Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 145 - Trường THPT Vĩnh Xuân

docx 6 trang thungat 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 145 - Trường THPT Vĩnh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_de_145_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 145 - Trường THPT Vĩnh Xuân

  1. TRƯỜNG THPT VĨNH XUÂNĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TỔ VĂN – GDCD MÔN GDCD 12 Đề: 145 Họ và tên: Điểm Lời phê của giáo viên Lớp: Phần I: Trắc nghiệm (8điểm) Câu 1. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do ai ban hành ? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Nhà nước. D. Đảng cầm quyền. Câu 2. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, đối với mọi người là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính quyền lực bắt buộc chung C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nhân văn cao cả. Câu 3. Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất là A. Bộ Luật Hình sự. B. Hiến pháp. C. Luật Dân sự. D. Điều lệ Đảng. Câu 4. Nội dung văn bản cấp dưới ban hành không được trái với nội dung do văn bản cấp trên ban hành là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính quyền lực bắt buộc chung C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nhân văn cao cả. Câu 5. Pháp luật mang bản chất gì? A. Xã hội. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp và xã hội. D. Giai cấp cầm quyền. Câu 6. Pháp luật được ban hành phù hợp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp nào trong xã hội? A. Mọi giai cấp, tầng lớp. B. Giai cấp tiến bộ. C. Giai cấp cầm quyền. D. Dân tộc. Câu 7. Pháp luật là phương tiện quản lí A. dân chủ nhất. B. hợp lí nhất. C. dân chủ, hiệu quả nhất. D. công bằng nhất. Câu 8. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là quá trình A. thi hành pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. triển khai pháp luật. C. sử dụng pháp luật. Câu 9. Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 10. Chị M viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống cháy nổ cho người dân. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 11. “Không chặt phá rừng bừa bãi, không mua bán các chất gây nghiện ” là hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 12. Vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hại cho xã hội. B. nguy hiểm cho xã hội. C. rất nguy hiểm. D. cực kì nguy hiểm. Câu 13. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bí mật giải cứu con tin. B. Giúp đỡ nạn nhân vượt ngục. C. Đồng loạt khiếu nại tập thể. D. Truy tìm chứng cứ vụ án.
  2. Câu 14. Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hiến máu nhân đạo. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Bảo trợ người khuyết tật. D. Thay đổi quyền nhân thân. Câu 15. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đi bầu cử Quốc hội là hành vi A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 16. Cán bộ sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và hành chính. D. Hình sự và kỉ luật Câu 17. Sau khi phát hiện hành vi trốn thuế của công ty Z, cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt công ty Z về hành vi trốn thuế đồng thời buộc công ty phải nộp đầy đủ số tiền trốn thế vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này cơ quan thuế đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 18. Vi phạm pháp luật là hành vi trái với A. chuẩn mực đạo đức xã hội. B. quy định của xã hội. C. thuần phong mĩ tục. D. quy định của pháp luật. Câu 19. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là A. nghĩa vụ pháp lí. B. hình phạt C. trách nhiệm pháp lí D. sự trừng phạt. Câu 20. Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra? A. 14 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên. C. 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 21. Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới A. thân thể của công dân. B. quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. C. quy tắc quản lí nhà nước. D. quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 22. Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? A. Từ đủ 10 đến dưới 12 tuổi. B. Từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi. C. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Câu 23. Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật? A. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. B. Uống rượu trong giờ làm việc. C. Lái xe vào đường ngược chiều. D. Buôn bán ma túy. Câu 24. Hiến pháp của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước A. Nhà nước. B. xã hội. C. pháp luật. D. cộng đồng. Câu 25. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. về nhu cầu và lợi ích. C. trong thực hiện pháp luật. D. về quyền và trách nhiệm. Câu 26. Quyền của công dân không tách rời A. lợi ích của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. nhiệm vụ của công dân. Câu 27. Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải A. trả giá cho những việc đã làm. B. thực hiện nghĩa vụ pháp lí. C. chịu hình phạt tương ứng. D. chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 28. Tất cả công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, đủ tiêu chuẩn, đều được ra ứng cử đại biểu Quốc hội là thể hiện
  3. A. bình đẳng về lợi ích. B. bình đẳng về nghĩa vụ. C. bình đẳng về trách nhiệm. D. bình đẳng về quyền. Câu 29. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. B. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước. D. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của từng dân tộc. Câu 30. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí A. như nhau. B. bằng nhau. C. tùy theo địa vị xã hội. D. tùy theo giới tính. Câu 31. Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Bà S, chị T và bà N. B. Bà S, bà N và ông M. C. Bà S, ông M, chị T và bà N. D. Bà S, ông M và chị T Câu 32: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Anh H, bà S và ông K. B. Bà S và ông K. C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H và ông K. Phần II: Tự luận (2 điểm) Câu 1. Nêu các đặc trưng cơ bản của pháp luật? (1điểm) Câu 2. Trong các đặc trưng đã nêu, đặc trưng nào dùng để phân biệt pháp luật với đạo đức? Vì sao? (1điểm) Hết
