Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Bài số 1 (Có ma trận và đáp án)

docx 16 trang thungat 23070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Bài số 1 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_10_bai_so_1_co_ma_tran_v.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 10 - Bài số 1 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 – NGỮ VĂN 10 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao - Chỉ ra và nêu - Hiểu hoạt Lí giải quan điểm của ý nghĩa của động xuyên suốt tác giả được thể hiện những kỉ niệm được miêu tả trong đoạn trích. được tái hiện trong đoạn trích. trong đoạn Đọc – hiểu trích. - Chỉ ra màu sắc Nam Bộ có trong ngôn ngữ của đoạn trích. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 4,0 2,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 20% 40% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn. Cha tôi tháo cái khung tre chắn dưới sàn ghe, bầy vịt lúc nhúc chen ra, cuống quýt, nháo nhào quẫy ngụp xuống mặt nước váng phèn. Một lớp phèn mới, vàng sẫm quánh lại trên bộ lông của những con vịt đói, nhớp nháp bám trên vai Điền khi nó trầm mình bơi đi cặm cọc, giăng lưới rào bầy vịt lại. Tôi bưng cái cà ràng lên bờ, nhóm củi.[ ] Cánh đồng không có tên. Nhưng với tôi và Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỷ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng. Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên Và mai này khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chắc chúng tôi sẽ xốn xang. (Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận) Câu 1: Trong đoạn trích có rất nhiều hình ảnh tái hiện những kỉ niệm. Hãy chỉ ra ý nghĩa của những kỉ niệm đó.(2 điểm) Câu 2: Chỉ ra màu sắc Nam Bộ có trong ngôn ngữ của đoạn trích trên.(2 điểm) Câu 3: Hãy chỉ ra hoạt động xuyên suốt được miêu tả trong đoạn trích. (2 điểm) Câu 4: Theo tác giả, những điều đơn giản nhất cũng trở thành những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm đó trong đoạn trích hay không ? Viết 5-7 dòng để trả lời. (4 điểm) V. Hướng dẫn chấm Câu 1. (2 điểm) Những kỉ niệm được nhắc đến trong đoạn trích là kỉ niệm hai chị em trồng cây ,việc Điền bị rắn cắn, việc nhân vật “tôi” có kỳ kinh nguyệt đầu tiên Mỗi kỉ niệm gắn liền với một nơi cụ thể trên cánh đồng đó, khiến nhân vật trữ tình luôn nhớ đến mảnh đất quê hương này. Câu 2: (2 điểm) Màu sắc Nam Bộ được thể hiện từ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Về nội dung: Đoạn trích là lời tâm sự chân thành, tha thiết của một cô gái về mảnh đất nơi cô và gia đình cô sinh sống, nó ghi lại dấu ấn những kỉ niệm của tác giả. Những cảnh vật của Nam Bộ như con kênh, cái ghe, cái cà ràng, 1
  2. Về hình thức: Đoạn trích sử đụng nhiều từ ngữ của Nam Bộ như con kinh, cha tôi. Học sinh cần chỉ ra đầy đủ những ý cơ bản như trên thì mới cho điểm tối đa. Ngoài ra có thể đưa ra những kiến giải riêng của mình, giáo viên vẫn cho điểm khuyến khích nếu kiến giải đó chính xác, hợp lí. Câu 3: (2 điểm) Trong đoạn trích, hoạt động được miêu tả xuyên suốt là những công việc đồng áng quen thuộc, những hoạt động này thể hiện tính chân thật, chất phác của con người Nam Bộ. Câu 4: (4 điểm) Học sinh trình bày theo những cảm nhận riêng của mình, về cơ bản cần đảm bảo một số ý sau: Trong đoạn trích có nhắc đến những kỉ niệm, mỗi kỉ niệm lại gắn bó với con người bằng dấu ấn in lên một không gian quê hương quen thuộc nào đó. Đó là chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên Và mai này khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chắc chúng tôi sẽ xốn xang. Đối với nhân vật trữ tình, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỷ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng, tất cả đều có ý nghĩa, đều trở thành điều mà tác giả in sâu trong lòng. 