Đề khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 8 - Lần 1 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang thungat 4190
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 8 - Lần 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_8_lan_1_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 8 - Lần 1 - Năm học 2016-2017

  1. ĐỀ KHẢO SÁT HS GIỎI MÔN VẬT LÍ 8 (Lần 1) Năm học 2016-2017 Thời gian: 150 phút Câu 1. Một chuyển động trong nữa đầu quãng đường, chuyển động có vận tốc không đổi v1, trong nữa quảng đường còn lại có vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường. Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình này không lớn hơn trung bình cộng của hai vận tốc v1 và v2. Câu 2.An và Bình cùng đi từ A về B( AB=7,5 km). An đi với vận tốc 15km/h, Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút a, Tìm vận tốc của Bình b, Để đến nơi cùng lúc với An thì Bình phải đi với vận tốc bao nhiêu? Câu 3. Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đi về B. Người thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 20 km/h và nữa quãng sau với vận tốc 60km/h. Người thứ hai đi với vận tốc 60km/h trong nửa thời gian đầu và với vận tốc 20km/h trong nửa thời gian sau a, Tính vận tốc trung bình của mỗi người. b, Nếu người thứ hai xuất phát muộn hơn người thứ nhất 30 phút thì hai người sẽ đến B cùng lúc. Tính quãng đường AB. Câu 4.Toa xe lửa có khối lượng 40 tấn có 4 trục bánh sắt, mỗi trục bánh có hai bánh xe, diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt ray là 5 cm2. a, Tính áp suất của toa xe lên ray khi toa đỗ trên đường bằng. b, Tính áp suất của toa xe lên nền đường nếu tổng diện tích tiếp xúc của đường ray và tà vẹt với mặt đường ( phần chịu áp lực ) là 2m2 Câu 5.Hai gương phẳng như hình vẽ a,Trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt trên gương G2 đến G1 rồi đi qua B. b,Trình bày cách vẽ và vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt trên gương G1 đến G2 rồi đi qua B.
  2. ĐỀ KHẢO SÁT HS GIỎI MÔN VẬT LÍ 8 (Tháng 6/2020) Thời gian: 150 phút Câu 1. Một chuyển động trong nữa đầu quãng đường, chuyển động có vận tốc không đổi v1, trong nữa quảng đường còn lại có vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường. Chứng tỏ rằng vận tốc trung bình này không lớn hơn trung bình cộng của hai vận tốc v1 và v2. Câu 2.Một ô tô chuyển động trên nửa đầu đoạn đường với vận tốc 60km/h. Phần còn lại nó chuyển động với vận tốc 15km/h trong nửa thời gian đầu và 45km/h trong nửa thời gian sau. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường. Câu 3 Người ta dùng MFN để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. a, Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài MFN b,Thực tế có ma sát và lực kéo là 150N. Tính hiệu suất của MFN Câu 4.Hai gương phẳng hợp với nhau 1 góc 300 như hình vẽ a,Trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt trên gương G2 đến G1 rồi đi qua B. b,Tính góc hợp bởi tia tới G2 và tia phản xạ cuối cùng. Câu 5. Cho AB=3,5cm ; BC=1,2cm ; m1=14kg a, Để hệ thống cân bằng thì m2=? ( Bỏ qua ma sát và khối lượng của dây nối) b,Muốn vật m1 chuyển động đều đi lên thì m2 có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu? Biết lực cản tác dụng lên m1 trong quá trình di chuyển là 10N 0 Câu 6 a, Thả một miếng sắt có khối lượng m1=200g ở nhiệt độ t1=500 C vào m2= 2kg nước ở 200C. Khi hệ cân bằng thì nhiệt độ là 240C. Tính nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Cho Cs=460 J/kg.K; Cn=4200J/kg.K. b,Người ta đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh thì thấy nhiệt độ của nước lạnh 0 0 tăng thêm 5 C. Biết nhiệt độ chênh lệch ban đầu của chúng là 80 C. Tìm tỉ số m1/m2