Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Hy Cương (Có đáp án)

docx 9 trang thungat 5800
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Hy Cương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Hy Cương (Có đáp án)

  1. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Lớp Đọc Viết Thành tiếng Hiểu Chính tả Tập làm văn 6 3 4 (Đọc:3; TLCH:1) 4 6 (4+2) Thời gian làm các bài kiểm tra (85 phút) 1. Đọc hiểu: 35 phút 2. Viết chính tả: 15 (không ra bài viết quá khó với học sinh) 3. Tập làm văn:35 phút MA TRÂN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU LỚP 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 1 1 1.0 4 Câu số 1,2 3,4 5 6 2 Kiến thức tiếng Số câu 2 1 3 Việt Số điểm 1 1 2 Câu số 7,8 9 Tổng số câu 4 2 1 1 1 9 Tổng số điểm 2 1 1 1 1 6 Lưu ý: Câu số tùy vào sự xắp đặt của mỗi trường trong mỗi đề MA TRẬN ĐỀ KT ĐỊNH KỲ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
  2. thức, kĩ năng và số TN TL HT TN T HT TN T HT TN TL HT Tổng điểm khác L khác L khác khá K K K K c Q Q Q Q I. Đọc 1. 1 1 Đọc Số câu (10 thành điểm) Số tiếng 4 4 điểm 2. Số câu 4 2 1 1 1 9 Đọc hiểu Số 1, 2,0 1,0 1,0 1,0 6 điểm 0 II. Viết 1.Chí 1 đoạn viết (hoặc 1 bài viết ngắn) khoảng 70 chữ/15 phút nh tả Số câu (10 Số điểm) 4 điểm 2.Đoạ Số câu Viết một đoạn văn (tùy theo yêu cầu của đề bài) n, bài Số 6 điểm
  3. PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG TH HY CƯƠNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Thời gian : 85 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp: Điểm GT1: GT 2: . Bằng số: GK1: GK2: . Bằng chữ: I. Chính tả - Nghe viết: II. PHẦN ĐỌC- HIỂU: Đọc bài văn sau rồi trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu ở dưới. Người thợ dệt thảm Ngày xưa, ở Ấn Độ có một người thợ dệt thảm tên là Xa- ca. Anh dệt rất khéo, nhưng cả năm chỉ dệt được một tấm thảm nên nghèo lắm. Một hôm, anh sắp dệt xong tấm thảm thì khung cửi bị gãy. Anh vác búa vào rừng chặt cây gỗ tốt mang về chữa
  4. khung cửi. Anh nhìn thấy một cây dương liễu vàng to và giơ búa định chặt thì nghe thấy tiếng nói: “ Ta là Thần Núi. Cây này là của ta, ngươi không được chặt!”. Xa-ca suy nghĩ rồi nói: Tôi cần gỗ quý để chữa khung cửi, nếu không dệt xong thảm thì cả nhà tôi sẽ chết đói. Hay là ngài chuyển nhà sang cây khác ở vậy. - Không được chặt cây! Anh cần gì cứ nói, ta sẽ cho anh được như ý. Xa- ca nói với thần núi sẽ về nhà hỏi xem vợ anh muốn gì. Trên đường về, Xa- ca gặp một người bạn anh kể cho bạn nghe chuyện gặp Thần Núi , bạn bảo anh: - Anh xin Thần Núi cho anh làm vua, còn tôi làm quan tể tướng cho anh. Thế là chúng ta được giàu sang. Xa-ca vẫn muốn về hỏi ý kiến vợ. Về nhà, vợ anh nghe xong câu chuyện rồi bảo anh: -Anh đừng nghe bạn. Làm vua thì phải lo nghĩ nhiều, nhọc lòng lắm. Anh cứ xin Thần Núi cho chúng ta một khung cửi biết dệt nhiều thảm đẹp để chúng ta bán. Xa-ca quay lại rừng, vừa đi vừa nghĩ: “ Nếu mình nghe lời vợ thì không phải dệt mà vẫn có thảm bán. Thế thì anh thành người bán thảm, không phải là thợ dệt thảm nữa, chẳng ai biết đến tài năng và sự khéo léo của anh.” Anh quyết định xin Thần Núi: - Xin Thần chữa hộ tôi cái khung cửi gãy thành cái khung cửi có thể dệt nhanh hơn và đẹp hơn. - Được! Ta sẽ cho anh như ý. Xa- ca về đến nhà thì đã thấy khung cửi được chữa xong. Anh dệt được rất nhiều tấm thảm đẹp. Khách hàng đến mua thảm của anh ngày càng nhiều. Xa –ca trở nên giàu có và nổi tiếng. Theo: Truyện đọc lớp 3, 1995 Câu 1: Trong câu chuyện, em thấy Xa-ca gặp phải khó khăn gì đầu tiên? A. Anh dệt cả năm chỉ xong một tấm thảm. B. Khi dệt gần xong một tấm thảm thì khung cửi bị gãy. C. Anh vào rừng mà không tìm được cây gỗ tốt nào để chữa khung cửi. D. Anh định chặt cây dương liễu vàng thì bị Thần Núi ngăn lại. Câu 2: Vì sao Xa-ca không chặt cây dương liễu vàng? A. Vì anh thấy cây to quá, sợ chặt không được B. Vì anh biết đó là nhà của Thần Núi. C. Vì Thần Núi hứa giúp anh điều anh muốn. D. Vì anh thương Thần Núi không còn nhà ở. Câu 3: Bạn của Xa-ca đã khuyên anh xin Thần Núi điều gì? A. Xin Thần Núi cho anh thật nhiều vàng bạc châu báu. B. Xin Thần Núi cho anh một chiếc khung cửi dệt thảm nhanh hơn và đeoh hơn. C. Xin cho anh trở nên giàu có và nổi tiếng. D. Xin cho anh được làm vua, còn bạn anh làm tể tướng. Câu 4: Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ chấm: Xin Thần chữa hộ tôi cái khung cửi gãy thành cái khung cửi có thể - Được! Ta sẽ cho anh như ý.