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 – NGỮ VĂN 10 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao - Chỉ ra các đại Viết đoạn văn thể hiện từ nhân xưng cảm nhận về vẻ đẹp trong đoạn của hai cây phong. trích. - Chỉ ra những từ ngữ miêu tả âm thanh được Đọc – hiểu tạo ra từ những cây phong . - Chỉ ra những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối có trong đoạn trích. Số câu 3 1 4 Số điểm 6,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 60% 40% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có 1 tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm 1 dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyên qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiêng gầm bất khuất của chúng ngõ chừng như nghe thấy một lời thách thức ngỗ ngược: “Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta”. Bao nhiêu năm qua. Sau này, tôi đã hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua. (Tchinguiz Aimatov, Người thầy đầu tiên) Câu 1: Chỉ ra các đại từ nhân xưng trong đoạn trích. (2 điểm) Câu 2: Những từ ngữ miêu tả âm thanh được tạo ra từ những cây phong được xuất hiện nhiều lần trong đoạn trích. Chỉ ra những lần âm thanh đó xuất hiện. (2 điểm) Câu 3: Chỉ ra những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối có trong đoạn trích trên. (2 điểm) Câu 4: Vẻ đẹp của hai cây phong được thể hiện như thế nào? Viết đoạn văn 5-7 dòng để trả lời. (4 điểm) V. Hướng dẫn chấm Câu 1: (2 điểm) Các đại từ nhân xưng có trong đoạn trích trên là: tôi, chúng tôi, chúng, ta. 3
  4. Học sinh cần chỉ ra đầy đủ các đại từ nhân xưng kể trên. Câu 2: (2 điểm) Hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả bằng những âm thanh mà chúng tạo nên: không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm, bỗng im bặt một thoáng, cất tiếng thở dài, reo vù vù. Đề bài chi yêu cầu học sinh liệt kê các chi tiết miêu tả âm thanh, học sinh không phân tích ý nghĩa của chúng, tránh mất thời gian làm bài. Câu 3: (2 điểm) Học sinh liệt kê những danh từ thuộc trường từ vựng cây cối, lưu ý về từ loại của từ để tránh bị nhầm lẫn. Cụ thể là các từ sau: thân cây, lá cành, cây, cây phong, thân, cành. Câu 4: (4 điểm) Dưới đây là một gợi ý: Hai cây phong được miêu tả không chỉ bằng ngòi bút tinh tế mà còn bằng một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đòi sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người. 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3 – NGỮ VĂN 10 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao - Chỉ ra các Trình bày cảm Viết đoạn văn với chủ vấn đề chính nhận của bản đề : Mùa thu trong tôi. được đề cập thân về mùa thu trong đoạn trong đoạn trích. Đọc – hiểu trích. - Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 4,0 2,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 20% 40% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bốn mùa trong năm thì mùa thu êm ái, nhẹ nhàng nhất. Thời tiết thật khoan khoái dễ chịu. Nắng, gió, mưa, sương đều khác ba mùa kia. Bắt đầu là nắng. Không chói chang gay gắt như mùa hè, không yếu ớt le lói như mùa đông, không ẩm ướt run rẩy như mùa xuân, nắng thu vàng rực rỡ. Nắng nhuộm vàng cả cây cối để lá vàng xao xác gió bay bay. Đi trong rừng thu, đi dưới tán cây mùa thu mà ngắm những sợi nắng vàng tơ xuyên qua kẽ lá, nghe từng tiếng lá vàng rơi, thoang thoảng tiếng chim gù xen nữa thì dẫu có sôi nổi yêu đời đến mấy cũng sẽ thấy lòng mình tự nhiên chùng xuống mà ngẫm nghĩ, mà chiêm nghiệm về cõi nhân sinh hữu hạn đời người. Đã qua rồi cái thời nông nổi vô tư. Đã để lại đằng sau những mùa hè sôi động của thời trai trẻ. Dịu dàng thế nắng thu. Và cũng mơ màng thế nắng thu. Từ lúc bình minh cho tới khi hoàng hôn buông xuống, cả ngày chỉ có nắng vàng. Bầu trời thu xanh thắm. Mây trắng nhởn nhơ bay. Tôi rất thích câu thơ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Chiếc khăn trời này có nắng vàng nhuộm óng mà soi bóng xuống dòng sông xanh đang “dềnh dàng chở nước về xuôi” thì thật là tuyệt. Gió mùa thu cũng khác. Se se lạnh. Man mác buồn. Không vồ vập hồ hởi như gió hạ; không tái tê, buốt giá như gió đông; cũng không nồng nàn phồn thực như gió xuân. Gió thu nhè nhẹ, thoang thoảng, như có, như