Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Xuyên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 150phút) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn tin sau: Cô là người con gái thứ 20 mươi trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được. Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban. Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào cuộc thi chạy và về cuối cùng. Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối. Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiết tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Sau đó cô đã dành được 3 huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph. (Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ) Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên? Câu 2: ( 7,0 điểm) Khi nhận xét về văn học từ sau Cách mạng tháng tám- 1945, có ý kiến cho rằng: “Các tác phẩm đã phản ánh được những tình cảm truyền thống cao đẹp và mới mẻ của con người Việt Nam qua những biến cố lớn lao của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”. Hãy phân tích một số tác phẩm văn xuôi lớp 9 đã học trong giai đoạn này để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. Đáp án Môn Ngữ văn: Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 1. Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 (3 điểm) - HS hiểu đúng yêu cầu dề bài, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội - Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, tránh lỗi sai về dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được: a. Giải thích ý nghĩa của đoạn tin: 0,5 - Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ có tên là Wilma Rudolph. Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếu tháng, lên 4 tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã phải kiên trì tập luyện để có thể đi lại bình thường. Lên 9 tuổi cô đã có thể tự đi, đến năm 13 tuổi cô đã đi lại được và có ước mơ trở thành vận động viên điền kinh. Sau nhiều lần thất bại (về cuối các cuộc thi) cô vẫn không nản lòng. Sau nhiêu năm cố gắng cô đã chiến thắng và giành được 3 huy chương vàng Olimpic. - Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người không bao giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng. b. Bàn luận, mở rộng vấn đề: 1,5 - Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật ). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế” - Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ: + Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc sống. + Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần phải có ý chí nghĩ lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống. - Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội với họ: + Cảm thông, tôn trọng, không xa lánh + Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng. - Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý chí, ước mơ, hoài bão. c. Liên hệ bản thân và rút ra bài học: 0,5 - HS tự liên hệ và rút ra bài học theo suy nghĩ của mình. Câu 2 1. Yêu cầu về kỹ năng: 0,5 (7 điểm) - HS cần xác định được kiểu bài nghị luận văn học - Xác định được phương pháp lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích - Phạm vi tài liệu: một số tác phẩm văn xuôi lớp 9 đã học trong giai đoạn này - Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, tránh lỗi
  3. sai về dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề: Các tác phẩm đã phản ánh được những tình cảm truyền thống cao đẹp và mới mẻ của con người Việt Nam qua những biến cố lớn lao của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. a. Giải thích nhận định: 2,0 *Nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử: - Trong cuộc đụng đầu ác liệt của cả dân tộc chống lại hai kẻ thù lớp là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng CNXH, những tình cảm truyền thống càng được tôi luyện, bộc lộ cụ thể, đa dạng hơn, đồng thời cũng mang tính chất và mức độ cao đẹp, mới mẻ hơn. - Những tình cảm chủ yếu đó là: tình yêu làng quê, yêu đất nước, thủy chung với cách mạng, tình cha con, tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao động *Giải