về âm để tạo nên cách hiểu bất ngờ, thú vị. Vd: Con mèo nằm trên mái kèo ( nói lái ) 2. Các lối chơi chữ - Dùng từ ngữ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa - Dùng lối nói trại âm (gần âm) - Dùng cách điệp âm - Dùng lối nói lái 3. Luyện tập Bài 1. Phát hiện phép chơi chữ. Chỉ rõ qua từ ngữ và nêu tác dụng: a. Nước chảy riu riu, Lục bình trôi ríu ríu; Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương. Duyên trúc trắc, nợ trục trặc; Thiếp với chàng bất đắc vãng lai. Sàng sàng lệ nhỏ càng mai Dẫu không thành đường chồng vợ, cũng nhớ hoài nghĩa xưa - Riu riu, ríu ríu, xíu / trúc trắc, trục trặc, bất đắc ; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp.
  9. b. Duyên duyên ý ý tình tình Đây đây đó đó tình tình ta ta Năm năm tháng tháng ngày ngày Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai. - Tuy hai dòng đầu phụ âm Đ - được điệp trong bốn âm tiết ( sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ ), phụ âm T được điệp trong sáu âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đặn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết ( trong đó chữ Tình được điệp 4 lần, thành ra chỉ còn lại 13, ở đây mỗi âm tiết đồng thời là một từ ). Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi, bức xúc của người nói. c. Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp? Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang? Một trăm thứ than, than chi không ai quạt? Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua? Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp; Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang; Một trăm thứ than, than thân không ai quạt; Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua: Trai nam nhi đà đối đặng, gái bốn mùa tính răng ? d. Em hỏi anh Trong các thứ dầu, có dầu chi là dầu không thắp? Trong các thứ bắp, có bắp chi là bắp ko rang? Trong các thứ than, có than chi là than ko quạt? Trong các thứ bạc, có bạc chi ko đổi ko mua? Trai nam nhơn chàng đối được mới rõ ai thua phen này? Trong các thứ dầu, có nắng dãi mưa dầu là dầu ko thắp;
  10. Trong các thứ bắp, có bắp mồm bắp miệng là bắp ko rang; Trong các thứ than, có than hỡi than hời là than ko quạt; Trong các thứ bạc, có bạc tình bạc nghĩa là bạc ko đổi ko mua; Trai nam nhơn vừa đối đặng, hỏi thiếp vừa tính sao? - Những từ cùng âm, làm cho điệu hò có vần có điệu. Bài 2. Chỉ rõ lối chơi chữ trong bài thơ: Khóc Tổng Cóc (Hồ Xuân Hương) Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn trùng khôn chuộc dấu bôi vôi Bài 3. Lấy ví dụ về các lối chơi chữ a. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa b. Dùng lối nói lái KÍ DUYỆT CỦA BGH Ngày tháng năm 2018