không. “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ”. Câu hát ấy, lời ru ấy thật hợp cảnh hợp tình. Còn gì đẹp hơn, thanh bình và đáng yêu hơn khi bé nằm đu đưa trong nôi, có làn gió thu mơn man bé hé môi cười, có lời ru à ơi của bà của mẹ. Chỉ nhìn cảnh đó thôi thì bao nhiêu toan tính, bon chen thường nhật, bao nhiêu tất bật cho cuộc sống mưu sinh cũng đều tan biến hết. (Trang Văn nghệ chủ nhật – VOV2 – Đài TNVN) Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên. (2 điểm) Câu 2: Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ – Vị) trong câu văn sau: Bốn mùa trong năm thì mùa thu êm ái, nhẹ nhàng nhất. (2 điểm) Câu 3: Đoạn trích trên đem lại cho anh (chị) ấn tượng gì về mùa thu? (2 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn (5-7 dòng) với chủ đề: Mùa thu trong tôi. (4 điểm) V. Hướng dẫn chấm Câu 1: (2 điểm) Đoạn trích được triển khai thành hai đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý cụ thể về nét đẹp của mùa thu so với những mùa khác trong năm. Đoạn 1 miêu tả vẻ đẹp của nắng, đoạn 2 miêu tả gió mùa thu cũng là điều đặc biệt so với các mùa khác. 5
  6. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo được hai ý trong hai đoạn văn kể trên. Câu 2: (2 điểm) Học sinh chỉ ra các thành phần chính của câu bằng cách liệt kê như sau (có thể triển khai dưới dạng sơ đồ – gạch chân ở từ và chú thích ở dựới): Bốn mùa trong năm thì mùa thu: chủ ngữ (trong đó bộ phận Bốn mùa trong năm thì là khởi ngữ của câu) êm ái, nhẹ nhàng nhất: vị ngữ Câu 3: (2 điểm) Học sinh có thể trình bày theo những cảm nhận của riêng mình, dưới đây là một gợi ý: Mùa thu trong đoạn trích được tái hiện dưới một góc nhìn tinh tế, sâu sắc về nắng và gió mùa thu. Khác với những mùa khác trong năm, nắng và gió mùa thu mang những vẻ đẹp riêng, để lại cho mỗi người những cảm nhận riêng, vẻ đẹp của nắng được tái hiện là Không chói chang gay gắt như mùa hè, không yếu ớt le lói như mùa đông, không ấm ướt run rẩy như mùa xuân, nắng thu vàng rực rỡ. Nắng nhuộm vàng cả cây cối để lá vàng xao xác gió bay bay. Đó là vẻ đẹp dịu nhẹ của nắng thu: Dịu dàng thế nắng thu. Và cũng mơ màng thế nắng thu. Từ lúc bình minh cho tới khi hoàng hôn buông xuống, cả ngày chỉ có nắng vàng. Còn gió mùa thu cũng nhẹ nhàng, hoang hoải, khiến con người không khỏi trùng lòng xuống mà cảm nhận. Đó là vẻ đẹp Không vồ vập hồ hởi như gió hạ; không tái tê, buốt giá như gió đông; cũng không nồng nàn phồn thực như gió xuân. Gió thu nhè nhẹ, thoang thoảng, như có, như không. Những vẻ đẹp ấy làm lòng người trở nên xao xuyến. Câu 4: (4 điểm) Với chủ đề đã cho, học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu với một phương thức xây dựng đoạn văn nhất định, đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức viết đoạn. Đoạn văn cần đảm bảo nội dung trong sáng, thể hiện cái nhìn tự nhiên, tránh sáo rỗng, giáo điều. 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 4 – NGỮ VĂN 10 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề - Xác định thể - Tìm và phân tích thơ. được hiệu quả nghệ - Xác định thuật của biện pháp phong cách tu từ trong hai câu Đọc – hiểu ngôn ngữ của thơ. văn bản. - Tìm một số bài ca dao, bài thơ có hình ảnh con cò. Số câu 2 2 4 Số điểm 4,0 6,0 10,0 Tỉ lệ % 40% 60% 100% IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! Cò bay bằng cánh trắng tinh Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi Mây trôi bằng gió của trời Là ta, ta hát những lời của ta! (Khúc dân ca - Nguyễn Duy) Câu 1: Xác định thể thơ. (2 điểm) Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (2 điểm) Càu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật qua hai câu thơ sau và phân tích hiệu quả nghệ thuật: (3 điểm) Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Câu 4: Hình ảnh con cò bay lả bay la gợi cho anh/chị nghĩ đến những câu ca dao, những câu thơ nào? (3 điểm) V. Hướng dẫn chấm Câu 1: (2 điểm) Thể thơ lục bát. Câu 2: (2 điểm) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 3: (3 điểm) Nghệ thuật hoán dụ: Nghìn năm – Tác dụng: Nghìn năm là cách nói dùng một khoảng thời gian cụ thể để nói đến thời gian vĩnh hằng. Hình ảnh con cò, cánh cò muôn thuở là chất liệu có giá trị nghệ thuật, giàu chất tạo hình cho những làn điệu dân ca. Câu 4: (3 điểm) Một số bài ca dao,bài thơ có hình ảnh con cò: 7
