Đề cương ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3

doc 3 trang thungat 10701
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_tieng_viet_lop_3.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. Họ và tên: LỚP 3 ÔN TẬP A, TIẾNG VIỆT Đọc thầm, dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: HÃY CAN ĐẢM LÊN Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn. Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm! Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng can đảm vượt lên chính mình để chiến thắng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm, khó khăn. (Theo Hồ Huy Sơn) Câu 1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì? a, Đi chơi công viên. b, Đi cắm trại. c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Câu 2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà? Câu 3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ? a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Câu 4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì? Câu 5. Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học nào? Câu 6, Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ Để làm gì? ”: Em muốn học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng. Câu 7, Trong câu: " Giọt sương đêm long lanh nằm nghiêng trên phiến lá. " Giọt sương được nhân hóa bằng cách nào?
  2. a. Nói với giọt sương như nói với người. b. Gọi giọt sương bằng một vốn từ dùng để gọi người c. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để nói về giọt sương. Câu 8, Tách đoạn văn sau thành các câu, sử dụng dấu chấm và viết lại cho đúng chính tả: “ Đàn gia súc trở về giữa cảnh tưng bừng náo nhiệt ấy còn gì thú vị bằng cảnh sắp xếp nơi ăn chốn ở này lũ cừu đực già xúc động gặp lại cái máng ăn cũ của mình còn bầy cừu non, những con bé tí mới sinh ra trong chuyến đi chưa bao giờ biết đến trang trại thì ngơ ngác nhìn nhau” B, TOÁN: Câu 1. Đặt tính rồi tính: 49085 + 13267 68425 - 19049 2107 × 4 32481 : 6 Câu 2. Tính nhẩm : 90 000 - 40 000 – 20 000 = 80 000 – 60 000 : 2 = 30 000 × 2 – 40 000 = 70 000 – ( 10 000 + 20 000 ) = . Câu 3. Một cửa hàng có 256 gói bánh đóng vào 4 thùng. Hỏi 6 thùng bánh như thế thì cần bao nhiêu gói bánh ? Câu 4. Mẹ có 4 túi gạo nếp. Biết rằng sau khi biếu đi 14 kg gạo thì còn lại 2 túi gạo nếp. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu ki – lô - gam gạo nếp? CHÚC CON LÀM BÀI TỐT ! ☺