Đề cương ôn tập môn Lịch sử và Địa lý Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử và Địa lý Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_lich_su_va_dia_ly_lop_5.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử và Địa lý Lớp 5
- ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ I. LỊCH SỬ Câu 1. Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm: A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. B. Mở mang giao thông miền núi. C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam. D. Nối liền hai miền Nam- Bắc. Câu 2. Đế quốc Mĩ phải kí hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vì A. Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam. B. Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam. C. Mĩ muốn rút quân về nước. D. Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc. Câu 3. a. Đường Trường Sơn có tên gọi khác là: : b. Ngày, tháng, năm diễn ra Lễ kí Hiệp định Pa - ri là: Câu 4. Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là: A Ngày 30- 4 -1975. B. Ngày 30- 4 -1976. C. Ngày 30- 4 -1974. D. Ngày 30- 4 -1977. Câu 5. Ngày, tháng, năm diễn ra Lễ kí Hiệp định Pa - ri là: Câu 6. Nhà máy hiện đại đầu tiên được xây dựng ở đâu? A. Đà Nẵng B. Huế C. Hà Nội D. Hồ Chí Minh Câu 7. Tên đầy đủ của nước ta được Quốc hội khóa VI họp tại Hà Nội cuối tháng 6- đầu tháng 7 -1976 là gì ? A. Việt Nam cộng hòa B. Cộng hòa Việt Nam C. Việt Nam dân chủ cộng hòa D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Câu 8. Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm ( ) trong câu sau: Giai đoạn 1954 - 1975, nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu chống đế quốc còn nhân dân miền Bắc vừa tiến hành xây dựng , vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ , đồng thời chi viện cho miền Nam. Câu 9. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vào thời gian nào? A. 30/3/1954 B. 13/3/1954 C. 7/5/1954 D. 30 /4/1954 Câu 10. Hiệp định Giơ- ne- vơ được kí vào ngày, tháng, năm nào? A. 2/9/1945 B. 21 /7/1954 C. 30/12/1972 D. 27/1/1973 Câu 11. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được cán bộ và công nhân nước nào xây dựng? A. Việt Nam và Lào B. Việt Nam và Trung Quốc C. Việt Nam và Liên Xô D. Liên Xô và Lào Câu 12." Sấm sét đêm giao thừa" diễn ra vào thời gian nào ? A . Đêm 30 Tết Đinh Mùi 1967. B . Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968. C . Đêm 30 Tết Kỷ Dậu 1969. Câu 13. Theo hiệp định Gơ-ne-vơ, con sông nào đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước thành hai miền Nam – Bắc ? A. Sông Hồng. B. Sông Bến Hải. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Gianh
- Câu 14. Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”? A. Sài Gòn B. Hà Nội C. Bến Tre D. Cần Thơ Câu 15. Đúng ghi Đ sai ghi S a. Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc b. Hiệp định Pa – ri được kí ngày 30 - 4 - 1975 c. Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy d. Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào Dinh Độc Lập Câu 16. Ghi lại các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau: a, Ngày 7 – 5- 1954 : . b, Ngày 19 – 5- 1959 : . c, Ngày 27 – 1- 1973 : . d, Ngày 25 – 4 - 1976 : . Câu 17. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vào ngày tháng năm nào? A. 7 – 5- 1954 B. 21 – 7 - 1973 C. 21 – 7 – 1954 D. 30 – 4 - 1975 2. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là A. Chiến thắng Việt Bắc thu –đông 1947. B. Chiến thắng Biên giới thu –đông 1950. C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Câu 18. Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (Hồ Chí Minh; Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca) Quốc hội quyết định: lấy tên nước là ; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ; Quốc ca là bài ; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là : Câu 19. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 06 /11 / 1979 B. Ngày 16 / 11 / 1979 C. Ngày 30 / 12 / 1988 D. Ngày 04 / 4 / 1994. Câu 20. Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm ( ) trong câu sau: Giai đoạn 1954 - 1975, nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu chống đế quốc còn nhân dân miền Bắc vừa tiến hành xây dựng , vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời .cho miền Nam. Câu 21. Em hiểu câu : “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta” như thế nào?