  8. Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò, Không, không! Tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đứng ông coi Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia! ( Ca dao ) Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay ( Con cò, Chế Lan Viên) 8
  9. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 5 – NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. Bồi đắp tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sự đồng cảm, sẻ chia, tình thương giữa người với người. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: . Kiểm tra tự luận . Thời gian 15 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Tổng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số – Các biện pháp tu từ được sử dụng – Hiểu được tác – Nhận ra chủ thể dụng của các trữ tình của bài biện pháp nghệ Đọc- hiểu thơ thuật và ý nghĩa Văn bản – Tái hiện lại của các hình ảnh “Mẹ” (Trần những câu thơ, thơ – Cảm nhận Quốc Minh) câu ca dao khác được cái hay có cùng đề tài của câu thơ. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 4,0 3,0 3,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 30% 100 % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? (2 điểm) Câu 2: Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó? (3 điểm) Câu 3: Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh “Mẹ là ngọn gió” trong câu thơ cuối. (3 điểm) Câu 4: Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ. (2 điểm) 9
  10. V. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2 điểm): Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. Câu 2 (3 điểm): Nghệ thuật đảo ngữ (đưa tính từ lặng rồi lên đầu câu) nhằm nhấn mạnh cái khắc nghiệt của trưa hè, đến cả con ve cũng “lặng” tiếng rồi vì cái nóng quá oi ả. Câu 3 (3 điểm): Đây là câu hỏi kiểm tra năng lực cảm thụ của học sinh về tác phẩm. Có thể chấp nhận nhiều cách bày tỏ khác nhau nhưng phải làm nổi bật được đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. Câu 4 (2 điểm): – Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Ca dao) – Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (Ca dao) – Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước (Thư gửi mẹ – Êxênin) – Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy) 10
  11. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 6 – NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: . Kiểm tra tự luận . Thời gian 15 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Nhận diện phong cách ngôn ngữ và phương Hiểu về Phần kiến thức kĩ thức biểu một hình Hiểu vấn đề Viết đoạn năng đọc- hiểu đạt của ảnh trong qua một câu văn về thông văn bản văn bản. trong đoạn. điệp. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 2,0 2,0 3,0 3,0 10,0 Tỉ lệ % 20% 20% 30% 30% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(2 điểm) 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạt trong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(2 điểm) 11
  12. 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(3 điểm) 4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(3 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự. (1 điểm) PCNN: Nghệ thuật. (1 điểm) 2. Hình ảnh hạt giống cây mù tạt là hình ảnh ẩn dụ, có thể hiểu là hạt giống của hạnh phúc và niềm tin hi vọng. (2 điểm) 3. Cách hiểu: trong cuộc sống hạnh phúc- đau khổ; thành công- thất bại luôn cùng tồn tại. Không có gì là tuyệt đối trong cuộc sống này. (3 điểm) 4. Thông điệp: HS có thể tùy chọn theo cách cảm nhận của mình: sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống, cách quên đi đau khổ, khát vọng bất tử hóa, tình mẫu tử (3 điểm) 12
