Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN VĨNH BẢO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn Ngữ văn 7, năm học 2017-2018 Năm học 2017-2018 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I (4 điểm) Thứ sáu, ngày 28 "En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát". (Trích Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô- đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn) Câu 1: Tác giả Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi là nhà văn nước: A. I-ta-li-a (Ý) B. Nga C. Pháp D. Mĩ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong phần trích trên là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3: Trong văn bản "Mẹ tôi" mà em đã học, hành động nào của nhân vật En-ri-cô đã khiến cho người cha tức giận? A. Bỏ học theo bạn bè đi chơi B. Thiếu lễ độ với người cha C. Thiếu lễ độ với mẹ. D. Thiếu lễ độ với cô giáo Câu 4: Trong câu "Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết dường nào!" có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ D. Bốn quan hệ từ Câu 5: Câu văn "Con hãy nấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học nàm quân đội và coi sự ngu dốt là thù địch." đã mắc lỗi gì? Hãy chép lại câu văn và sửa lại cho đúng. Câu 6: Cụm từ "tên lính nhỏ" trong đoạn trích trên là chỉ ai? Em tự thấy mình là "người lính hèn nhát" hay "người lính dũng cảm" trên mặt trận học tập? Vì sao? Câu 7: Hãy viết một đoạn văn (không quá 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự hèn nhát trong học tập. Phần II: (6 điểm) Quan sát ba bức tranh dưới đây! Nhiều rác quá! bẩn quá! ??? Dòng sông xưa? Dòng sông nay? Dòng sông mai sau? Đề bài: Từ sự gợi ý về ba bức tranh trên, em hãy viết một bài văn biểu cảm về con sông quê hương. ===Hết===
  2. PHÒNG GD& ĐT VĨNH BẢO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA KSCL CUỐI HỌC KÌ I ( Đáp án có 03 trang ) Năm học: 2016-2017 Môn Ngữ văn 7 I. Phần Đọc - Hiểu (3.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Phần I (4 điểm) 4 đ 1 A. T-ta-li-A (Ý) 0,25 2 D. Biểu cảm 0,25 3 C. Thiếu lễ độ với mẹ 0,25 4 B. Hai quan hệ từ ( nếu-thì) 0,25 - Sai về lỗi chính tả ( nấy sách vở, nàm quân đội) 5 - HS sửa lại câu văn được hai lỗi chính tả đó: "Con hãy lấy sách vở làm khí 0.5 giới, lấy lớp học làm quân đội và coi sự ngu dốt là thù địch". - Cụm từ "tên lính nhỏ" chỉ En-ri-cô (đứa con) ( 0,25 đ) - HS tự nhận thấy mình là người lính hèn nhát" hoặc "người lính dũng cảm" trên mặt trận học tập ( 0,25 đ). 6 - HS lý giải: 1.0 + Là "người lính hèn nhát" vì còn ngại khó, ngại khổ trong học tập, còn đầu hàng nhiều bài tập khó, bị nhiều điểm kém ( 0,25 đ) + Là "người lính dũng cảm" vì hăng say trong học tập, không bỏ cuộc trước những bài tập khó, luôn được điểm cao ( 0,25 đ) *HS nêu được các ý sau: - Hiểu biết về hèn nhát: Hèn nhát là sự yếu đuối, là không mạnh mẽ, thiếu ý chí quyết tâm, không dám làm việc gì / trái với dũng cảm (0,25 điểm) - Hậu quả của sự hèn nhát: + Hèn nhát trong học tập khiến hoc sinh trở nên yếu duối, lười nhác, thiếu ý chí, nghị lực, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, không thành công trong cuộc sống, không làm gì có ích cho xã hội + Sự hèn nhát sẽ dẫn đến hậu quả khiến HS đánh mất chính mình, đánh mất bản chất tốt đẹp của con người, đánh mất những ước mơ, những hoài bão, những hy 7 vọng mà bản thân từng ấp ủ trong học tập và cuộc sống. 1.5 + HS có thể rộng sang sự hèn nhát trong cuộc sống: chạy trốn sự khó khăn, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, không dám bảo vệ chính nghĩa và cái đúng, đùn đẩy, thậm chí trở thành kẻ phản bội những nguy hiểm cho bạn bè, người thân và đồng loại. + Một ý khác nếu thấy hợp lí * Cứ đạt 01 trong 4 ý trên hoặc ý khác hợp lí cho 0,5 điểm, tổng không quá 1 điểm. - Bày tỏ thái độ, hành động: Hèn nhát trong học tập là