Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018

doc 17 trang thungat 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK II( 2017-2018) PHAM LONG DIEN A/ Tiếng Việt Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. * Chuyển câu không có khowirngwx sau thành câu có khởi ngữ: a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.=> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.(Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.) b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. => Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ. - Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. 1.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố) - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 2.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. VD: + Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam (Ôi ! là câu đặc biệt) Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương) + Trời ơi, sinh giặc làm chi ( Trời ơi là tpbl cảm thán) Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao) 3.Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) 4.Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) + Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng) Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn ? Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: 1
  2. - Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). - Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ? 1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 2. Phép đồng nghĩa,trái nghĩa và liên tưởng - Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. VD: Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. VD: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) - Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. VD: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân) 3. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) 4. Phép nối: Các phương tiện nối: - Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) - Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) - Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quan ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái) B/ Văn bản Thơ hiện đại Việt Nam: 2
  3. I. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 1.Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. 2. Tác phẩm: Văn bản được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lấu trước khi nhà thơ qua đời. 1.Nội dung: Văn bản là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. a. Hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, đất trời - Dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng hót chim chiền chiện không gian cao rộng, sắc màu tươi thắm, âm thanh vang vọng, tươi vui, rộn ràng, náo nức, ấm áp. - “Từng giọt tôi hứng” – cảm xúc của tác giả. - Giọt mưa xuân ? - Giọt âm thanh ? (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác = thính giác thị giác xúc giác) =>niềm say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. * Chỉ với vài nét phác họa: dòng sông xanh, bông hoa tím , tiếng chim chiền chiền hót vang trời, tác giả vẽ ra được cả không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân. Đây là vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ. b. Hình ảnh mùa xuân đất nước, con người - “Lộc” – đa nghĩa – sức sống của mùa xuân đất nước. Người cầm súng hình ảnh đất nước Người ra đồng năm 1980 với 2 nhiệm vụ : chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước. - Điệp ngữ + từ láy + so sánh => mùa xuân đầy sức sống, sôi động, khẩn trương, náo nức và hứa hẹn nhiều điều tốt *Nhịp điệu hối hả, xôn xao thể hiện vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử. c. Tâm niệm của tác giả - Điệp từ “ta làm” – tô đậm tâm niệm hiến dâng của tác giả - cũng là của mọi người. - Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, đất nước. “Một mùa xuân nho nhỏ tóc bạc” ước nguyện chân thành, âm thầm, mãnh liệt. *Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang thầm lặng . Ta cảm nhận khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả 2. Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca. - Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ - Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời. 3
  4. * Ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớp của đất nước, của cuộc đời chung. II. Viếng lăng Bác (Viễn Phương) 1. Tác giả: Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. Thơ ông nhoe nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt. 2. Tác phẩm: Năm 1976 sau ngày đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm với Bác Hồ Kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này 1.Nội dung: Văn bản là thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi nào lăng viếng Bác. Khổ 1 * Nỗi niềm xúc động khi vào lăng viếng Bác. - Cách xưng hô “con” và “Bác” rất gần gũi, thân thương vừa trân trọng thành kính; Thay từ “viếng” bằng từ “thăm” như dùng lí trí để chế ngự tình cảm, cố kìm nén nỗi xúc động - Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác hiện lên trong màn sương sớm, một hình ảnh thân thuộc của quê hương Việt Nam. - Hàng tre bát ngát – hình ảnh tả thực, quen thuộc mờ ảo, dài rộng hơn trong làn sương sớm (Hàng tre xanh xanh Việt Nam). - Hình ảnh ẩn dụ + thành ngữ biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết, không khuất phục trước kẻ thù nào Một tình cảm vừa thân quen vừa tự hào bởi cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam với bản lĩnh, sức sống bền bỉ, kiên cường. =>Bàng giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng;Theo thể thơ 8 chữ.; Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao; khổ thơ diễn tả tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác. Khổ 2 Tự hào, tôn kính và lòng biết ơn sâu lắng khi vào lăng viếng bác. Với hình ảnh thực – hình ảnh ẩn dụ sóng đôi nhau: - Mặt trời (1) – hình ảnh thực. - “Mặt trời trong lăng rất đỏ” (2) – hình ảnh ẩn dụ - Bác Hồ ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời biển, sinh thành của Người đối với dân tộc Việt Nam.