  5. Câu 5: Vợ Xa-ca muốn xin Thần Núi cho khung cửi biết dệt nhiều tấm thảm đẹp để làm gì? A. Để Xa-ca có nhiều thảm đẹp B. Để Xa-ca có nhiều thảm để bán C. Để Xa-ca có nhiều thảm D. Để Xa- ca được nổi tiếng Câu 6: Em học được đức tính gì của Xa- ca? Viết câu trả lời của em: Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Anh nhìn thấy một cây dương liễu vàng to. B. Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. C. Tia nắng làm sương lấp lánh như như những con mắt sao. D. Tài nguyên thiên nhiên là của cải mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Câu 8: Viết tiếp câu có sử dụng hình ảnh nhân hoá: Cây lá khi trận mưa rào xuất hiện. Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân dưới đây: Anh xin Thần Núi cho chúng ta một khung cửi biết dệt nhiều thảm đẹp để chúng ta bán. II. Tập làm văn: Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn kể về một trận thi đấu thể thao mà em được xem trên ti vi hoặc xem trực tiếp.
  6. PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH HY CƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆ T - LỚP 3 PHẦN VIẾT Giáo viên đọc cho học sinh viết Làng tôi Làn nước trong veo chẳng khác nào một chiếc gương để khoảng trời tự ngắm vẻ đẹp và sự khoáng đạt của mình. Tôi đã thấy hiện ra ở dưới đáy nước những đám mây trắng mang hình dáng của làng tôi. Kia là những mái nhà đằng sau luỹ tre, đây là mái đình cong cong, kia nữa là sân phơi của hợp tác xã. Trên sân phơi, lũ trẻ con đang vui đùa quanh những đống rơm. Theo Đỗ Chu PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH HY CƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Phiếu 1: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bảo vệ tài nguyên nhiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là của cải mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Chúng bao gồm đất đai, nguồn nước, mỏ quặng dưới lòng đất, ở thềm lục địa, dưới đại dương. Việt Nam ta có rừng, có biển giàu tài nguyên. Nhưng không phải vì thế mà khai thác bừa bãi, lãng phí, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và của cả xã hội. Câu hỏi 1: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là trách nhiệm của ai? PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH HY CƯƠNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
  7. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG Phiếu2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vì sao tắc kè có thể thay đổi màu sắc Tắc kè được mệnh danh là “nhà ảo thuật trong thế giới động vật ” vì chúng có khả năng thay đổi màu sắc trong cơ thể. Sự biến đổi này là do trong da của chúng có các loại tế bào sắc tố. Dưới sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, các tế bào này sẽ tập trung lại hoặc phân tán, từ đó cơ thể tắc kè sẽ giống với màu sắc của cây cỏ, đất ở môi trường xung quanh. Câu hỏi 2: Đặc điểm gì trong da tắc kè khiến chúng có thể biến đổi màu? PHÒNG GD &ĐT VIỆT TRÌ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG T.H HY CƯƠNG BÀI KIỂM TRACUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 A. Phần đọc thành tiếng: - Học sinh đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng tốc độ, khoảng từ 50 -> 60 tiếng / phút 3 đ - Trả lời đúng câu hỏi: 1đ Phiếu 1: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và của cả xã hội. Phiếu 2: Sự biến đổi này là do trong da của chúng có các loại tế bào sắc tố. B. Phần đọc hiểu: 6đ Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu7 B C D B C 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ
  8. Câu 4: dệt nhanh hơn và đẹp hơn. 0,5đ Câu 6: Viết thành câu có ý tương tự như các ý sau: 1đ Em học được đức tính chăm làm của Xa-ca Hoặc: Em học được đức tính không tham lam của Xa- ca Câu 8: Viết thành câu có hình ảnh nhân hoá: VD: Cây lá vui mừng, nhảy múa khi trận mưa rào xuất hiện. 1đ Câu 9: Anh xin Thần Núi cho chúng ta một khung cửi biết dệt nhiều thảm đẹp để làm gì? 1đ C. Phần kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) + Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả : 4điểm. + Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. + Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn (6 điểm) * Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được: 6 điểm. 1. Giới thiệu về trận thi đấu thể thao 0,5 đ 2. Viết được 4- 5 câu văn nói về diễn biến của trận thi đấu thể thao, tinh thần thi đấu của các vận động viên, sự cổ vũ, động viên của khán giả 1,5đ 3. Có 1-2 câu thể hiện cảm xúc của em khi chứng kiến diễn biến của trận thi đấu và tình cảm của em với các vận động viên thi đấu. 1đ 4. Chữ viết, chính tả: - Viết đúng kiểu chữ viết cỡ nhỏ, có thể còn 1-3 lỗi chính tả. 1đ 5. Dùng từ, viết câu: Có thể còn 1-2 lỗi dùng từ, đặt câu 1 đ 6. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau đạt : 1đ - Có ý riêng, độc đáo. - Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh. - Viết câu văn có cảm xúc hoặc cách đặt câu sáng tạo, mới mẻ.