thích: truyền thống cao đẹp và mới mẻ: - Truyền thống cao đẹp: là những tình cảm đã có trong văn học trung đại, sâu đậm, nổi bật, nay được kế thừa và phát huy. - Mới mẻ: Là sự khác biệt về cảm hứng của văn học sau 1945 với văn học trung đại. + Yêu nước không chỉ có ở các đấng bậc, các trang nam tử, công hầu, khanh tướng tên tuổi mà ở trong mọi tầng lớp nhân dân. Nó không phải là bổn phận trung hiếu mà từ sự giác ngộ sâu sắc của người nông dân. + Yêu nước không phải được biểu hiện trong những hành động xả thân cứu chúa, quên ăn quên ngủ, bắt sống- giết chết tướng giặc mà ở ngay những hành động, ý nghĩa giản dị đời thường nhất. Yêu nước, vì nước nhưng không quên gia đình, quên mất cá nhân, biết hi sinh cái riêng cho cái chung. + Không mong nổi tiếng để lưu tiếng thơm muôn đời mà âm thầm lặng lẽ. Mỗi con người đều tự hào lấy công việc làm tên gọi cho mình b. Chứng minh nhận định: 3,0 *Tình yêu quê hương sâu nặng trong tác phẩm Làng- Kim Lân: - Tình yêu quê hương luôn gắn liền với tình cảm thủy chung với cách mạng và gắn bó với cụ Hồ. Tình yêu đó gắn với sự thay đổi trong nhận thức của người nông dân buổi giao thời. Từ tình yêu làng Dầu còn cạn hẹp, ông Hai đã cảm thấy tự hào về truyền thống cách mạng của làng Dầu. Ông là người luôn có trách nhiệm với làng của mình. Ông căm giặc Tây, tin yêu cách mạng, thủy chung son sắt với cụ Hồ, lòng yêu nước xuất phát từ tình yêu làng xóm nhưng đã trở thành tình cảm bao trùm. Đó là quá trình giác ngộ sâu sắc của ông Hai. - Tình yêu nước luôn được đặt trong những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Qua lời đối thoại với thằng con út, ta thấy ông Hai xót xa, uất ức, cay đắng, tủi nhục khi bị coi là người dân làng Việt gian. Ông thấy sung sướng cực điểm khi tin đồn được cải chính. Ông là người coi
  4. trọng danh dự. Lòng yêu nước là danh dự, là tài sản lớn nhất của ông. Làm cho tình yêu làng quê càng thêm cao đẹp trong sáng. *Tình cha con trong tác phẩm: Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng: - Tình cha con luôn gắn liền với những hi sinh vì nhiệm vụ cách mạng. Tình cha con thật sâu nặng và cảm động. Ông Sáu đã dành hết tình cảm, tình yêu thương của người cha cho con. Còn bé Thu thì dành cho cha một tình cảm hồn nhiên và mãnh liệt. - Bên cạnh đó còn là tình đồng chí đồng đội cao đẹp thiêng liêng. Họ đã biết hi sinh tình riêng cho sự nghiệp chung. Tình cảm riêng ấy đã biến thành tình đồng chí đồng đội. - Bé Thu luôn cảm thấy tự hào về người cha, đã tự nguyện đi tiếp sự nghiệp của cha, trở thành cô giao liên dũng cảm. Tình cha con tiếp thêm sức mạnh chiến đấu, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, chuyển thành tình đồng chí thiêng liêng cao đẹp. *Tình yêu công việc, yêu đất nước nhiệt thành trong: Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long: - Tình yêu công việc, yêu đất nước nhiệt thành trong: Lặng lẽ Sa Pa là tình yêu có lí tưởng của thế hệ trẻ. Tình yêu lao động là thái độ miệt mài, say mê trong lao động sáng tạo, hiểu biết tỉ mỉ chính xác công việc, biết hợp tác và cống hiến hết mình cho công việc Lao động lấy hiệu quả cao phục vụ cộng đồng là thước đo. Tình yêu con người với con người thật tận tụy, chân thành, cởi mở. Lối sống tích cực, trẻ trung, nồng hậu đã đem lại cho ta lòng tin yêu cuộc sống c. Bình luận, mở rộng vấn đề: 1,5 - Những đặc sắc trong việc tạo tình huống, cách chọn ngôi kể, lối nhập vai kể các tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực những tình cảm truyền thống cao đẹp và mới mẻ của con người Việt Nam qua những biến cố lớn lao của hai cuộc kháng chiến ác liệt. Đã để lại cho ta nỗi xúc động, niềm khâm phục, sự tự hào . - Đây là một trong những thành tựu của văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng 8- 1945. Các tác phẩm văn xuôi đã phản ánh những tình cảm vừa truyền thống vừa mới mẻ. Nó khẳng định sự đổi mới trong nội dung và hình thức của văn xuôi cách mạng so với văn xuôi trước cách mạng. - Góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh và tô đậm truyền thống yêu nước, những tình cảm nhân văn của dân tộc. Nó khẳng định tên tuổi và tài năng của các nhà văn hiện đại.