(như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. - Hình ảnh dòng người vào viếng lăng Bác kết thành vòng tròn như tràng hoa – “Kết tràng hoa dâng mùa xuân” là một ẩn dụ mới mẻ, sâu sắc và xúc động về niềm xúc động, lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác: .(Nghệ thuật : Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng;Theo thể thơ 8 chữ.; Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi, hình ảnh giàu biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ.) Khổ 3 Tình cảm của tác giả( khi vào trong lăng), của nhân dân dành cho Bác - Hình ảnh Bác yên nghỉ được cảm nhận chính xác và tinh tế trong không gian yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ, trong trẻo:“vầng trăng sáng dịu hiền”– “vầng trăng” hình ảnh ẩn dụ - quen thuộc gần gũi, gợi đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. - Hình ảnh “trời xanh” biểu tượng cho sự vĩnh hằng của Bác. Người đã hóa thân vào sông núi, Người mãi sống trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam "Trong tim óc chúng ta, Người vẫn 4
  5. sống". - Niềm xúc động thành kính và nỗi xót đau vì ra đi của Bác: Lí trí thì tin rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như trời xanh mãi mãi nhưng trái tim lại không thể không đau nhói, xót xa - đó là nỗi đau rất thực trước sự thật: Bác đã đi xa - sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. (Nghệ thuật : Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng; vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của đoạn thơ, Theo thể thơ 8 chữ.; Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm,.tác giả đã thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác) *Khổ 4 Tâm trạng và ước mong của tác giả khi phải rời lăng Bác. - Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác: nỗi xót thương trào nước mắt. - Nỗi xót thương như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn tha thiết và chân thành - Điệp ngữ: “muốn làm” thể hiện nguyện vọng thiết tha mãnh liệt muốn hướng về Bác, được gần gũi Bác với niềm xúc động vô bờ. - Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo cấu trúc trùng lặp và phát triển ý thơ, bổ sung thêm ý nghĩa trung hiếu như lời Bác dạy. *Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng; vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của đoạn thơ, thể thơ 8 chữ; sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ với hình ảnh biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao; lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ; khổ thơ diễn tả tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác. 2. Nghệ thuật: - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài. - Theo thể thơ 8 chữ. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi nào lăng viếng Bác. III. Sang thu (Hữu Thỉnh) 1. Tác giả: Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1977. 1.Nội dung: - Từ cuối hạ sang thu, trời đất có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong văn bản. - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. *Khổ 1- Tín hiệu của sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. - Ngọn gió se nhẹ nhàng, mang theo hương ổi, màn sương giăng qua ngõ.(Cảm nhận bằng nhiều giác quan:Khứu giác->xúc giác->thị giác) - Nhân hoá làn sương: mùa thu mang đậm hồn người với tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng (Sử dụng từ:bỗng, phả, hình như) (Nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.; Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa) 5
  6. *Khổ 2- Sự vật ở thời điểm giao mùa. - Dòng sông được nhân hóa bởi từ “dềnh dàng”: không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ, mà êm ả, dềnh dàng, sông đanh lắng lại, đang trầm xuống trong trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư . - Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã, hương thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét . Tinh tể lắm mới cảm nhận được sự bắt đầu của những cánh chim bay. - Đám mây như một dải lụa trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. (Nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.; Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ(từ láy), phép nhân hóa, tương phản) *Khổ 3- Suy ngẫm triết lý sang thu của hồn người. - Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác. - Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà cũng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây cổ thụ khi đã trải qua hai mùa xuân, hạ. - Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên(hiện tượng sấm và hàng cây lâu năm), liên tưởng đến thay đổi của đời người. Hai câu thơ cuối có 2 tầng nghĩa: Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên lúc sang thu; Còn tính ẩn dụ: “Sấm”là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” là chỉ con người đã từng trải. Cũng giống như “ hàng cây đứng tuổi ”, khi con người đã từng va chạm, nếm trải - đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy ngẫm về con người và cuộc sống. Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. (Nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.; Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, chi tiết thơ nhiều tầng nghĩa-hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ ) 2. Nghệ thuật: - Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. IV. Nói với con (Y Phương) 1. Tác giả: Y Phương, dân tộc Tày, sinh năm 19428, quê ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1980. 1.Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ. .*Đoạn đầu: Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con. - Không khí gia đình tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của mọi người - Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương; đây là nơi che chở, đùm bọc và nuôi dưỡng con người từ tình cảm đến lối sống. –(Nghệ 6
  7. thuật:Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.;Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.; phép liệt kê; phép nhân hóa ) * Đoạn 2: Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi và thể hiện mong ước của người cha qua lời tâm tình với con. - Ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống thuỷ chung nơi chôn rau cắt rốn, cuộc sống mạnh mẽ và tràn đầy niềm tin. - Người cha muốn truyền vào con lòng chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng niềm tin của mình. Cuộc sống dù có đói nghèo, con người dẫu “ thô sơ da thịt”, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn. Họ biết lo toan và mong ước, biết tự lực, tự cường xây dựng quê hương, duy trì những tập quán tốt đẹp. - Người cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, lấy đó làm hành trang để vững bước trên đường đời . -> Sức sống , vẻ đẹp đáng yêu và tâm hồn của một dân tộc miền núi. – (Nghệ thuật:Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.;Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.; Sử dụng thành ngữ, phép liệt kê; phép so sánh, nhân hóa ) 2. Nghệ thuật: - Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến. - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ. - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước. Truyện hiện đại Việt Nam: .Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê 1. Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. 2. Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. 1.Nội dung: Văn bản đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện là nhân vật chính. - Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. - Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên 3. Ý nghĩa:Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. * Tóm tắt: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Phương Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện với “thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là sức gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. 7
  8. C/ TẬP LÀM VĂN *Khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ? Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. - Yêu cầu: + Nội dung: Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm. + Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Các bước làm bài: 1.Tìm hiểu đề và tìm ý 2.Lập dàn bài: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được NL. TB: Lần lượt nêu các luận điểm chính được xắp xếp theo một trình tự hợp lí. Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại) KB: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào, mảng chủ đề hay đề tài gì ) 3.Viết bài: 4.Đọc và sửa lại: Đề tham khảo: Cảm nhân về nhân vật Phương Định ( Ông Hai, anh thanh niên, bé Thu, ông Sáu) Hệ thống các luận điểm: I.Làng- Kim Lân (Nhân vật ông Hai) 1. Tác giả, tác phẩm * Tác giả: - Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn - Bắc Ninh. - Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn. -“Làng” là một trong những sáng tác của ông. *Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. - Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến, đặc biệt là nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân đó là tình yêu làng gắn bó, thống nhất với tình yêu đất nước. * Tóm tắt -Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng - Gặp những người dưới xuôi lên, qua trò chuyện nghe tin làng mình theo Việt gian, ông Hai sững sờ vừa xấu hổ vừa căm. - Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình. 2. Hệ thống luận điểm * Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc gắn với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến. a)Trước khi nghe tin xấu về làng + Tự hào, hãnh diện về làng: thường xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em. Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ, không muốn rời làng đi tản cư. 8