- Câu 22. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. Ngày 27- 1 – 1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về. . . . . . . . . . . . . . . . . . . chiến tranh, lập lại . . . . . . . . . . . . . . . . . .ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam. Câu 23. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mỹ? A. Mỹ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. B. Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mỹ đấu tranh rầm rộ, đòi Chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. C. Cả hai ý trên. Câu 24. Đất nước ta hoàn thành thống nhất vào thời gian nào? A. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 B. Ngày 25 tháng 4 năm 1976 C. Ngày 27 tháng 1 năm 1973 Câu 25. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ? A. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ. B. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội. C. Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu. Câu 26. Thành phố Hồ Chí Minh trước khi đất nước thống nhất có tên là gì? A. Sài Gòn B. Gia Định C. Sài Gòn - Gia Định D. Hoà Bình II. ĐỊA LÍ Câu 1. Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì: A. Châu Á có địa hình nằm ở bán cầu Bắc. B. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục. C. Châu Á có địa hình trải dài từ tây sang đông. D. Châu Á có địa hình trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. Câu 2. Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông lần lượt là: A. Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc. B. Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên. C. Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên. D. Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên. Câu 3. Điền từ vào chỗ chấm cho phù hợp. A. Đỉnh núi cao nhất thế giới là: B. Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới là: C. Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới là: D. Rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới là: E. Châu lục có số dân sinh sống ít nhất thế giới là: G. Châu lục lạnh nhất thế giới là:
- Câu 4. Hãy nối tên châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp. A B 1. Châu Phi a) Là châu lục lạnh nhất thế giới 2. Châu Nam Cực b) Khí hậu nóng và khô. Dân cư chủ yếu là người da đen. 3. Châu Mĩ c) Phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van, động vật có nhiều loài thú có túi. 4. Châu Đại Dương d) Thuộc Tây bán cầu. Có rừng rậm A-ma-dôn nổi tiếng. Câu 5. Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì : A. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc B. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục C. Châu Á trải dài từ tây sang đông D. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo Câu 6. Trong các ý sau, ý nào nói không đúng đặc điểm của châu Nam Cực ? A. Châu Nam Cực có dân cư đông đúc. B.Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực. C. Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt. D. Quanh năm nhiệt độ dưới 00C là đặc điểm của châu Nam Cực. Câu 7. Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển. B. Có nhiều đất đỏ ba dan. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. D. Có nhiều đất đỏ ba dan và cao nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển. Câu 8. Châu lục có diện tích lớn nhất là : A. châu Á B. châu Mỹ C. châu Âu D. châu Phi Câu 9. Các nước láng giềng của Việt Nam là: A. Trung Quốc, Lào, Cam- pu chia B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan C. Lào, Cam- pu chia, In - đô- nê- xi- a. D. Cam- Pu Chia; Thái Lan; Trung Quốc. Câu 10. Trong các ý sau, ý nào nói nêu đúng đặc điểm địa hình của châu Mĩ? A. 2 diện tích là đồng bằng, 1 diện tích là đồi núi. 3 3 B. 1 diện tích là đồng bằng, 3 diện tích là đồi núi. 4 4 C. Địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ. D. Địa hình thay đổi từ Tây sang Đông. Câu 11. Đại dương có diện tích nhỏ nhất là: A . Thái Bình Dương. B . Ấn Độ Dương. C . Bắc Băng Dương. D . Đại Tây Dương. Câu 12. Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm ( ) trong câu sau: Châu Âu có khí hậu ôn hòa, bốn mùa thể hiện rõ rệt. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua nở. Mùa cây cối tươi tốt. Mùa .cây cối bắt đầu ngã sang màu vàng và rụng lá. Mùa lạnh giá tuyết phủ quanh năm. Câu 13. Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở châu lục: A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Mĩ D. Châu Âu