  4. TRƯỜNG THPT VĨNH XUÂNĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TỔ VĂN – GDCD MÔN GDCD 12 Đề: 451 Họ và tên: Điểm Lời phê của giáo viên Lớp: Câu 1. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng A. sức mạnh của quyền lực Nhà nước. B. ý chí của Nhà nước. C. sức mạnh vũ lực của Nhà nước. D. quy định của Nhà nước. Câu 2. Pháp luật có tính A. ràng buộc phổ biến. B. quy định rộng rãi. C. quyền lực, bắt buộc chung. D. quy mô rộng khắp. Câu 3. Sức mạnh đặc trưng của pháp luật là A. tính thuyết phục. B. hình phạt. C. tính công bằng. D. quyền lực. Câu 4. Văn bản pháp luật phải diễn đạt một cách A. đơn giản. B. chính xác. C. dễ đọc. D. phổ biến. Câu 5. Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất A. dân tộc. B. thời đại. C. xã hội. D. nhân loại. Câu 6. Pháp luật mang bản chất giai cấp vì các quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của A. giai cấp công nhân. B. nhân dân lao động. C. tầng lớp trí thức. D. giai cấp cầm quyền. Câu 7. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ như thế nào ? A. Độc lập. B. Chặt chẽ. C. Nhân quả. D. Tuần hoàn. Câu 8. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là A. văn bản quy định pháp luật. B. văn bản quy phạm pháp luật. C. văn bản thực hiện pháp luật. D. văn bản áp dụng pháp luật. Câu 9. Phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lí xã hội là A. đạo đức. B. chính trị C. pháp luật. D. kinh tế. Câu 10. Một nhóm thanh niên vào quán uống bia, do có hơi men nên đã xảy ra xô xát đánh nhau gây náo loạn cả quán. Trong trường hợp này, việc xử phạt hành vi gây rối của nhóm thanh niên là thể hiện vai trò gì của pháp luật? A. Phương tiện quản lí xã hội. B. Phương tiện thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích. C. Phương thức thực hiện quyền của công dân. D. Phương pháp quản lí dân chủ, hiệu quả. Câu 11. Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 12. Anh A viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống đuối nước cho người dân. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 13. Tuân thủ pháp luật được thực hiện bởi
  5. A. mọi cá nhân, tổ chức. B. các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền. C. các cơ quan, công chức nhà nước. D. các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 14. Nam thanh niên từ đủ 17 tuổi trở lên phải đi đăng ký nghĩa vụ quân sự là A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 15. Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỷ luật và dân sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và kỷ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 16. Tòa án nhân dân Quận H tuyên phạt Nguyễn Văn M 10 năm tù giam về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này tòa án nhân dân Quận H đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 17. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi A. vi phạm kỷ luật B. vi phạm pháp luật C. phạm tội. D. phạm quy Câu 18. Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định A. nghĩa vụ pháp lí. B. trách nhiệm C. trách nhiệm pháp lí D. tội danh. Câu 19. Căn cứ vào đâu để phân chia các loại vi phạm pháp luật ? A. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. B. Đối tượng bị xâm hại, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. C. Đối tượng bị xâm hại, mức độ nguy hiểm của hành vi. D. Đối tượng bị xâm hại, tính chất của hành vi. Câu 20. Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quy tắc quản lí của nhà nước là A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu 21. Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên bị xử phạt hình sự về mọi vi phạm hình sự do mình gây ra? A. 14 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên. C. 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 22. Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm tới A. thân thể của công dân. B. quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. C. quy tắc quản lí nhà nước. D. quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 23. Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối nhận di sản thừa kế. B. Xác minh lí lịch cá nhân. C. Bắt người phạm tội quả tang. D. Công khai danh tính người tố cáo. Câu 24. Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm do cố ý A. Từ đủ 10 đến dưới 12 tuổi. B. Từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi. C. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Câu 25. Quyền của công dân không tách rời A. lợi ích của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. nhiệm vụ của công dân. Câu 26. Quyền và nghĩa vụ của công dân A. ít nhiều bị phân biệt bởi giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, . B. không bị phân biệt bởi giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, giới tính, C. bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập. D. phụ thuộc vào dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội Câu 27. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ là A. công dân nữ được miễn một số nghĩa vụ. B. mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ như nhau.
  6. C. công dân thuộc các vùng khó khăn không phải thực hiện nghĩa vụ. D. công dân thuộc dân tộc thiểu số được miễn một số nghĩa vụ. Câu 28. Mọi công dân đều phải nộp thuế cho nhà nước theo luật định là thể hiện A. bình đẳng về lợi ích. B. bình đẳng về nghĩa vụ. C. bình đẳng về trách nhiệm. D. bình đẳng về quyền. Câu 29. Ông A và bà B đều có thu nhập cao. Cả ông A và bà B đều đến cơ quan thuế để đóng thuế thu nhập cá nhân. Điều này thể hiện bình đẳng về A. quyền. B. nghĩa vụ. C. khả năng. D. kinh tế. Câu 30. Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải A. trả giá cho những việc đã làm. B. thực hiện nghĩa vụ pháp lí. C. chịu hình phạt tương ứng. D. chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 31. Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông A, anh M và chị N. B. Anh M và chị N. C. Ông A, anh M và anh Q. D. Ông A và anh M. Câu 32. Biết cán bộ chức năng là anh A nhận 100 triệu đồng tiền hối lộ của anh B, đối tượng chuyên khai thác gỗ lậu, ông Q đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng nhưng bị anh C vô tình để lộ thông tin khiến anh A biết ông Q là người tố cáo mình. Sau khi bị ông P, giám đốc cơ quan, kí quyết định buộc thôi việc, anh A rủ anh B đánh ông Q làm cho ông Q bị đa chấn thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự? A. Anh A và anh B. B. Anh A, anh B, anh C. C. Ông P, anh C và anh B. D. Anh B và anh C. Phần II: Tự luận (2 điểm) Câu 1. Nêu các đặc trưng cơ bản của pháp luật? (1điểm) Câu 2. Trong các đặc trưng đã nêu, đặc trưng nào dùng để phân biệt pháp luật với các quy phạm khác? Vì sao? (1điểm) Hết