  9. - Nhớ làng da diết (nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em nhớ làng quá) - Nghe được những tin hay (tin chiến thắng của quân ta) ruột gan ông múa lên vui quá. => Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê biểu hiện của tình yêu làng tha thiết. b) Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc + Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: bẽ bàng, đau đớn; ông xấu hổ, tủi thân, lúc nào cũng lo lắng, chột dạ, nơm nớp; thù làng; trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng. - Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả sau: + “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ”, “nước mắt ông lão giàn ra” tin đến đột ngột, bất ngờ, cảm thấy bị xúc phạm, trong ông dấy lên nỗi đau đớn, bẽ bàng. + Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ ( cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch ) diễn tả nỗi nhục nhã ê chề, nỗi đau đớn tái tê. + Hàng lọat câu hỏi, câu cảm thán, diễn tả những cung bậc cảm xúc của ông Hai, chứng tỏ tin đó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông với sự ngờ vực chưa tin, sự bế tắc vào cuộc sống phía trước Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng ông cùng nỗi xót xa tủi hổ của ông. + Dẫn đến cuộc xung đột nội tâm: ông băn khoăn kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được đưa ông đến lựa chọn dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” => tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình cảm đối với làng quê nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng. Vì vậy càng đau xót, tủi hổ. + Ông trò chuyện với đứa con út để vơi bớt buồn khổ. Trong lời tâm sự chứa đựng:Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng. - Tâm trạng của ông Hai thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam. =>Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. c.) Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính: +- Tâm trạng ông Hai khác hẳn: Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng được minh oan: mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con; lật đật sang nhà ông Thứ, đi lên nhà trên, bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng. + Ông Hai tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, + Ông Hai đi khoe nhà ông bị đốt cháy. - Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Ông hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân Việt Nam yêu làng, tình yêu ấy gắn bó và thống nhất với tình yêu nước và tình cảm kháng chiến trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3* Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống truyện đặc sắc; miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên. *Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp II. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long ( Nhân vật Anh thanh niên) 9
  10. 1. * Tác giả: -Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê: Duy Xuyên - Quảng Nam. -Chuyên viết truyện ngắn và bút kí. -Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ. *Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập “Giữa trong xanh” (1972). - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu đựợc cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước 2. Nội dung: Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. * Tóm tắt - Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trò chuyện, người hoạ sĩ và cô gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Với tình yêu cuộc sống, lòng say mê công việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và không cô đơn - Cuộc gặp gỡ và trò chuyện vui vẻ của bác lái xe, người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên về cuộc sống, công việc Anh thanh niên biếu quà cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trước căn nhà gọn gàng, ngăn nắp với bàn ghế, tủ sách, biểu đồ, thống kê đã làm cho những người khách thích thú và hẹn ngày sẽ trở lại * Anh là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt: - Là “người cô độc nhất thế gian”: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng sống giữa “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người. - Công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động mặt đất” * Anh là người có tinh thần trách nhiệm và say mê với công việc. - Luôn say mê công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi anh ý thức được công việc mình làm giúp ích cho sản xuất và chiến đấu của Tổ Quốc. - Kiên trì không ngại gian khổ, khó khăn mặc dù sống trong hoàn cảnh đặc biệt: làm việc một mình trên núi cao, gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. - Thạo việc và làm việc một cách tỉ mỉ và chính xác: không nhìn máy cháu nhìn gió lay lá, nhìn sao trời có thể nói được mây, tính được gió. * Là người giản dị, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. + Sống giản dị “Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. + Sống với lí tưởng và hoài bão phục vụ đất nước” “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi một mình được? + Khiêm tốn không để cho hoạ sĩ vẽ mình và giới thiệu những con người lao động khác * Là người có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng và có cuộc sống hết sức phong phú. + Luôn cởi mở, chân thành, quan tâm, chu đáo với mọi người: tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng hoa cho cô gái, biếu mọi người làn trứng để ăn trưa-> tấm lòng nhân hậu. + Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, phong phú: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà 10