  13. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 7 – NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: . Kiểm tra tự luận . Thời gian 15 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng - Phương thức biểu đạt. - Hiểu được tâm -Trình bày được trạng của - Lí giải được thông điệp có ý cô bé. tâm trạng của nghĩa rút ra từ Đọc hiểu người cha. văn bản. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 4,0 3,0 3,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 30% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng. Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết. Cô bé đã viết: “Con yêu cha”. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (2,0 điểm) Câu 2. Câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé? (2,0 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao Người cha đau đớn trong lặng câm? (3,0 điểm) Câu 4. Câu văn khép lại câu chuyện mà cô bé đã viết: “Con yêu cha.” gửi gắm bức thông điệp gì? (3,0 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. (2,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính: tự sự 2. (2,0 điểm) Cô bé có tâm trạng qua câu nói: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”: – Cô bé khao khát có những ngón tay lành lặn như trước đây để được sống trong sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thần tiên; – Cô bé đau đớn khi những ngón tay không còn nữa 3. (3,0 điểm) Người cha đau đớn trong lặng câm, bởi vì: – Ông không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng 13
  14. – Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn. 4. (3,0 điểm) Cô bé đã viết: “Con yêu cha” gửi gắm bức thông điệp: – Đây là câu kết truyện đầy bất ngờ và để lại xúc động trong lòng người đọc vì tình thương cha của cô bé; – Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận. 14
  15. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 8 – NGỮ VĂN 10 I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá năng lực, mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh khi làm đề đọc hiểu ngoài chương trình SGK. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: . Kiểm tra tự luận . Thời gian 15 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng - Phương thức biểu đạt. - Chỉ ra câu đặc -Trình bày được biệt và tác - Lí giải được thông điệp có ý dụng. một hành động nghĩa rút ra từ Đọc hiểu trong văn bản. văn bản. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 4,0 3,0 3,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 30% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi : Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: – Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. (Nguồn: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (2,0 điểm) Câu 2: Tại sao tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? (3,0 điểm) Câu 3: Chỉ ra câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng? (2,0 điểm) Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất được gợi ra từ văn bản là gì ? (3,0 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự. (2,0 điểm) Câu 2: Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì cách hành xử cao đẹp, sự đồng cảm, lòng vị tha , tinh thần thi đấu cao đẹp của các vận động viên khuyết tật. (3,0 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) * Câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản : + Trừ một cậu bé. + Tất cả, không trừ một ai ! *Tác dụng : -Trừ một câu bé: tạo sự chú ý về sự khác biệt của một vận động viên trên đường đua 15
  16. -Tất cả, không trừ một ai: nhấn mạnh gây sự chú ý về sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả. Câu 4: (3,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất được gợi ra từ văn bản : – Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc – Sự đồng cảm và sẻ chia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống. Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác. Đồng cảm và chia sẻ là một nếp sống tốt đẹp trong xã hội. – Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thân nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn 16