Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt_le_loi.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Lê Lợi
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 10 A I.Trắc nghiệm khách qua(4 điểm) Câu 1: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì? A. Thời kì thịnh đạt. B. Thời kì Ăng-co. C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Bay-on. Câu 2: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng? A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ. B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá. C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Con người đã biết sử dụng kim loại. Câu 3: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia? A. Đạo phật Đại thừa. B. Đạo phật Tiểu thừa. C. Đạo Hin-đu. D. Đạo Ki-tô. Câu 4: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra? A. Xuất hiện tư hữu. B. Xuất hiện giai cấp. C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo. D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa. Câu 5: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu- nghèo là những hệ quả của việc sử dụng A. công cụ đá mới. B. công cụ bằng kim loại. C. công cụ bằng đồng. D. công cụ bằng sắt. Câu 6: Buổi đầu thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là A. đồng thau-đồng đỏ-sắt. B. đồng đỏ-đồng thau-sắt C. đồng đỏ-kẽm-sắt. D. kẽm-đồng đỏ-sắt Câu 7: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã? A. Trồng lúa nước B. Trị thủy C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công Câu 8: Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là A. Quý tộc, nông dân, nô lệ. B. Chủ nô, quý tộc, nông dân công xã. C. Chủ nô, dân thành thị, nô lệ. D. Quý tộc, dân thành thị, nô lệ. II.Tự luận(6 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây về điều kiện tự nhiên, nền tảng kinh tế, thời gian hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị?
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 11 A I.Trắc nghiệm khách qua(4 điểm) Câu 1. Buổi đầu thời Cận đại, những ngành nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ? A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Nghệ thuật , âm nhạc, mĩ thuật. C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. D. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. Câu 2. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ? A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi. B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển. C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực. D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Câu 3. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là thời kì đánh dấu A. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. B. sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản. C. sự phát triển của chế độ phong kiến. D. sự phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Câu 4. Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo. C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế. D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 5. Vì sao cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam lại đến Nhật Bản để tìm con đường cứu nước cho dân tộc mình? A. Nhật Bản có cải cách Minh Trị và đánh thắng Nga trong chiến tranh Nga-Nhật(1904-1905). B. Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng. C. Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào chống thực dân phương Tây. D. Nhật Bản có quan hệ lâu đời với Việt Nam. Câu 6.Từ cuối thế kỉ XIX, Đức đã vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm A. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. B. làm bá chủ thế giới và đứng đầu châu Âu. C. bành trướng thế lực ở châu Phi. D. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ thế giới. Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa D. chính nghĩa về các nước thuộc địa. Câu 8. Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là A. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ. B. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha. C. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha. D. giành độc lập cho Mĩ Latinh. II.Tự luận(6 điểm) Câu 1(3 điểm) Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công? Câu 2(3 điểm) Sự đoàn kết chiến đấu giữa nd VN và nd CPC được biểu hiện như thế nào trong các cuộc khởi nghĩan của a-cha Xoa và Pu-côm-bô. Em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại ngày nay.
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 11 A I.Trắc nghiệm khách qua(5 điểm) Câu 1.Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga? A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại. B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập. C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng. D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Câu 2. Vì sao từ tháng 2 đến tháng 10, đảng Bôn sê vich lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa bình? A. Thỏa hiệp với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. B. Tranh thủ thời gian để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động. C. Xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng Bôn sê vich. D. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Câu 3. Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào “Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm ngàn năm man rợ/Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/ ”? A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai. B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Cách mạng tháng Tám thành công. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công Câu 4. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười? A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động. D. Cách mạng do Đảng Bôn sê vich và Lê nin lãnh đạo. Câu 5. Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản? A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền. Câu 6. Cách mạng tháng Mươi Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế. B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản. C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ. D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới? A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định. B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế. Câu 8. Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939? A. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh. B. