Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2017- 2018 MÔN: SINH HỌC 7 A. Nội dung ôn tập: I. Lý thuyết Câu 1: a. Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa gì? b. Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào da hoặc mang cá? Câu 2: Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? Câu 3: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. chúng ta có thể sử dụng giun đất để xử lí chất thải hữu cơ như phân gia súc, lá cây, được không, tại sao ? Câu 4: a, Phân biệt hô hấp ở châu chấu và tôm. b, Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm có ý nghĩa gì trong đời sống của tôm? Câu 5. Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trưởng thành? Câu 6: Châu chấu có lợi hay có hại cho nông nghiệp, biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường . Câu 7: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào? II. Thực hành Trình bày các bước tiến hành mổ giun đất. B. Gợi ý trả lời: Vận dụng kiến thức đã học trong các bài sau: I. Lý thuyết Câu 1, 2: Bài 18: Trai sông Câu 3: Phần Dinh dưỡng của bài Giun đất. Câu 4: a. Hô hấp của tôm và châu chấu Câu 4b, câu 7: Bài 22: Tôm sông Câu 5: Bài 26: Châu chấu Câu 6: Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. II. Thực hành: Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM Gîi ý tr¶ lêi Năm học 2017- 2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 I. Lý thuyết Câu 1: a. Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. Thêm nữa ở đây rất giàu dưỡng khí và thức ăn. b. Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì thế ấu trùng bám vào da hoặc mang cá để di chuyển tới nơi xa. Đây là hình thức thích nghi phát tán nòi giống. Câu 2: Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy thức ăn nên ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn động ở cơ thể trai, sò. Câu 3: - Chúng ta có thể sử dụng giun đất để xử lí các loại chất thải như phân gia súc, lá cây vì chúng là thức ăn của giun. Câu 4: a. Phân biệt hô hấp ở tôm và châu chấu Châu chấu Tôm - Hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, - Hô hấp bằng mang sau đó phân nhánh nhiều lần đến các tế bào b. Lớp vỏ kitin giàu canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với màu của môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù. Câu 5: Châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trỏ thành hình dạng trưởng thành được vì lớp vỏ của chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng. Câu 6: - Châu chấu có hại cho nông nghiệp vì châu chấu phàm ăn, nhất là ăn lá,chồi non và ngọn cây nên chúng gây hại cây cối ghê gớm. - Các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn với môi trường: + Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại + Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn như thuốc vi sinh vật, + Dùng biện pháp vật lí, cơ giới để diệt các sâu bọ có hại + Sử dụng các loài thiên địch, Câu 7: Dựa vào khả năng khứu giác phát triển của tôm người dân địa phương em thường dùng thính để đánh bắt tôm vì thính có mùi thơm lan tỏa đi rất xa nên thu hút tôm đến chỗ câu hay chỗ cất vó tôm. II. Thực hành Các bước tiến hành mổ giun đất: - Xác định mặt lưng, bụng của giun.
  3. - Mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng . Tuy nhiên để chính xác phải tìm được các lỗ sinh dục ở mặt bụng. - Tiến hành mổ giun đất : -B1: Đặt giun đất nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 dinh ghim. -B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. -B3: Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cỏ thể. -B4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu. - Lưu ý: Khi mổ giun đất ta mổ ở mặt lưng vì hệ thần kinh nằm ở mặt bụng nên không mổ mặt bụng. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc