Đề cương ôn tập học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9

doc 7 trang thungat 4910
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 1. Giới hạn sinh thái là gì? Sinh vật sinh trưởng và phát triển như thế nào khi sống trong và ngoài giới hạn sinh thái? - GHST là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ở đó có giới hạn trên, giới hạn dưới và khoảng thuận lợi. - Khi sống trong khoảng thuận lợi SV sinh trưởng và phát triển tốt. - Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong GHST SV sẽ sinh trưởng, phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu với những yếu tố bất lợi từ môi trường. - Khi sống ngoài giới hạn sinh thái SV sẽ yếu dần và chết. Câu 2. Hiểu biết về GHST được con người ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi? Ảnh hưởng của GHST tới sự phân bố của các loài trong tự nhiên? * Hiểu biết về GHST sẽ được ứng dụng: - Khi nhập giống vật nuôi cây trồng cần chú ý tới GHST của giống đó có phù hợp với điều kiện ở địa phương không. - Xác định thời vụ hợp lý cho việc gieo trồng và chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi về các nhân tố sinh thái để cây trồng và vật nuôi phát triển tốt. * Ảnh hưởng của GHST tới sự phân bố các loài: - Loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố rộng trong tự nhiên. - Loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì phân bố hẹp trong tự nhiên. Câu 3. Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật như thế nào? * Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái, cấu tạo và đặc điểm sinh lý của thực vật. - Phân hóa thực vật thành hai nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng Cây ưa bóng - Phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt, xếp xiên. - Phiến lá rộng, màu xanh đậm, xếp ngang. - Sống nơi quang đãng, thân cao. - Sống nơi thiếu ánh sáng, thân nhỏ. - Cường độ quang hợp cao khi ánh áng mạnh. - Có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu. Cường độ ánh sáng mạnh thì quang hợp giảm. - Khả năng điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. - Khả năng điều tiết thoát hơi nước kém. * Ánh sáng giúp động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển. Ảnh hưởng tới sự kiếm mồi, di cư, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật. Chia động vật thành hai nhóm: Động vật ưa sáng và động vật ưa tối. Câu 4. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh? - Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc cạnh tranh khác loài. - Xảy ra mạnh khi cây mọc quá dày, thiếu ánh sáng. - Trong thực tiễn để giảm sự cạnh tranh trồng cây đúng mật độ kết hợp với kỹ thuật tỉa thưa. Chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt. 1
  2. Câu 5. a. Hình thái cây thông mọc xen nhau trong rừng và cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của sự khác nhau đó? * Khác nhau về hình thái: - Cây thông mọc xen nhau trong rừng có thân cao, thẳng, cành lá tập trung ở phía ngọn. - Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thân thấp, tán rộng. * Ý nghĩa: Giúp cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất. Câu 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống SV? a.Thực vật: -TV vùng nhiệt đới bề mặt lá có tầng cutin dày để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ lên cao. -TV vùng lạnh có phiến lá nhỏ, thường rụng lá vào mùa đông để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.Chồi có vảy bọc, thân có lớp bần dày để cách nhiệt bảo vệ cây. b.ĐV: -ĐV sống ở vùng lạnh thường có bộ lông dày và dài, kích thước cơ thể lớn hơn những ĐV cùng loài sống ở vùng nóng. -Nhiều ĐV tránh nóng, tránh rét bằng cách ngủ đông, ngủ hè, di cư. *Sinh vật chia thành 2 nhóm: -Sinh vật hằng nhiêt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ MT (ĐV lớp chim, lớp thú) -Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ MT Câu7:Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật? a.Thực vât: TV ưa ẩm TV chịu hạn Nơi thiếu ánh sáng Nơi nhiều ánh sáng Phiến lá rộng,mỏng,mô giậu kém Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển Cơ thể mọng nước, lá tiêu giảm, bộ phát triển rễ phát triển b.Động vật: chia thành 2 nhóm: -ĐV ưa ẩm -ĐV ưa khô Câu 8. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ, cạnh tranh nhau khi nào? Khi số lượng trong nhóm tăng lên quá cao xảy ra hiện tượng gì hãy cho biết hậu quả của hiện tượng đó? - Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi nguồn thức ăn, nước uống đầy đủ, chỗ ở hợp lý. - Cạnh tranh nhau khi thiếu thức ăn, nước uống, chỗ ở. * Khi số lượng cá thể trong nhóm tăng lên quá cao sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh cùng loài, sự cạnh tranh này dẫn đến sự tỉa thưa ở thực vật và sự tách đàn ở động vật. Câu9:Trình bày các mối quan hệ khác loài? Cho ví dụ?(các mối quan hệ trong quần xã)? * Quan hệ hỗ trợ: - Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi của hai loài sinh vật. 2
  3. VD:Tảo và nấm trong địa y.Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu. - Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi, bên kia không lợi, không hại. VD: Địa y sống bám trên càng cây -> Đặc điểm chung: Có lợi cho hai bên hoặc một bên. * Quan hệ đối địch: - Cạnh tranh: Các loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở, kìm hãm sự phát triển của nhau. VD:Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1 cánh đồng. - Ký sinh, nửa ký sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể trên sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ. VD:Giun đũa sống trong ruột người. - Sinh vật ăn sinh vật khác:+ ĐV ăn TV:Bò ăn cỏ + ĐV ăn thịt: Hổ ăn hươu, nai. + TV bắt mồi: Cây nắp ấm bắt côn trùng - Ức chế, cảm nhiễm. -> Đặc điểm chung: Một bên được lợi, một bên bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. Câu 10. Gọi tên mối quan hệ giữa phong lan, tầm gửi với cây thân gỗ? Nêu đặc điểm của mối quan hệ đó? Phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và tảo? * Phong lan và cây thân gỗ là mối quan hệ cộng sinh. - Hội sinh: Là sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một loài có lợi, loài kia không lợi, không hại. * Mối quan hệ giữa tầm gửi và cây thân gỗ là mối quan hệ kí sinh - Kí sinh: Sinh vật sống trên cơ thể sinh vật khác, lấy máu, chất dinh dưỡng của sinh vật đó. * Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y: - Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. - Tảo sử dụng nước và muối khoáng để thực hiện quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng cung cấp cho cả tảo và nấm. Câu11:Quần thể sinh vật? *Khái niệm:Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định,có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. -VD:Các con cá chép đực và cái sống trong 1 ao,có khả năng sinh sản ra những con cá chép con. *Đặc trưng của quần thể; - Tỷ lệ giới tính:cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. -Thành phần nhóm tuổi: +Nhóm tuổi trước sinh sản:làm tăng khối lương, kích thước của quần thể +Nhóm tuổi sinh sản : Quyết đinh mức sinh sản của quần thể +Nhóm tuổi sau sinh sản : Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể -Mật độ quần thể: Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể. Mật độ quần thể là đăc trưng quan trọng nhất. Câu12:Vì sao quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? 3
  4. -Quần thể người có đầy đủ những đặc trưng của một quần thể sinh vật.Nhưng do con người có lao động và tư duy nên quần thể người có những đặc điểm mà quần thể sinh vât khác không có như: pháp luật, hôn nhân, văn hóa, giáo dục,kinh tế Câu13:Quần xã sinh vật: *Khái niệm: quần xã SV là tập hợp những quần thể SV thuộc nhiều loài khác nhau,cùng sống trong 1 không gian xác định và có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. -VD:Quần xã rừng mưa nhiệt đới. *Các dấu hiệu (đăc trưng) của quần xã: -Số lương loài:+Độ đa dạng:mức độ phong phú về số lương loài trong quần xã. +Độ nhiều: mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. +Độ thương gặp:Tỷ lệ bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát. -Thành phần loài:+Loài ưu thế:loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. +Loài đặc trưng:Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. Câu14:Hệ sinh thái: *Khái niệm:Hệ sinh thái bao gồm quần xã SV và MT sống của quần xã.Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. *Thành phần của 1 hệ sinh thái:-Các thành phần vô sinh:đất đá, nước, thảm mục ánh sáng -SV sản xuất:TV -SV tiêu thụ:ĐV -SV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất * Mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái: Sinh vật sản xuất (thực vật) hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Chất hữu cơ do thực vật tạo ra là nguồn thức ăn cung cấp cho các động vật trong hệ sinh thái (sinh vật tiêu thụ) thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Thực vật và động vật khi chết sẽ được các sinh vật phân giải phân giải thành khí cacbonic và nước. Các chất này tiếp tục được cây xanh hấp thụ để quang hợp chế tạo chất hữu cơ. Câu 15. Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu tốt hơn với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Vì sao? - Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn so với động vật biến nhiệt. Vì: Động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và tán nhiệt) còn động vật biến nhiệt thì không có. Câu 16. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể? Giải thích?. - Tập hợp những con ốc trong ao. - Tập hợp những con cá chép có trong những cái ao ở cạnh nhau. TL: Tập hợp những con ốc trong ao không phải là quần thể sinh vật vì trong ao có nhiều loài ốc khác nhau. Tập hợp những con cá chép trong những cái ao ở cạnh nhau không phải là quần thể sinh vật vì không cùng nơi sinh sống. Câu 17. Thực vật chịu hạn thích nghi với điều kiện khô hạn như thế nào? - Bộ rễ phát triển, ăn sâu, lan rộng để tìm nước. 4
  5. - Giảm thiểu và biến dạng hình dạng của lá để giảm sự thoát hơi nước. - Gia tăng bề dày của thân, lá để dự trữ nước. Câu18:Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? *Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là SV tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là SV bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. VD: *Lưới thức ăn: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Câu19:Giả trong quần xã có các SV sau: cây xanh, rắn, châu chấu,chim ăn thịt, sâu , vi khuẩn phân hủy, chuột đồng, diều hâu, gà đồng. a.Vẽ sơ đồ lưới thúc ăn có trong quần xã trên? b.Quần xã SV trên sẽ biến động nhiều nhất khi mất đi SV nào?Vì sao? a.Lưới thức ăn: b.Quần xã trên sẽ biến động nhiều nhất khi mất đi cây xanh. Vì mất cây xanh thì các loài ĐV ăn cây xanh (sâu, châu chấu, chuột đồng) sẽ không có thức ăn và bị chết, dẫn tới các ĐV ăn thịt cũng không có thức ăn.Từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ lưới thức ăn. Câu 20. Các cá thể trong một quần thể có những mối quan hệ nào? Lấy ví dụ minh họa? Tại sao nói mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể giúp quần thể tồn tại và phát triển? * Các cá thể gắn bó với nhau thông qua hai mối quan hệ: - Quan hệ hỗ trợ: Ví dụ: các con trâu sống trong đàn trâu rừng hỗ trợ nhau để chống lại các loài thú săn mồi. - Quan hệ cạnh tranh: Ví dụ: Các con sói cùng đàn tranh giành nhau thức ăn. * Các mối quan hệ trên giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vì: - Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau chống lại kẻ thù tốt hơn. - Quan hệ cạnh tranh giúp quần thể duy trì số lượng và phân bố cá thể hợp lý, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường, giúp quần thể phát triển ổn định. Câu 21. Trong quần xã trẻ số lượng cá thể mỗi loài sẽ như thế nào khi độ đa dạng loài còn thấp và khi độ đa dạng loài tăng cao? Cân bằng sinh học là gì? *Sự thay đổi số lượng cá thể trong quần xã: - Số lượng cá thể mỗi loài nhiều khi độ đa dạng loài còn thấp. - Số lượng cá thể mỗi loài giảm dần về mức tối thiểu khi độ đa dạng loài tăng cao. * Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn không chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường. Ví dụ: Trong một quần xã số lượng cá thể của quần thể sâu ăn lá bị khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể chim ăn sâu và ngược lại. 5
  6. Câu 22. Độ phức tạp của lưới thức ăn ở rừng vùng nhiệt đới và rừng vùng ôn đới khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? - Khác nhau về độ phức tạp của lưới thức ăn: Ở rừng vùng nhiệt đới thường có lưới thức ăn phức tạp hơn nhiều so với rừng ở vùng ôn đới. Giải thích: Vì rừng ở vùng nhiệt đới chế độ khí hậu trong năm thay đổi nhỏ do đó có độ đa dạng về loài cao hơn so với rừng ở vùng ôn đới. Câu 23. Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu tốt hơn với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Vì sao? - Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn so với động vật biến nhiệt. Vì: Động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và tán nhiệt) còn động vật biến nhiệt thì không có. Câu 24. Vì sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định và khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái càng cao? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào? Nêu mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái? * Vì lưới thức ăn càng phức tạp thì có nhiều mắt xích chung -> Có nhiều loài ăn rộng -> Khi thiếu một mắt xích nào đó vẫn có thể điều chỉnh ăn loại thức ăn khác nên không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái. * Thành phần của một hệ sinh thái gồm: - Các thành phần vô sinh: Đất, đá, nước, ánh sáng - Sinh vật sản xuất là thực vật. - Sinh vật tiêu thụ: Gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. - Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, giun đất * Mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái: - Sinh vật sản xuất (thực vật) hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Chất hữu cơ do thực vật tạo ra là nguồn thức ăn cung cấp cho các động vật trong hệ sinh thái (sinh vật tiêu thụ) thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Thực vật và động vật khi chết sẽ được các sinh vật phân giải phân giải thành khí cacbonic và nước. Các chất này tiếp tục được cây xanh hấp thụ để quang hợp chế tạo chất hữu cơ. Câu 25. Nguyên nhân của hiện tượng mất cân bằng sinh thái? Hậu quả của mất cân bằng sinh thái? * Nguyên nhân: - Một trong các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái bị phá hủy, bị giảm sút làm cho sự chuyển hóa năng lượng vật chất trong hệ sinh thái mất cân đối. - Do các biến động lớn của môi trường: núi lửa, động đất, ô nhiễm môi trường. - Do tác động của con người ảnh hưởng đến các mắt xích trong chuỗi, lưới thức ăn. * Hậu quả: - Môi trường bị biến đổi gây giảm sút số lượng cá thể trong quần thể, quần xã. - Phá vỡ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, hệ sinh thái bị biến đổi về cấu trúc. - Gây lũ lụt, sói mòn, thiệt hại về tài nguyên, làm biến đổi mối quan hệ giữa các quần thể trong hệ sinh thái. Câu 26. Bét ký sinh trên trâu, trong cơ thể bét lại có nhiều động vật nguyên sinh sinh sống, động vật nguyên sinh lại là vật chủ của nhiều vi khuẩn, đôi khi vi khuẩn lại có thể bị siêu vi khuẩn ký sinh. 6
  7. a. Vật ký sinh có được xem là mắt xích của chuỗi thức ăn không? b. Hãy viết sơ đồ biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật nói trên. c. Sơ đồ biểu diễn trên có phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn không? Vì sao? TL. a. Vật ký sinh là mắt xích của chuỗi thức ăn, chúng thuộc thành phần sinh vật tiêu thụ. b. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ dinh dưỡng: Trâu -> Bét -> ĐV nguyên sinh -> Vi khuẩn -> Siêu vi khuẩn. c. Sơ đồ vừa biểu diễn trên không phải là một ví dụ về chuỗi thức ăn vì trâu là sinh vật tiêu thụ (không phải là sinh vật khởi đầu của một chuỗi thức ăn). Câu 27. Đối với hệ sinh thái VAC người ta áp dụng biện pháp kỹ thuật nào để nâng cao hiệu quả kinh tế? Biện pháp KT: - Vườn: Kỹ thuật canh tác cần chú ý tới khoảng cách giữa các cây, hàng, đặc điểm ưa sáng, ưa bóng nhằm nâng cao năng xuất quang học. - Ao: Cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, độ chiếu sáng, bố trí phân tầng hợp lý. - Chuồng: Đảm bảo nuôi theo quy trình khoa học, chọn giống tốt, tăng cường các biện pháp vệ sinh, cung cấp đủ thức ăn, chú ý tới khâu thu hoạch và sơ chế. 7