Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: SINH HỌC LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Câu 1 ( 3 điểm ): Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất. 1. Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống là đặc điểm của ngành nào? A. Ruột khoang. B. Động vật nguyên sinh. C. Giun dẹp. D. Thân mềm. 2. Loài nào có khung xương bất động và có tổ chức cơ thê theo kiểu tập đoàn ? A. Thủy tức. B. Sứa. C. Hải quỳ. D. San hô 3. Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của ngành giun tròn? A. Sán lông, sán lá gan, sán bã trầu, sán dây. B. Sán bã trầu, giun đũa, giun kim, giun móc câu. C. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi. D. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. 4. Những động vật nào thuộc ngành thân mềm. A. Sò, mực, hến, trai. B. Sò, mực, hến, C.Trai, sò, hầu, cua. D. Trai, sò, hầu, chân tôm. kiếm. 5. Cơ thể tôm gồm. A. 3 phần: Đầu, ngực, bụng. B. 2 phần: Đầu ngực và phần bụng. C. 4 phần: Đầu, ngực, bụng, đuôi. D. 5 phần: Râu, đầu, ngực, bụng, đuôi. 6. Người ta xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm vì. A. Thân mềm có khoang áo B. Thân mềm có tầng keo C. Thân mềm có vỏ đá vôi D. Thân mềm mất đối xứng. Câu 2( 1 điểm) : Hãy xác định các câu sau là đúng hay sai rồi điều vào ô trống. TT Câu dẫn Đúng/sai (Đ/S) 1 Nhiệt độ cơ thể cá chép ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. 2 Khi bơi cá uấn mình, khúc đuôi mang vây đuôi đẩy nước làm cá tiến lên phía trước. 3 Vây chẵn gồm vây ngực và vây hậu môn. 4 Ở cá chép, hệ thần kinh hình ống gồm não bộ(trong hộp sọ) và tủy sống (trong cung đốt sống) II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1:( 2,0 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh? Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội? Câu 3: ( 2,0 điểm) Ý nghĩa lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm? Dựa vào đặc điểm nào của tôm mà người dân địa phương thường đánh bắt, bẫy tôm theo cách nào? HẾT (Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC, LỚP 7 I. Phần trắc nghiệm Câu 1: ( 3 điểm mỗi ý đúng 0.5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D D A B C Câu 2: (Mối câu đúng được 0,25 điểm) TT Câu dẫn Đúng/sai (Đ/S) 1 Nhiệt độ cơ thể cá chép ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Sai 2 Khi bơi cá uấn mình, khúc đuôi mang vây đuôi đẩy nước làm cá tiến lên phía Đúng trước. 3 Cá chép có bóng hơi thông với thực quản bằng nhiều ống ngắn giúp cá chìm nổi Sai trong nước dễ dàng. 4 Ở cá chép, hệ thần kinh hình ống gồm não bộ(trong hộp sọ) và tủy sống (trong Đúng cung đốt sống) II. Phần tự luận ( 7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: 2,0 - Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. 0,5 điểm - Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. 0,5 - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. 0,5 - Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hoặc tiêu giảm. 0,5 Câu 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài của Sự thích nghi với đời sống 2,0 cá chép bơi lội. điểm Thân thon dài, đầu nhọn gắn Giảm sức cản của nước. 0,25 chặt với thân. Mắt không có mí, màng mắt Màng mắt không bị kho 0,5 tiếp xúc với môi trường nước. Vảy cá có da bao bọc, trong Giảm sự ma sát giữa da cá với da có nhiều tuyến tiết chất môi trường nước. 0,5 nhày. Sự sắp xếp vảy cá trên thân Giúp thân cá cử động dễ dàng khớp với nhau như ngói lợp. theo chiều ngang. 0,5 Vây cá có các tia vây được Có vai trò như bơi chèo. căng bởi da mỏng khớp động 0,25 với thân.
  3. Câu 3 - Ý nghĩa lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm: 2,0 + Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ điểm quan bên trong, là chỗ bám cho hệ cơ phát triển. 0,5 + Nhờ sắc tố vỏ cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù. 0,5 + Tôm có đôi râu nhạy cảm có thể nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa nên thường đánh bắt , bẫy tôm bằng mồi có mùi 0,5 thính thơm. 0,5 + Mắt tôm rất tinh nên khi bẫy tôm ban đêm thường dùng ánh sáng. Tổng 10 điểm