Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 132

doc 3 trang thungat 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_12_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 132

  1. UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRUNG TÂM GDNN - GDTX MÔN LICH SU 12 BÌNH XUYÊN Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Thí sinh không sử dụng tài liệu Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Lớp 12A Câu 1: Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là A. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở miền Nam. B. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. C. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. D. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Câu 2: Điểm giống nhau cơ bản giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Chiến tranh Cục bộ” là A. đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. B. đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu. C. đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. D. đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. Câu 3: Điểm giống nhau giữa trận Điện Biên Phủ 1954 và trận “Điện Biên Phủ trên không” là A. thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên mặt trận quân sự. B. thắng lợi diễn ra tại Điện Biên Phủ. C. thắng lợi mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống xâm lược. D. thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên bàn đàm phán. Câu 4: Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là A. xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước. B. củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. C. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Câu 5: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1- 1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ. C. ta không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa. D. miền Nam đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh. Câu 6: Trận Vạn Tường thể hiện khả năng như thế nào của ta? A. Không thể đánh thắng Mĩ về quân sự. B. Chiến thắng quân Mĩ về quân sự trong Chiến tranh Cục bộ. C. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị. D. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao. Câu 7: Ý nghĩa lịch sử của trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì? A. Đánh bại Mĩ về quân sự. B. Được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam. C. Buộc Mĩ chuyển sang chiến lược khác. D. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. Câu 8: Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh Cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu? A. Vạn Tường. B. Núi Thành. C. Chu Lai. D. Ba Gia. Câu 9: Chiến lược quân sự của “Chiến tranh Cục bộ” là A. “tìm diệt”. B. “tìm diệt” và “bình định”. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. C. “bình định”. D. “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”. Câu 10: Cùng với thực hiện “Chiến tranh Cục bộ”, Mĩ A. mở rộng chiến tranh sang Lào. B. mở rộng chiến tranh sang Cam pu chia. C. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. cả Đông Dương. Câu 11: Nhân dân miền Nam tiến hành phong trào “Đồng khởi” chống lại chính quyền Mĩ – Diệm là vì A. nhân dân miền Nam đã có đường lối cách mạng đúng đắn. B. chính quyền Mĩ – Diệm không chịu thi hành hiệp định Giơnevơ. C. lực lượng cách mạng miền Nam đã trưởng thành. D. chính quyền Mĩ – Diệm đàn áp đẫm máu nhân dân miền Nam. Câu 12: Ưu thế về quân sự trong chiến tranh Cục bộ của Mĩ là. A. quân số đông vũ khí hiện đại. B. nhiều xe tăng. C. thực hiện nhiều chiến thuật mới. D. nhiều máy bay. Câu 13: Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh Đơn phương”. B. Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh Cục bộ”. C. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt”. D. Sau phong trào Đồng khởi. Câu 14: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1968, chứng tỏ điểu gì? A. Quân viễn chinh Mĩ đả mất khá năng chiến đấu. B. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiên tranh Cục bộ” của Mĩ. C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ. D. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng. Câu 15: Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. “Đồng khởi”. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 16: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam giai đoạn 1965 – 1968 được coi là “Ấp Bắc” đối với Mĩ? A. Chiến thắng Bình Giã B. Chiến thắng mùa khô (1965- 1968) C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Núi Thành. Câu 17: Phong trào “Đồng khởi” mạng lại kết quả là A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. B. nông thôn miền Nam được giải phóng. C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn. D. lực lượng vũ trang hình thành và phát triển. Câu 18: Lực lượng tiến hành chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” là A. Quân đội Sài Gòn, quân Mĩ. B. Quân Mĩ. C. Quân đội Mĩ và quân Đồng minh. D. Quân Mĩ, quân Đồng minh, quân đội Sài Gòn. Câu 19: Vì sao, ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất? A. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến còn phổ biến. B. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. C. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. D. Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương kháng chiến lớn. Câu 20: Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mĩ? A. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. B. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. C. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão. D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 21: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là A. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh. B. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Câu 22: Vì sao nói, Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo? A. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. Đảng đã tiến hành đồng thời cả 2 nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam. D. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước. Câu 23: Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược Chiến tranh Đặc biệt ở miền Nam là A. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam. B. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt Chủ nghĩa xã hội miền Bắc. D. dùng người Việt đánh người Việt. Câu 24: Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh Đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Vạn Tường. C. Chiến thắng Ba Gia. D. Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 25: Chiến tranh Cục bộ là loại hình chiến tranh nào? A. Ngoại giao. B. Thực dân kiểu cũ. C. Chính trị. D. Thực dân kiểu mới. Câu 26: Mục đích của Mĩ trong cuộc hành quân vào Vạn Tường? A. Thí điểm chiến lược quân sự “tìm diệt” B. Phô trương thanh thế. C. Bình định Vạn Tường. D. Tiêu diệt một đơn vị chủ lực Quân giải phóng. Câu 27: Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” ở miền Nam là A. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ. B. quân Mĩ và quân đồng minh. C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ. D. quân đội Sài Gòn. Câu 28: Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh có gì mới so với các loại hình chiến tranh trước đó? A. Gắn Việt Nam hóa chiến tranh với “Đông Dương hóa” chiến tranh. B. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu. D. Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho quân Sài Gòn. Câu 29: Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là A. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ. B. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH. C. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam. D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Câu 30: Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 -1966) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. B. Bình định C. Đánh bại chủ lực quân giải phóng. D. Kết thúc chiến tranh. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132