Đề cương ôn thi chọn học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 1

doc 4 trang thungat 4150
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi chọn học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_1.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi chọn học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 1

  1. I. Phần đọc – hiểu: Đề 1 A. Đọc thầm bài : BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. Theo Những câu chuyện về tình bạn * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1- 0.5) A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5) A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. 3. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (M2 - 0.5) A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con. B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. 4. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3 – 0,5) Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em. 5. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M3- 1) 6. Đặt đấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3- 0.5) Vì bỏ mặc bạn khi gặp nguy hiểm Gà con cảm thấy xấu hổ. 7. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu văn sau: (M2- 1) Vịt con lao xuống hồ cứu Gà con lên bờ. 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: . (M3- 0,5) Bạn Hoa được bố dẫn về quê trong dịp hè vừa qua
  2. 9. Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hoá. (M4- 1) 10. Hãy viết tìm 1câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?”. (0.5) 11. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. 12. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3- 1) Vịt con đáp - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà Đề số 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? A. Tả mùa xuân. B. Tả cây gạo. C. Tả chim. D. Tả cả cây gạo và chim. Câu 2. Bài văn tả hoa gạo màu gì? A. Màu trắng B. Màu vàng C. Màu đỏ D. Màu tím Câu 3.Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? A. Vào mùa xuân B. Vào mùa hạ C. Vào mùa đông D. Vào hai mùa kế tiếp nhau Câu 4. Nhìn từ xa cây gạo giống như ? A. Một ngôi nhà cao tầng
  3. B. Một cây thông C. Một tháp đèn khổng lồ D. Những ngọn lửa hồng tươi. Câu 5. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa? A. Cây gạo B. Cây gạo và chim chóc C. Cây gạo, chim chóc và con đò D. Chim chóc và con đò Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? A. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn. B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. C. Cây gạo cao lớn, hiền lành. D. Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến. * Viết tiếp vào chỗ chấm: Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào ? Cây gạo được so sánh với Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì ? Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây? Mùa xuân cây gạo nở hoa rất đẹp. Câu 10: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh: Chim chích và sâu đo Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. Bỗng một con chim chích sà xuống: - A, có một tên sâu rồi. Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh rồi quát lên. - Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo cây hồng cao bao nhiêu. Ta có ích như vậy, sao lại bắt ta? - Chim chích phân vân: "Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi. Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật không?" Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm. Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền. Nó nghĩ: "Mình đo cây hồng Mình phải được trả công chứ!" Hôm sau, chim chích bay tới. Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng: "Ô, sao mầm cây gãy cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!" Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo. Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi Nhưng lần này thì đừng hòng! Chim chích mổ một cái thế là đi đời sâu đo. Theo Phương Hoài 1. Con sâu đo trong bài là con vật: (0.5đ) A. Nguy hiểm chuyên phá hại cây xanh. B. Hiền lành, giúp ích cho cây xanh. C. Siêng năng vừa có ích, vừa có hại cho cây xanh. 2, Chim chích mắc lừa sâu đo là do: (0.5đ)
  4. A. Chim chích nhìn thấy sâu đo đang làm việc miệt mài để đo cây hồng. B. Chim chích nửa ngờ, nửa tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. C. Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo. 3. Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?(0.5đ) A. Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn. B. Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu đo hại cây. C. Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây. 4. Hãy gạch dưới từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong câu: (0.5đ) "Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm." 5. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (0.5đ) Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm. 6. Trong các câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? (0.5đ) A. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích nhà nông. B. Chim chích là chú chim hiền lành, chuyên bắt sâu, giúp ích nhà nông. C. Chim chích là chú chim, hiền lành, chuyên bắt sâu giúp ích, nhà nông.