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản. C. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu. D. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới. Câu 9. So với các nước châu Âu khác, nền kinh tế Đức trong những năm 1933 – 1939 có đặc điểm gì nổi bật? A. Kinh tế chậm phát triển, tỉ lệ lạm phát cao. B. Kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt là công nghiệp. C. Kinh tế chậm phục hồi, đặc biệt là công nghiệp. D. Kinh tế phục hồi nhưng vẫn thua xa Anh và Pháp. Câu 10. Vì sao Mĩ thực hiện chính sách láng giềng thân thiện? A. Khôi phục mối quan hệ với các nước Mĩ la-tinh. B. Viện trợ nhân đạo đối với các nước Mĩ la-tinh. C. Can thiệp vũ trang đối với các nước Mĩ la-tinh. D. Ràng buộc Mĩ la-tinh vào Mĩ. II. Tự luận(5 điểm) Câu 1: Hãy cho biết những đặc điểm và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Vì sao trong bối cảnh lịch sử đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân của tư sản, còn Đức, Italia, NB lại đi đến thiết lập chế độ độc tài phát xít. Câu 2: Vì sao nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 11 A I.Trắc nghiệm khách qua(5 điểm) Câu 1. Cách mạng tháng Hai bùng nổ không phải là do? A. Sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị của nước Nga. B. Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Mâu thuẫn xã hội ở nước Nga ngày càng gay gắt. D. Giai cấp tư sản Nga có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào ? A. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất. B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế. C. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. D. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 3. Chính sách kinh tế mới ở liên xô ra đời khi A. nước nga xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. B. nước nga xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất. C. nước nga bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. D. nước nga xô viết bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị. Câu 4. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất A. Tạm thời và mong manh. B. Lâu dài và bền vững. C. Chỉ thời gian ngắn D. Mãi mãi. Câu 5. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới? A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước. B. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan. C. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung. D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia. Câu 6. Nước Mĩ đón nhận những “cơ hội vàng” từ A. Nền kinh tế phát triển thịnh đạt. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Khi tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên. D. Khi đảng Cộng hòa lên cầm quyền. Câu 7. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, thái độ của nước Mĩ như thế nào? A. Kiến quyết đứng lên chống phát xít. B. Khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động. C. Cùng với phát xít gây ra chiến tranh thế giới hai. D. Đứng về phe đồng minh chống phát xít. Câu 8. Đạo luật nào sau đây không nằm trong “chính sách mới” của Ru-dơ-ven? A. Đạo luật phục hưng công nghiệp. B. Đạo luật ngân hàng. C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật an sinh, xã hội. Câu 9. Đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Nhật? A. Diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược, kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỷ XX. B. Diễn ra trong một thời gian rất ngắn. C. Diễn ra thông qua các nhóm, tổ chức phát xít giành thắng lợi trong tuyển cử Quốc hội. D. Diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến nước Nhật? A.Các tổ chức độc quyền không còn ảnh hưởng lớn,chi phối nền kinh tế chính trị nước Nhật như trước nũa. B. Quá trình tập trung sản xuất ở Nhật được đẩy mạnh thêm. C. Kinh tế nhanh chóng suy sụp, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. D. Các tập đoàn tư bản được tăng cường thêm quyền lực. II. Tự luận(5 điểm) Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ và Đức trong những năm 1933-1939 có những điểm gì nổi bật? Những chính sách đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới? Câu 2: Vai trò của Lênin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga(1917)
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 10 A I.Trắc nghiệm khách qua(5 điểm) Câu 1. Điểm khác của vương triều Môgôn so với vương triều Hồi giáo Đêli là gì? A. Là vương triều ngoại tộc B. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa” C. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ D. Là vương triều theo Hồi giáo Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á? A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc Câu 3. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á chính là A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực Câu 4. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì? A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa Câu 5. Ý không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại là A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự Câu 6. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đi A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Lãnh địa D. Thương nghiệp Câu 7. Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến A. Trong các xưởng thủ công hình thành bộ phận chuyên lo bán hàng B. Hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm C. Tình trạng hàng hóa ế thừa không có người mua D. Hình thành các chợ để buôn bán hàng hóa Câu 8. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa B. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc Câu 9. Loại hình nào không phải là thành thị ở Tây Âu thời trung đại? A. Thành thị do thợ thủ công và thương nhân lập nên B. Thành thị do lãnh chúa lập ra C. Thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại D. Thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp Câu 10. Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập. B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa II. Tự luận(5 điểm) Câu1(3 điểm) Lập bảng so sánh quá trình hình thành, phát triển, suy vong của chế độ phong kiến châu Âu và chế độ phong kiến châu Á. Câu 2(2 điểm) Từ sự phân tích điều kiện tự nhiên, thấy được những tác động của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị Đông Nam Á. Trên cơ sở đó , rút ra những cơ sở, điều kiện phát triển đất nước hiện nay của các nước Đông Nam Á.
