Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am

docx 3 trang thungat 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 MÔN: SINH HỌC 7 A. Nội dung ôn tập: I. Trắc nghiệm: - Ôn tập kiến thức các chương: Ngành thân mềm, Ngành chân khớp II. Tự luận: Câu 1: Nêu các bước chăng lưới và bắt mồi của nhện? Câu 2: Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm có ý nghĩa gì trong đời sống của tôm? Câu 3: Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trưởng thành? Câu 4: Phân biệt hô hấp ở châu chấu và tôm. Câu 5: Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? Câu 6: Vì sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? B. Gợi ý trả lời: Câu 1: Bài 25: Nhện – Đa dạng và đặc điểm chung lớp hình nhện Câu 2: Bài 22: Tôm sông Câu 3: Bài 26: Châu chấu Câu 4: Bài 22: Tôm sông; Bài 26: Châu chấu Câu 5: Bài 18: Trai sông Câu 6: Bài 18: Trai sông BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Thái Thị Thu Mơ
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM Gîi ý tr¶ lêi Năm học 2018 - 2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 II. Tự luận: Câu 1: Nêu các bước chăng lưới và bắt mồi của nhện? Tập tính chăng lưới: Tập tính bắt mồi: - Chăng dây tơ khung - Nhện ngoạm chặt con mồi, chích nọc độc - Chăng dây tơ phóng xạ, - Treo rồi trói chặt con mồi vào lưới - Chăng các sợi tơ vòng - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi - Chờ mồi. - Hút dịch lỏng từ con mồi. Câu 2: Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm có ý nghĩa gì trong đời sống của tôm? - Lớp vỏ kitin giàu canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với màu của môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù. Câu 3: Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trưởng thành? - Châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới trỏ thành hình dạng trưởng thành được vì lớp vỏ của chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng. Câu 4: Phân biệt hô hấp ở châu chấu và tôm. Châu chấu Tôm - Hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, - Hô hấp bằng mang sau đó phân nhánh nhiều lần đến các tế bào Câu 5: Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy thức ăn nên ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn động ở cơ thể trai, sò. Câu 6: Vì sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? - Vì trong giai đoạn trai trưởng thành, có giai đoạn ấu trùng trai bám vào mang cá để được bảo vệ phát tán đi xa => Thả cá vào ao, trong mang cá có ấu trùng trai, sau đó phát triển thành trai trưởng thành nên sau một trời gian ta thấy xuất hiện trai. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Thái Thị Thu Mơ