đáng lên án, đáng phê phán. HS cần rèn luyện cho mình thái độ đúng đắn trong học tập với ý chí quyết tâm, không bỏ cuộc (0,25 điểm). II Phần II (6 điểm) 6.0 Đề văn yêu cầu biểu cảm về dòng sông, một hình ảnh quen thuộc đối với học sinh. Tuy nhiên, đề gợi ý học sinh bằng việc quan sát ba bức hình đã cho để lập ý cho bài văn của mình: dòng sông xưa (dòng sông tuổi thơ, dòng sông mát mẻ, trong lành ); dòng sông nay (dòng sông ô nhiễm, rác rưởi, chết chóc); dòng sông mai sau (trong lành, hay ô nhiễm, đẹp hay xấu là một dấu hỏi) phụ thuộc vào sự tưởng tượng của học sinh gắn liền với nhận thức, hành động của con người trong hiện tại, từ đó hướng tới những hành động, mong muốn, ước vọng tốt đẹp cho dòng sông quê hương. Vì vậy, học sinh phải bám sát vào yêu cầu của đề để lập ý cho bài viết của mình. Dưới đây là những yêu cầu cần đạt:
  3. a. Hình thức và kĩ năng: - Tạo được bài văn có bố cục ba phần, chữ viết sạch đẹp, hạn chế lỗi chính tả 0.5 - Đúng kiểu bài văn biểu cảm, biết cách lập ý theo định hướng của đề bài 0.5 - Biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm b. Nội dung: * Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về dòng sông quê hương và tình cảm của bản thân về dòng 0.5 sông quê hương * Thân bài: 4.0 - Vài nét về vị trí, hình dáng, tên sông, cảnh sắc con sông 0.5 - Hồi tưởng lại dòng sông xưa (bức tranh thứ nhất) để bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về vẻ đẹp của dòng sông và những kỉ niệm của tuổi thơ gắn bó với dòng sông: + Những cảm xúc, suy nghĩ về vẻ đẹp đôi bờ với rặng cây, đàn trâu, bãi cỏ, âm thanh bên sông + Những cảm xúc, suy nghĩ về vẻ đẹp trong lành, mát mẻ, lung linh huyền ảo của 1.0 dòng sông lúc sáng sớm, chiều hôm, những đêm trăng, những con thuyền,. âm thanh + Những cảm xúc về những kĩ niệm của tuổi thơ trên dòng sông, trên dòng sông + Một ý khác hợp lý * Chú ý: Các yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là cái cớ để biểu cảm * Cứ đạt 1 ý trên cho 0,5 điểm - Cảm xúc, suy nghĩ về dòng sông trong hiện tại tại được gợi ra từ bức tranh thứ hai để học sinh liên hệ thực tế học sinh nhận thấy dòng sông hiện nay bị ô nhiễm để bày tỏ cảm xúc + Những cảm xúc, suy nghĩ (đau xót, buồn bã, giận dữ ) của bản thân về màu nước sông bị ô nhiễm trước hành động vô thức của con người + Những cảm xúc, suy nghĩ (đau xót, buồn bã, giận dữ ) của bản thân về rác thải, nước thải đổ xuống dòng sông, trên bờ sông 1.0 + Những cảm xúc, suy nghĩ (đau xót, buồn bã, giận dữ ) về sự hủy diệt của con người với các loại cá trên dòng sông + Những cảm xúc, suy nghĩ (đau xót, buồn bã, giận dữ, nuối tiếc.) về vẻ đẹp của dòng sông xưa + Một ý khác hợp lý * Cứ đạt 01 ý trên cho 0,5 điểm tổng không quá 1 điểm của mục này. - Cảm xúc, suy nghĩ về dòng sông mai sau: + Dòng sông "mai sau" trong tưởng tượng của học sinh đẹp hay xấu tùy thuộc vào sự tưởng tượng, sự mong muốn của học sinh (dòng sông mai sau ô nhiễm, biến mất với cảm xúc đau xót, nuối tiếc; dòng sông đẹp đẽ, nên thơ, hiền hòa, mát mẻ, trong lành với những mong muốn khát khao, mơ ước ) 1.0 + HS bày tỏ những khát vọng, mong muốn với những tình cảm đẹp đẽ và hành động của bản thân, của mọi người để làm đẹp cho dòng sông, cho quê hương + Một ý khác hợp lý * Mỗi ý trên cho 0,5 điểm, tổng không quá 1 điểm của mục này. * Kết bài: - Khẳng định tình cảm gắn bó với dòng sông, những ước vọng tốt đẹp cho dòng 0.5 sông, cho quê hương * Chú ý:
  4. - HS chỉ đạt điểm tối đa cho các ý nếu các ý trên dựng thành đoạn, yếu tố biểu cảm kết hợp chặt chẽ với yêu tố miêu tả, tự sự - Đối với những bài viết không bám vào đề, chỉ là bài văn biểu cảm đơn thuần về dòng sông nếu phần thân bài trùng ý nào theo những định hướng trên thì cho điểm ý đó. - Đối với các bài văn lạc sang bài văn miêu tả dòng sông, nếu chữ viết sạch đẹp cho tối đa 1/2 điểm của bài văn.