Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_tieng_viet_lop_3.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3
- Học sinh: . Lớp: 3 . MÔN TIẾNG VIỆT- BÀI ĐỌC A. Đọc thầm: Ngày như thế nào là đẹp Châu Chấu nhảy lên gò đất,chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô. - Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! – Giun Đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ Châu Chấu hỏi Kiến: - Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói: - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé! Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến. - Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. (V.Ô-xê-ê-va – Thúy Toàn dịch) B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp? A- Ngày không có một gợn mây nào trên trời b- Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng c- Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục 2. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào? a- Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng b- Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoải mái c- Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn
- 3. Các con vật trong truyện trên được nhân hóa bằng những cách nào? (Gạch dưới một vài từ ngữ trong truyện để minh họa ý đã chọn) a- Gọi bằng từ dùng để gọi người; tả bằng các từ dùng để tả người b- Gọi bằng từ dùng để gọi người; nói thân mật như nói với người c- Tả bằng các từ dùng để tả người; nói thân mật như nói với người 4. Dấu hai chấm dùng trong truyện trên có tác dụng gì? a- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật b- báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước c- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói nhân vật, lời giả thích cho bộ phận đứng trước. 5: Vì sao Châu Chấu và Giun Đất lại mong đến lúc mặt trời lặn để gặp kiến? ( 0,5đ) Trả lời: . . 5. Sau khi gặp Kiến và được Kiến trả lời thì Châu Chấu và Giun Đất nhận ra điều gì quan trọng nhất? ( 1đ ) Trả lời: . . 6. Câu chuyện nhắn nhủ với em điều gì? ( 1đ ) Trả lời: . . . 7. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: để làm gì? trong câu sau: ( 0,5đ ) Châu chấu và Giun Đất gặp Kiến để xem hôm nay là ngày đẹp hay xấu. 9. Tách đoạn văn sau thành các câu, sử dụng dấu chấm và viết lại cho đúng chính tả: ( 1đ ) “Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa nó thong thả đi trên doi đất.
- MÔN TOÁN Phần I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1. Số lớn nhất trong dãy số sau: 70 234; 71 234; 79 458; 78 569 là: A. 70 234 B. 78 569 C. 71 234 D. 79 458 2. Một hình vuông có chu vi là 16 cm. Diện tích hình vuông đó là: A. 16 cm B. 16 cm2 C. 32 cm2 D. 32 cm 3. Số liền sau số 10 459 là: 4. Số gồm 9 chục nghìn, 9 nghìn, 4 trăm và 6 đơn vị được viết là: 5. Một hình chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5cm. Tính diện tích hình chữ nhật. Trả lời: 6. Một hình vuông có diện tích là 49 cm2 . Tính cạnh hình vuông. Trả lời: . 7. Một hình chữ nhật có diện tích là 35 cm2, chiều rộng là 5 cm. Tính chiều dài hình chữ nhật đó. Trả lời: 8. Ngày1 tháng 5 là thứ sáu. Vậy ngày 8 tháng 5 cùng năm đó là thứ mấy? Trả lời: 9. Số nhỏ nhất có năm chữ số là số nào? Trả lời: Phần II. Bài tập: 8. Đặt tính rồi tính: 5956 + 3777 9024 - 1878 1818 x 8 8096 : 6 . . 9. Tìm x: a) 9060 : x = 8907- 8904 b) x : 5 = 4321 + 1094 10. Tính nhẩm : 4 000 + 4 000 – 3 000 = 4 000 – 6 000 : 3 = 2 000 x 2 – 1 000 = 8 000 – ( 4 000 + 1 000 ) = . 11. Có 7605 lít dầu chứa đều trong 5 can. Hỏi 7 can như thế chứa được bao nhiêu lít dầu? 12. Tính giá trị của biểu thức: a) 2458- 2078 + 6734 b) 9099 + 9135 : 9 c) ( 7672 + 1473 ) : 5 13. Tính hợp lý: 9091 + 1907 + 4763 + 2019
- 14. Trong lớp học, tất cả các bạn đều phải học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, biết số học sinh học tiếng Anh là 28 bạn, số học sinh học tiếng Pháp là 14 bạn, số học sinh học cả hai thứ tiếng là 4 bạn. Hỏi số học sinh học tiếng Anh nhưng không học tiếng Pháp là bao nhiêu bạn?