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 10 A I.Trắc nghiệm khách qua(5 điểm) Câu 1. Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì? A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ Câu 2. Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ? A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ Câu 3. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là A. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm C. Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển Câu 4. Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp B. Hình thành tương đối sớm C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống Câu 5. Thế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á bị xáo trộn bởi A. Sự thành lập một loạt vương quốc mới trên cơ sở sáp nhập của các quốc gia cổ B. Làn sóng xâm lăng của quân Mông – Nguyên C. Làn sóng di cư của một bộ phận người Thái từ phương Bắc xuống D. ảnh hưởng của các thương nhân và văn hóa Hồi giáo từ Ấn Độ Câu 6. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là A. Mâu thuẫn trong hoành tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát Câu 8. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào? A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực Câu 9. Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ D. Đều được coi như những công cụ biết nói C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở Câu 10. Quyền “miễn trừ”mà nhà vua trao cho lãnh chúa là A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa II. Tự luận(5 điểm) . Câu 1(3 điểm) Lập bảng so sánh chế độ pk châu Âu và chế độ pk châu Á với các nội dung sau:
- Nội dungsosánh Chế độ phong kiến Phương Đông Chế độ phong kiến Tây Âu Thời gian hình thành Thời kì phát triển Thời kì khủng hoảng Cơ sở kinh tế . Lực lượng sản xuất chính Giai cấp cơ bản Giai cấp thống trị Thể chế chính trị Quá trình xác lập quyền lực của vua Câu 2(2 điểm). Nhận xét về đời sống của người nông nô trong lãnh địa. So sánh với đời sống của người nô lệ ở phương Tây mà em đã học. Giải thích.
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 101A I.Trắc nghiệm khách quan(5 điểm) Câu 1. Phong trào Ngũ tứ được coi là A. Cách mạng dân chủ tư sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. Cách mạng vô sản. D. Cách mạng giải phóng dân tộc Câu 2. Phong trào Ngũ tứ đã giương cao khẩu hiệu: A. “Trung Quốc bất khả xâm phạm” B. “ Đã đảo đế quốc xâm lược”. C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”. D. “Trung Quốc tự do”. Câu 3. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì? A. Tạo điều kiện cho cho chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Trung Quốc. B. Cạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc. C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triên mạnh mẽ ở Trung Quốc. D. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Câu 4. Lực lượng nào đã đóng vai trò nổi bật trong việc phát động các phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lớp dân nghèo thành thị. C. Giai cấp công nhân. D. Tầng lớp tri thức học sinh, sinh viên, viên chức. Câu 5. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) là gì? A. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. B. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. C. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. D. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh. C. Chỉ có xu hướng vô sản. B. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. D. Chỉ có xu hướng cải cách. Câu 7. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là A. xu hướng tư sản. B. xu hướng bạo động. C. xu hướng cải cách. D. xu hướng vô sản. Câu 8. Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là A. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. B. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. C. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội. D. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Câu 9. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì? A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo. B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính tri quan trọng. C. Hình thành cao trào cách mạng. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng. Câu 10. Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Còn tự phát, phân tán, chưa có một tổ chức, lãnh đạo chưa đủ khả năng. B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia. C. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 11 A I.Trắc nghiệm khách quan(5 điểm) Câu 1. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. C. Tư sản dân tộc và nông dân. D. Tất cả các tầng lớp nhân dân. Câu 2. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở Trung Quốc? A. Đế quốc và tư sản mại bản. B. Đế quốc và phong kiến. C. Đế quốc và bọn phản cách mạng. D. Tư sản và phong kiến. Câu 3. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc diễn ra nhằm mục đích gì? A. Chống lại sự bành trướng Trung Quốc của Nhật Bản. B. Ngăn chặn âm mưu nhòm ngó xâm lược của thực dân Anh. C. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. D. Kêu gọi học sinh, sinh viên chống lại đế quốc, phong kiến. Câu 4. Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là A. đòi quyền lãnh đạo cách mạng. D. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. B. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc. C. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình. Câu 5. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vô sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến A. Hình thành cao trào cách mạng. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin truyền bá sâu rộng. C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành. D. Đảng Cộng sản thành lập ở các nước Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp? A. Đông Nam Á. B. Việt Nam C. Ba nước Đông Dương. D. Châu Mĩ la tinh. Câu 7. Sự phân hóa xã hội của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị tác động bởi yếu tố nào? A. Sự thống trị của các nước đế quốc. B . Cuộc khai thác của các nước đế quốc. C. Sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. D. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 8. Điểm mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất là A. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương. B. thành lập được các tổ chức chính đảng tư sản có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng. C. lôi kéo được giai cấp công nhân trong nước đi theo làm cách mạng. D. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị. Câu 9. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế. B. đòi thi hành những cải cách dân chủ. C. đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh. D. đấu tranh đòi quyền kinh doanh và được tham gia trong một số cơ quan nhà nước. Câu 10. Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của các nước trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản. C. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung. D. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Sở GD ĐT Thanh Hóa Đề kiểm tra 1 tiết – Môn Lịch sử Trường THPT Lê Lợi Họ và tên Lớp 11 A Câu 10. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là A. sống trong các thị tộc bộ lạc B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai Câu 11. Công cụ của cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn có nét đặc trưng là A. công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng B. công cụ bằng đá được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi C. công cụ bằng đá được ghè đẽo nhiều hơn, lưỡi đã được mài cho sắc D. đa số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