  11. Anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước ở miền lặng lẽ Sa Pa, là hình ảnh tốt đẹp của thế hệ trẻ- những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước. 3.Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hợp lí, tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất hoạ; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.  Ýnghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. III.Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) 1. *Tác giả: -Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. -Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. -Ông trở về Nam Bộ tham gia k/c chống Mĩ vừa sáng tác văn học. -Ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người ở vùng đất Nam Bộ. *Hoàn cảnh sáng tác: Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên. - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ - tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 2. Nội dung: Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. * Tóm tắt Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh chống Mĩ. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi con gái (bé Thu) lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và thăm con với tất cả lòng mong nhớ của mình - Khi gặp ông Sáu, bé Thu không chịu nhận ông là cha của mình, vì vết sẹo trên mặt đã làm cho ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em đã biết. Bé Thu đã cư xử với ông Sáu như một người xa lạ - Đến lúc bé Thu nhận ông Sáu là người cha thân yêu của mình thì cũng là lúc ông phải chia tay con trở lại chiến khu, tình cảm cha con trogn bé Thu trỗi dậy một cách mãnh liệt, thiết tha. Trước lúc chia tay, bé Thu dặn ông Sáu làm cho mình một chiếc lược bằng ngà voi - Nhớ lời dặn của con, ở chiến khu, ông Sáu đã dành tình cảm thương yêu của mìnhh để làm một chiếc lược ngà tặng con gái yêu của mình. Những trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông đã trao cây lược cho một người đồng đội nhờ về trao tận tay cho bé Thu a)Nh©n vËt bÐ Thu. Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc. - Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má. - Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha: + Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của cha Thu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy .những hành động chứa đựng sự lảng 11
  12. tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ. + Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơm Từ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ .nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần . đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương, bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. - Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba: + Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận. + Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nở Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người + Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu đựợc tác giả thể hiện thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con anh Sáu càng trở lên thiêng liêng sâu lặng. - Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc. - Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu. - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay. b)Nh©n vËt «ng S¸u: Lµ ng­êi cha th­¬ng yªu con v« cïng. - ¤ng h¸o høc, chê ®îi gi©y phót ®­îc gÆp con vµ khao kh¸t ®­îc nghe tiÕng gäi “ba” cña ®øa con. + C¸i t×nh cha con cø n«n nao trong con ng­êi anh, kh«ng chê xuång cËp bÕn anh nhón ch©n nh¶y thãt lªn, anh b­íc véi vµng nh÷ng b­íc dµi, võa b­íc võa khom l­ng ®­a tay ®ãn chê con. + Anh mong ®­îc nghe mét tiÕng gäi “ba” cña con bÐ, nh÷ng con bÐ ch¼ng bao giê chÞu gäi. - T×m ®ñ mäi c¸ch ®Ó gÇn gòi con, th­¬ng yªu con. + Suèt ngµy anh ch¼ng ®i ®©u xa, lóc nµo còng vç vÒ con. + Anh ngåi im gi¶ vê kh«ng nghe chê nã gäi “ Ba v« ¨n c¬m” + Trong b÷a c¬m, anh g¾p trøng c¸ cho con. 12
  13. - Hôt hÉng, ®au khæ khi con kh«ng nhËn m×nh lµ cha. + Anh kh«ng gh×m næi xóc ®éng, vÕt thÑo dµi bªn m¸ ®á öng, giÇn giËt, giäng lÆp bÆp, run run; Ba ®©y con + Anh ®øng s÷ng, nh×n theo con, nçi ®au ®ín khiÕn mÆt anh sÇm l¹i, hai tay bu«ng xuèng nh­ bÞ g·y. + Anh quay l¹i nh×n con võa khe khÏ l¾c ®Çu c­êi. Cã lÏ v× khæ t©m ®Õn nçi kh«ng khãc ®­îc nªn ph¶i c­êi vËy th«i. - Bùc m×nh tr­íc sù th¸i qu¸ cña bÐ Thu, qu¸ th­¬ng con «ng kh«ng k×m næi c¶m xóc vµ ®· ®¸nh con: GiËn qua kh«ng kÞp suy nghÜ, anh vung tay ®¸nh vµo m«ng con bÐ vµ hÐt lªn: - Sao mµy cøng ®Çu qu¸ vËy, h¶? - H¹nh phóc tét cïng, nhí th­¬ng tét ®é khi con nhËn ra anh lµ “ba” trong tiÕng thÐt; anh «m con “rót kh¨n lau n­íc m¾t råi hån lªn m¸i tãc con” - Vµo chiÕn tr­êng: + Hèi hËn, day døt v× ®¸nh con. + Dån toµn bé niÒm say mª, t×nh yªu th­¬ng ®Ó lµm chiÕc l­îc cho con, anh kh¾c lªn chiÕc l­îc dßng ch÷” Yªu nhí tÆng Thu, con cña ba” dßng ch÷ chøa bao nhiªu t×nh c¶m s©u nÆng cña ng­êi cha. + Tr­íc khi hy sinh, «ng nhê b¹n m×nh chuyÓn c©y l­îc ®Õn cho bÐ Thu. ChiÕc l­îc lµ biÓu t­îng cña t×nh phô tö, lµ chiÕc l­îc yªu th­¬ng. 3.Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên  Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. IV.Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) 1. Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. 2. Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. 3.Nội dung: Văn bản đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. * Tóm tắt: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về ba nữ thanh niên xung phong Nho, Phương Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện với “thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là sức gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. * Những cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường. - Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối. + Hoàn cảnh sống vô cùng gian khổ, ác liệt: đóng quân ở một cái hang giữa một vùng trọng điểm. 13