- Câu 14. Trong các ý sau, ý nào không nêu đúng đặc điểm của Châu Á ? A. 2 diện tích là đồng bằng, 1 diện tích là đồi núi. 3 3 B. Có đủ các đới khí hậu. C. Đa số người dân làm nghề nông nghiệp là chính. Câu 15. Nước nào có số dân đông nhất thế giới? A. Liên Bang Nga B. Trung Quốc C. Hoa Kì Câu 16. Đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất là: A. Ấn Độ Dương B. Bắc Băng Dương C. Đại Tây Dương D. Thái Bình Dương. Câu 17. Châu Phi là châu lục ? A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn màu mỡ B. Có nền kinh tế chậm phát triển. C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Xuất khẩu nhiều lương thực, thực phẩm. Câu 18. Nối tên các châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp AB a. Rộng 10 triệu km2. Châu Á b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục. c. Chủ yếu là người da trắng. Châu Âu d. Đa số là người da vàng. Câu 19. Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới ? A.Vì châu Phi nằm trong đới khí hậu ôn hòa. B.Vì châu phi có diện tích rộng lớn. C.Vì châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền. D. Vì châu Phi nằm gần biển. Câu 20. Đồng bằng A-ma –dôn nằm ở đâu ? A. Bắc Mĩ. B. Trung Mĩ. C. Nam Mĩ. D. Châu phi. Câu 21. Chọn từ thích hợp để điền vào những chỗ chấm sau: Châu Âu nằm ở phía châu Á, có khí hậu Đa số dân cư châu Âu là người da Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế Câu 22. Hãy xếp các đại dương trên thế giới về diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. Câu 23. Đặc điểm khí hậu của châu Phi là: A. Có khí hậu ôn hòa. B. Có băng tuyết quanh năm. C. Nóng và khô bậc nhất thế giới. Câu 24. Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông lần lượt là: A. Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc. B. Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên. C. Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên. D. Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên. Câu 25. Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới: A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây nêu đúng đặc điểm địa hình Châu Á ? 2 1 A. diện tích là đồng bằng, diện tich là đồi núi. 3 3 B. Tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ.
- 1 3 C. diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. 4 4 D. Thay đổi từ Tây sang Đông, ở giữa là những đồng bằng rộng lớn. Câu 27. Vì sao dân cư Châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da ? A. Vì dân cư Châu Mĩ chủ yếu là người nhập cư từ nới khác đến. B. Vì lãnh thổ Châu Mĩ kéo dài từ quá vòng cực Bắc đến gần vòng cực Nam. C. Vì Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu. D. Vì dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông. Câu 28. Thứ tự các đại dương trên thế giới có diện tích từ nhỏ đến lớn là: A. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Câu 29. Ý nào dưới đây KHÔNG phản ánh đúng những đặc điểm của Châu Âu ? A. Tiếp giáp với Châu Á. C. Có khí hậu ôn hòa. B. Có diện tích là 10 triệu km2. D. Tiếp giáp với Thái Bình Dương. Câu 30. Đúng ghi Đ sai ghi S: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ , có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, có nền kinh tế phát triển cao. Ai Cập nằm ở Bắc Phi, có đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có nền kinh tế phát triển ở Châu Phi. . Pháp nằm ở Đông Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. . Liên Bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Câu 31. Ở Châu Phi ngành kinh tế nào được tập trung phát triển? A. Khai thác khoáng sản và trồng lúa gạo B. Khai thác khoáng sàn và trồng cây công nghiệp C. Khai thác dầu mỏ và trồng cây công nghiệp Câu 32. Quốc gia có chung đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với Việt Nam là: A. Thái Lan B. Nga C. Trung Quốc D. Pháp Câu 33. Hãy điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. Động vật tiêu biểu ở Ô-xtrây-li-a là căng-gu-ru. Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu lạnh nhất thế giới. Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt. Châu Nam Cực có dân cư đông đúc. Câu 34. Châu lục nào có dân cư chủ yếu là người da trắng? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi D. Châu Mỹ. Câu 35. Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào? A. Kim tự tháp B. Đúc tượng đồng C.Chùa chiền D. Lăng miếu Câu 36. Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia ? A. 9 quốc gia B. 10 quốc gia C. 11 quốc gia Câu 37. Một số mặt hàng nổi tiếng từ lâu của Trung Quốc là ? A. Đồ chơi, hàng may mặc, hàng điện tử, ô tô B. Gốm, sứ, tơ lụa, chè C. Máy móc, cao su