Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

docx 3 trang thungat 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2017 -2018 MÔN : SINH HỌC 9 A. Nội dung ôn tập: I. Lý thuyết Câu 1: So sánh phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái. Câu 2 : Phân biệt ARN và ADN về số mạch đơn, các loại đơn phân. Câu 3: Cho lai giống cà chua quả tròn thuần chủng với giống cà chua quả dài. F1 toàn quả tròn. Hãy viết sơ đồ lai. Biết tính trạng hình dạng quả chỉ do một nhân tố di truyền quyết định. Câu 4 : Phân biệt NST thường và NST giới tính. Câu 5: Đột biến gen là gì . Có những dạng đột biến gen nào. Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật. Câu 6: Người ta muốn tạo ra thể tứ bội 4n bằng dung dịch Cônsixin ở hai loài sau: củ cải 2n = 18 và bò 2n = 60. Loài nào gây đa bội không thành công? Vì sao? II. Thực hành: Trình bày các bước lắp giáp mô hình ADN. B. Gợi ý trả lời I. Lý thuyết Câu 1: Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh Câu 2: Dựa vào cấu tạo phân tử ADN và ARN Câu 3: - Xác định tính trạng trội, lặn - Quy ước gen - Vẽ sơ đồ lai. Câu 4: Bài 8: Nhiễm sắc thể Bài 12: Cơ chế xác định giới tính Câu 5: Bài 21: Đột biến gen Câu 6: Bài 24: Đột biến số lượng NST II. Thực hành: Bài 20: Quan sát và lắp mô hình phân tử ADN BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học: 2017 -2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN : SINH HỌC 9 Câu 1 * Giống nhau: - Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn nguyên bào và tinh nguyên bào - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử. * Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể -Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh cực thứ nhất, noãn bào bậc 2. bào bậc 2. - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho cực thứ 2, 1 tế bào trứng. 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng. - Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 -Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 thể cực và 1 tế bào. tinh tử phát triển thành 4 tinh trùng Câu 2: Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A, U, G, X. A, T, G, X Câu 3: Câu 3: - Xác định tính trạng trội, lặn Vì F1 thu được toàn cây cà chua quả tròn nên tính trạng quả tròn là tính trạng trội, quả dài là tính trạng lặn. - Quy ước gen: A: quả tròn A: quả dài - Vẽ sơ đồ lai. P tc: AA x aa G: A a F1: KG Aa KH 100% quả tròn
  3. Câu 4: NST giới tính NST thường - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong lưỡng bội. tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) - Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng. hoặc không tương đồng (XY). - Chủ yếu mang gen quy định giới tính - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. của cơ thể. Câu 5: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit. Có 4 dạng đột biến gen là: mất, thêm, đảo, thay thế 1 hoặc 1 số cặp Nucleotit. Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì: - Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Câu 6: Loài nào gây đa bội không thành công là loài bò vì ở động vật bậc cao, các thể đa bội không sống được do tính nhạy cảm của hệ thần kinh và bị rối loạn sinh sản. II. Thực hành: * Các bước lắp giáp mô hình AND. - Lắp một mạch hoàn chỉnh trước, đi từ chân đế lên: lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lý. - Lắp mạch hai phải theo đúng NTBS và có chiều cong tương ứng, đều đặn với đoạn mạch 1. - Khi lắp xong mô hình cần kiểm tra lại về: + Chiều xoắn của 2 mạch + Số cặp Nucleotit của mỗi chu kì xoắn + Sự liên kết thành cặp theo NTBS giữa các Nucleotit. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Ngọc