  14. + Công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức: chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch - Họ đều có phẩm chất chung của những chiến sĩ TNXP ở chiến trường. + Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ . + Lòng dũng cảm không sợ hy sinh . + Có tình đồng đội gắn bó. - Họ là những cô gái trẻ yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ và thích làm đẹp cho cuộc sống. - Mỗi người có một tính cách và sở thích riêng: + Chị Thao từng trải, chăm chép bài hát dù giọng chua và hát sai nhịp. + Nho vô tư hồn nhiên, thích thêu thùa. + Phương Định mơ mộng, thích hát và ngồi bó gối mơ màng, hay soi gương. * Nhân vật Phương Định. - Là người con gái nhạy cảm, hồn nhiên và thích mơ mộng. + Thường sống với kỷ niệm nơi thành phố quê hương mình, có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ. Những kỷ nệm ấy vừa là niềm khao khát, giúp Phương Định có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách. + Giáp mặt với đạn bom, quen với sự nguy hiểm vẫn giữ được nét hồn nhiên con gái: hay hát và thích hát, hay chú ý đến hình thức bản thân + Một cơn mưa đã trên cao điểm cũng làm sống dậy trong cô bao kỉ niệm - Là một thanh niên xung phong rất dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ: Một mình phá quả bom trên đồi, bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm . Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” - Phương định yêu mến những người đồng đội và cả đơn vị mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. -> Ph­¬ng §Þnh tiªu biÓu cho thÕ hÖ thanh niªn thêi kh¸ng chiÕn chèng Mü: dòng c¶m, cã t©m hån trong s¸ng, chÝnh hä ®· lµm nªn th¾ng lîi cho cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü vÜ ®¹i cña d©n téc 4. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện là nhân vật chính. - Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên 5. Ý nghĩa:Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ. Dàn bài: Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" 1. Mở bài Giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và các nhân vật trong truyện. 14
  15. - "Những ngôi sao xa xôi" " của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của " Tổ trinh sát mặt đường" trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, gian khổ là đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu và phá bom nổ chậm, trong khi ấy thần chết là một tay không thích đùa luôn lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Xong việc từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên, khi cười, khuôn mặt thì lem luốc. - Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. 2. Thân bài - Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. - Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng. - Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng. - Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. - Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng. 3. Kết luận "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. 15
  16. - Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ. Câu 1 (2,0 điểm) Hãy kể tên các thành phần biệt lập. Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ. b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào? Câu 3 (2,0 điểm) Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. Câu 4 (4,0 điểm) Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂY HỒ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 MÔN : NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN : 90 PHÚT Phần 1 (4.0 điểm) Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê viết: “Uống sữa xong Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng Chị Thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gả, không nhìn tôi: - Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhấtt ,hát đi. 16
  17. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. .” Đó là dân ca Ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” l. Xét về mặt cấu tạo, các câu “Thích Ca-chíu-sa của Hồng quân Liên Xô. " ,“Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ” ” “Thích nhiều. ” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu hiệu quả diễn đạt của các câu ấy trong đoạn văn 2. Phương Định thích hát và mặc dù hiểu “những tình cảm gì đang quay cuồng” trong chị Thao nhưng cô không hát khi chị yêu cầu, thậm chí còn “đâm cáu với chị”. Hãy đặt mình vào vị trí của Phương Định trong tác phẩm để lí giải những tình cảm của chị Thao và hành động của chính Phương Định. 3. Đọc đoạn văn có thể thấy Phương Định rất hiểu chị Thao. Có lẽ vì thế mà tình cảm giữa họ không chỉ là tỉnh đồng đội giữa những người cùng chung nhiệm vụ mà còn là một tình bạn đẹp. Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi về để tài tình bạn đẹp Phần 11( 6.0 điểm): Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: “Ta làm con chim hót” 1. Chép 7 câu tiếp theo để đoạn thơ được hoàn thành. 2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ hoàn cảnh ra đời đó em hiểu gì về nhà thơ? 3. Trong đoạn thơ em vừa chép có những hình ảnh được lặp lại từ khổ thơ đầu. Đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy trong việc lập lại ở đoạn thơ em vừa chép? 4. Để phân tích đoạn thơ em vừa chép, có bạn viết câu chủ đề như sau: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn được dâng hiến cho cuộc đời chung. Coi đó là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn theo kiểu Tổng— Phân— Hợp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép lặp và một câu có một thành phần biệt lập (xác định rõ phép lặp và gọi tên thành phần biệt lập). 17